Chuyên gia Nga nhận định về kế hoạch của Mỹ nhằm vào khoáng sản Ukraine
Trong khi Mỹ đang tìm cách thiết lập ảnh hưởng thông qua các đề xuất trao đổi viện trợ quân sự lấy đất hiếm, Nga vẫn duy trì quyền kiểm soát thực tế đối với phần lớn các mỏ khoáng sản quan trọng tại Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, D.C., ngày 30/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ kế hoạch đề xuất trao đổi viện trợ quân sự lấy quyền tiếp cận các nguồn khoáng sản đất hiếm của Ukraine, các phân tích và đán.h giá từ phía chuyên gia Nga đã được đưa ra, cho thấy tính phức tạp của vấn đề này trong bối cảnh địa chính trị hiện tại.
Theo các số liệu phân tích được công bố, tổng giá trị khoáng sản của Ukraine được ước tính lên đến 15 nghìn tỷ USD tính đến năm 2023. Đáng chú ý, hơn 70% các mỏ khoáng sản này tập trung tại ba vùng chính: Donetsk, Dnepropetrovsk và Lugansk. Trong đó, Nga đã tuyên bố vùng Donetsk và Lugansk từ mùa thu năm 2022, trong khi gần đây, các lực lượng Nga đang tiến dần về phía biên giới vùng Dnepropetrovsk.
Văn phòng Tổng thống Ukraine đã nhanh chóng phản hồi về đề xuất của Tổng thống Trump, khẳng định rằng “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Volodymyr Zelensky đã bao gồm sáng kiến này. Tuy nhiên, truyền thông Ukraine cũng lưu ý rằng nhiều mỏ khoáng sản quan trọng, đặc biệt là các mỏ lithium, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Video đang HOT
Theo đán.h giá của các chuyên gia được báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) phỏng vấn, việc Tổng thống Trump đưa ra đề xuất này không đồng nghĩa với việc Mỹ sẵn sàng tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga về tài nguyên. Thay vào đó, đây có thể là một động thái ngoại giao thăm dò, nhằm đặt nền móng cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Tiến sĩ Andrey Sidorov, Trưởng khoa Chính trị Thế giới tại Đại học Tổng hợp Moskva, cho rằng việc tiếp cận các nguồn khoáng sản như đất hiếm không phải là động lực chính thúc đẩy chính quyền Trump can dự vào tình hình Ukraine, bởi còn có những nguồn cung khác như Greenland. “Đối với Tổng thống Mỹ, vấn đề về đất hiếm và Ukraine nói chung là một phần của chiến lược rộng lớn hơn, bao gồm cả việc giải quyết xung đột hiện tại với Nga và xác định lại mối quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu”, ông Sidorov phân tích.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng chính quyền Trump vẫn đang trong giai đoạn định hình và chưa có cách tiếp cận rõ ràng đối với cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ vẫn đang tích cực tạo tiề.n đề cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Đáng chú ý là có vẻ Washington chưa thực sự hiểu rõ – hoặc không muốn hiểu – về những lợi ích quốc gia của Moskva, dù điều này đã được Tổng thống Nga tuyên bố rõ ràng vào tháng 12/2021 và tháng 6/2024.
Nezavisimaya Gazeta lưu ý, hiện Nhà Trắng đang thực hiện chiến lược “thăm dò ngoại giao” một cách thận trọng, chủ yếu thông qua các tuyên bố mạnh mẽ. Các nhà phân tích không loại trừ khả năng quá trình thăm dò này sẽ được tiếp tục trong chuyến công du sắp tới của đặc phái viên Mỹ Keith Kellogg tới Ukraine và châu Âu vào giữa tháng 2 này.
Chuyên gia Nga đán.h giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine
Chuyên gia Nga nhận định đây có thể là bước ngoặt quan trọng, làm thay đổi cán cân chiến sự và đặt EU vào tình thế khó khăn hơn trong việc hỗ trợ Kiev.
Binh sĩ Ukraine bắ.n lựu pháo bọc thép 2000 trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài, một diễn biến mới đang gây lo ngại khi nước này đối mặt với nguy cơ mất đi một phần đáng kể nguồn viện trợ từ phương Tây, chủ yếu do quyết định tạm dừng tài trợ từ phía Mỹ.
Theo số liệu từ Lầu Năm Góc, kể từ tháng 2/2022, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự trị giá 65,9 tỷ USD. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã hỗ trợ vũ khí trị giá 52 tỷ USD, trong khi Vương quốc Anh đóng góp 10,5 tỷ USD. Với những con số này, việc Mỹ ngừng viện trợ có thể khiến viện trợ quân sự của Ukraine suy giảm tới 50%. Quyết định của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio về việc tạm dừng viện trợ được phân phối thông qua Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng đã tạo ra tranh cãi.
Theo thông tin từ tờ Washington Post (Mỹ), mặc dù nguồn tài trợ ngân sách trực tiếp để trả lương cho nhân viên khu vực công Ukraine không bị ảnh hưởng, nhưng 112 dự án do các cơ quan Mỹ quản lý tại Ukraine với tổng trị giá khoảng 7 tỷ USD đã bị đóng băng.
Tigran Meloyan, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Địa Trung Hải của Trường Kinh tế Cao cấp Moskva (HSE), cho biết phần lớn các dự án bị ảnh hưởng tập trung vào viện trợ nhân đạo và tài chính. Trong khi đó, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin nhận định Mỹ có thể sử dụng việc đình chỉ viện trợ như một đòn bẩy để buộc Ukraine phải cân nhắc một số nhượng bộ nhất định.
Đáng chú ý, chuyên gia quân sự Dmitry Kornev đã đưa ra dự báo đáng lo ngại về tình hình trong những tháng tới. Theo ông, Ukraine có thể bắt đầu cảm nhận được áp lực trong vòng hai đến ba tháng tới. Các lực lượng vũ trang Ukraine có thể duy trì hoạt động không bị gián đoạn trong khoảng sáu tháng, sau đó sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và có xu hướng leo thang.
Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi việc Mỹ đình chỉ viện trợ đồng nghĩa với việc EU sẽ phải gánh vác nhiều hơn trong việc hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên trong khối đều sẵn sàng đảm nhận vai trò này. Điển hình là trường hợp của Slovakia, khi Thủ tướng Robert Fico cảnh báo sẽ chặn mọi hỗ trợ tài chính cho Kiev trong Hội đồng châu Âu nếu Tổng thống Zelensky không cho phép quá cảnh khí đốt của Nga.
Sự nhầm lẫn trong việc thực thi chính sách cũng góp phần là.m tìn.h hình thêm phần phức tạp. Vào ngày 29/1, mặc dù có thông tin về việc lệnh đóng băng đã được dỡ bỏ, Nhà Trắng đã nhanh chóng làm rõ rằng việc đình chỉ viện trợ nước ngoài vẫn đang có hiệu lực.
Những diễn biến này đặt ra nhiều thách thức đối với Ukraine trong việc duy trì năng lực quân sự và ổn định tình hình trong nước. Việc mất đi một nửa nguồn viện trợ quân sự từ phương Tây không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ mà còn có thể tác động sâu sắc đến cục diện chiến sự trong thời gian tới.
Đan Mạch bác tin phi công F-16 bị Nga bắ.n rơi ở Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch bác bỏ thông tin cho rằng một phi công hướng dẫn lái máy bay F-16 của họ đã thiệ.t mạn.g ở Ukraine. Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Hoàng gia Đan Mạch (Ảnh: Getty Images). Theo RT, Đan Mạch đã lên tiếng phủ nhận thông tin một huấn luyện viên hướng dẫn lái máy bay...