Chuyên gia Nga nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Chuyên gia Ksenia Kuzmina, Giám đốc chương trình châu Á – Thái Bình Dương của Hội đồng các vấn đề đối ngoại của Nga (RIAC), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982).
Đồng thời, chuyên gia này cũng cho rằng cần phối hợp chặt chẽ, tăng cường đối thoại và hợp tác, trao đổi thông tin để xây dựng và củng cố lòng tin giữa các bên.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Moskva, chuyên gia Ksenia Kuzmina cho rằng việc thông qua bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý hoặc thỏa thuận về tránh va chạm trên biển với sự tham gia của nhiều bên là cần thiết, trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, các nước phải đối mặt với nhiều thách thức chung trong đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức trên biển…
Video đang HOT
Chuyên gia Ksenia cho rằng cần triển khai các cơ chế trao đổi thông tin đầy đủ và kịp thời, đồng thời cần xây dựng và củng cố lòng tin thông qua hoạt động trao đổi giữa giới quân sự, lực lượng bảo vệ bờ biển cũng như giới chuyên gia trong lĩnh vực ngư nghiệp để các lực lượng này ứng xử một cách có trách nhiệm. Ngoài ra, tất cả cácnước cần kiềm chế, tránh các hành động khiêu khích làm phức tạp thêm tình hình, có thể dẫn đến xung đột hoặc những hậu quả không thể kiểm soát được.
Nói về vai trò của Nga, chuyên gia Ksenia cho rằng Nga ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thông qua các công cụ chính trị, pháp lý, ngoại giao, trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế hiện có, trong đó có UNCLOS-1982. Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề tránh va chạm, bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học, góp phần vào việc duy trì hoà bình, ổn định và an ninh trong khu vực….
Giám đốc chương trình của RIAC đánh giá cao quy mô và ý nghĩa của Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 do các đồng nghiệp Việt Nam vừa tổ chức, cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp, hội thảo đã góp phần tạo ra nền tảng tích cực, hữu ích giúp thúc đẩy lòng tin giữa các nước trong khu vực. Chuyên gia khẳng định Hội thảo quốc tế về Biển Đông là một diễn đàn uy tín trên thế giới, một sự kiện quan trọng thu hút sự tham gia của không chỉ các đại diện đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN và châu Á, mà còn có giới chuyên gia, học giả, chính khách đến từ khắp các châu lục khác như châu Đại dương, châu Mỹ, châu Âu, trong đó có các đại diện của Liên bang Nga… Chương trình hội thảo mang tính tổng thể, đề cập không chỉ đến các vấn đề chiến lược hay các tranh chấp lãnh thổ cụ thể, mà còn thảo luận một loạt các chủ đề mang tính thực tiễn cao, trong đó có phiên “Xây dựng các quy tắc ứng xử để tránh va chạm tại Biển Đông” mà chuyên gia Ksenia Kuzmina đã tham gia.
Bang Brazil đồng ý sản xuất vaccine Covid-19 của Nga
Một viện công nghệ Brazil cho biết họ dự kiến sản xuất vaccine Covid-19 của Nga trước nửa cuối năm 2021, sau khi bang Parana ký bản ghi nhớ với Moskva.
Viện Công nghệ Paraná, thường gọi là Tecpar, ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF). RDIF ngày 12/8 ra tuyên bố từ Moskva rằng mục tiêu của họ là "tổ chức sản xuất vaccine Sputnik V và phân phối ở Brazil cùng các nước Mỹ Latinh khác".
Kỹ thuật viên cầm vaccine do Nga phát triển tại Viện Gamaleya ngày 6/8. Ảnh: AFP.
Giám đốc Tecpar Jorge Callado ngày 12/8 cho biết tại cuộc họp báo ở Brasilla rằng họ đang chờ Nga gửi kết quả thử nghiệm vaccine giai đoạn một và hai. Họ hiểu rằng Nga vẫn đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba (thử nghiệm với hàng nghìn người để đảm bảo hiệu quả và an toàn).
Đại sứ Nga Sergey Akopov, phát biểu từ Brasilia tại lễ ký bản ghi nhớ trực truyến ngày 12/8, cho biết mục đích của việc hợp tác với bang Paraná là "hỗ trợ nhau trong việc phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất vaccine". Đại sứ quán Nga cũng thảo luận với bang Bahia về một bản ghi nhớ tương tự.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ba. Vaccine được đặt tên là "Sputnik V", theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới "Sputnik 1" được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực từ chính quyền. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Nga bác bỏ nghi ngờ là "vô căn cứ".
Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 3,1 triệu ca nhiễm và hơn 104.000 người chết. Bà của đệ nhất phu nhân Brazil Michelle Bolsonaro đã tử vong vì virus. Trước đó, Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nhiễm nCoV nhưng đã bình phục. Brazil đang thử nghiệm một số loại vaccine tiềm năng.
Lo ngại Trump 'đua' vaccine với Putin Nhiều chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ lo ngại Trump có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine Covid-19 để bắt kịp thành công của Putin. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 tuyên bố đã phát triển thành công vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ lo ngại Tổng thống...