Chuyên gia Nga nhận định mục đích chuyến công du sắp tới của Chủ tịch Triều Tiên
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không coi chuyến công du Nga sắp tới như một “đòn bẩy” trong quá trình đàm phán hạt nhân với Mỹ. Thay vào đó, tăng cường quan hệ kinh tế với Moskva và tìm cách giảm các lệnh trừng phạt là những ưu tiên hàng đầu của Bình Nhưỡng.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lên tàu hỏa rời ga Đồng Đăng, Lạng Sơn sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 2/2019. Ảnh: REUTERS
Hãng tin RT dẫn lời Thượng nghị sĩ Aleksandr Bashkin hôm 26/3 cho biết Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ đến Nga “vào mùa Xuân hoặc mùa Hè năm nay”. Chi tiết chuyến thăm cấp cao này đã được hai bên thống nhất, song chưa công bố.
Theo Konstantin Asmolov thuộc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông (IFES), một chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên là có thể xảy ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều lời đồn đoàn từ ít nhất nửa năm trở lại đây.
Nhà nghiên cứu Evgeny Kim chỉ ra rằng “kể từ năm 2011, chưa có nhà lãnh đạo Triều Tiên nào tới thăm Nga”. “Việc hai nước láng giềng không có những chuyến thăm lẫn nhau là không bình thường. Năm nay, khi căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên có phần thuyên giảm, việc thảo luận mối quan hệ song phương giữa Nga và Triều Tiên cần phải được thúc đẩy”, chuyên gia Evgeny Kim nhận định. Chuyên gia này cho rằng chuyến công du có thể diễn ra trong “tháng Năm”, vì tháng Tư là thời điểm bận rộn của Chủ tịch Kim Jong-un, khi nước này tổ chức bầu cử khóa mới Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Cả hai nhà phân tích trên đều đánh giá thời điểm Chủ tịch Triều Tiên tới Nga sau lần Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 với Mỹ tổ chức tại Hà Nội không đem lại kết quả như mong đợi chỉ là một sự trùng hợp.
Video đang HOT
Thay vì nói về tiến trình đàm phán hạt nhân với Mỹ, trong chuyến đi lần này của nhà lãnh đạo Triều Tiên, Bình Nhưỡng và Moskva có nhiều thứ để thảo luận, “từ sự hợp tác các bước đi chung nhằm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tới một vài hình thức hợp tác kinh tế mà không bị các lệnh trừng phạt quốc tế ngăn cản”, chuyên gia Asmolov cho biết.
Theo ông Asmolov, Nga đang nỗ lực giúp Triều Tiên ổn định, trong đó gồm việc liên tục hỗ trợ giải quyết bế tắc thông qua các biện pháp ngoại giao; phối hợp với cả Triều Tiên và Hàn Quốc; cố gắng nới lỏng chế độ trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng.
Evgeny Kim cũng nói đến những sáng kiến của Moskva như đề xuất kết nối hệ thống đường sắt với Bán đảo Triều Tiên, cũng như đề nghị đặt một đường ống dẫn khí đốt và đường dây điện tại khu vực này để tạo thuận lợi cho việc hợp tác giữa hai nước.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
ẢNH: Những phụ nữ tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên đến Việt Nam
Phái đoàn Triều Tiên đến dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và thăm chính thức Việt Nam có nhiều phụ nữ, trong đó có em gái Chủ tịch Triều Tiên.
Chiều 1.3, bà Kim Yo-jong tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Phủ Chủ tịch, dự cuộc đón tiếp của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Giang Huy
Bà Kim Yo-jong sinh năm 1988, là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, có nhiệm vụ củng cố và xây dựng hình ảnh cho Chủ tịch Kim. Ngày 26.2, khi đoàn tàu chở ông Kim dừng ở ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), bà nhiều lần lên xuống kiểm tra trước khi anh trai rời tàu. Ảnh: Giang Huy
Tháp tùng Chủ tịch Kim Jong-un đến Phủ chủ tịch chiều 1.3 còn có bà Choe Son-hui, Thứ trưởng Ngoại giao. Sinh năm 1964, bà là nhà ngoại giao nữ cấp cao nhất ở Triều Tiên, có nhiều kinh nghiệm đàm phán với Mỹ và thảo luận về chương trình hạt nhân. Ảnh: Giang Huy
Tại cuộc họp báo bất ngờ lúc 0h ngày 1.3, bà Choe Son-hui đã trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, giải thích lý do Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận chung. Ảnh: Giang Huy
Bà Hyon Song-wol, Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đến dự lễ đón tiếp chiều 1.3. Sinh năm 1977, bà từng là giọng hát chính của nhóm nhạc pop Pochonbo Electronic Ensemble nổi tiếng vào đầu những năm 2000, hiện là trưởng nhóm nhạc Moranbong gồm 10 thành viên với phong cách thời trang hiện đại hiếm thấy ở Triều Tiên. Ảnh: Giang Huy
Ngày 27.2, bà Hyon Song-wol cùng phái đoàn Triều Tiên đi thăm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); thăm nhà máy sản xuất ôtô và xe máy, nhà máy VinEco của Tập đoàn Vingoup ở Hải Phòng. Ảnh: Hữu Khoa
Trong phái đoàn hơn 20 người đi thăm vịnh Hạ Long và một số cơ sở sản xuất ngày 27.2 còn có nhiều thành viên nữ xinh đẹp. Ảnh: Hữu Khoa
Họ thường đeo huy hai cố lãnh đạo Triều Tiên. Trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của lãnh đạo Triều Tiên ngày 1-2.3, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã diễn ra mà không đạt được thỏa thuận chung. Hai bên đưa ra lý do khác nhau, thể hiện sự bất đồng về lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên và chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Ảnh: Hữu Khoa
Theo Giang Huy - Hữu Khoa (VNE)
Cập nhật: Ông Kim Jong-un tới Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Cổng thông tin điện tử Chính phủ chính thức thông báo Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) là điểm đón chuyến tàu của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sau khi qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều từ ngày 27/2. Tối 25/2, cùng với dòng thông báo "Ga...