Chuyên gia Nga nêu bật ưu điểm của vaccine ngừa COVID-19
Trả lời phỏng vấn “Đài phát thanh nước Nga”, nhà virus học Konstantin Chumakov ngày 15/1 cho biết bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 thường có các triệu chứng nhẹ, tỷ lệ tử vong chỉ là 0,1% so với 2% ở các biến thể khác.
Nhìn chung, Omicron đã thực sự biến đổi và thường lây nhiễm cho những người trẻ tuổi và trẻ em.
Hình ảnh biến thể Omicron và kim tiêm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn nhận định của ông Chumakov cho rằng biến thể Omicron chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp trên chứ không ảnh hưởng sâu vào bên trong hệ hô hấp, hầu như không tiến triển thành bệnh viêm phổi và viêm mạch máu – vốn là đặc điểm của các biến thể được phát hiện trước đó.
Chuyên gia Nga nhận xét: “Các biến thể trước đó thường gây ra những triệu chứng đặc trưng như mất khứu giác, sốt, viêm phổi và viêm mạch máu, huyết khối trong phổi, tổn thương thận. Những triệu chứng do Omicron gây ra thì khác. Các biểu hiện chính là nhức đầu, chảy nước mũi, ho, rát mũi, nhưng không bị mất khứu giác – vốn là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm trùng đường hô hấp trên và chỉ kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 5 ngày. Có một số người phải nhập viện do Omicron và, thật không may, vẫn có một số người tử vong”.
Ông Chumakov nhấn mạnh mặc dù những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn có nguy cơ nhiễm biến thể Omicron, song chỉ ở dạng nhẹ hoặc không có triệu chứng, trong khi những người không tiêm chủng dễ mắc bệnh hơn, bệnh tình nặng hơn và phải nhập viện.
Nhà virus học người Nga kết luận: “Theo thống kê của Mỹ, trong làn sóng dịch bệnh hiện nay, tỷ lệ nhập viện trong số những người chưa tiêm chủng cao hơn khoảng 5 lần so với những người đã tiêm chủng”.
AU kêu gọi các nước xem xét bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 23/12, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Liên minh châu Phi (AU) - ông John Nkengasong cho biết cơ quan y tế này sẽ bắt đầu kêu gọi các quốc gia thành viên xem xét việc tiêm chủng bắt buộc vaccine ngừa COVID-19 nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đang rất thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Nkengasong cho biết chính phủ các nước châu Phi mua vaccine phòng COVID-19, cung cấp cho người dân nhưng người dân lại không sử dụng nên CDC châu Phi phải thúc đẩy các quốc gia bắt đầu xem xét quy định bắt buộc tiêm vaccine. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định vẫn ưu tiên để người dân tình nguyên đi tiêm vaccine.
Lãnh đạo CDC châu Phi lưu ý rằng tỷ lệ tiêm chủng trên toàn châu lục vẫn còn rất thấp, với chỉ 10,9% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các nước châu Phi đã cùng đặt mục tiêu tỷ lệ tiêm chủng đạt 70% vào cuối năm 2022, nhưng để đạt được mục tiêu này cần có hành động tập thể và chiến dịch quy mô lớn ở tất cả các cấp.
Ông Nkengasong nhấn mạnh rằng tiêm chủng là biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất trong lịch sử các bệnh truyền nhiễm. Bất chấp nỗ lực của chính phủ các nước, mọi người đều có trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giải trình về việc tiêm chủng. Ngoài ra, ông Nkengasong cũng hoan nghênh quyết định của một số quốc gia dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với các nước châu Phi được áp đặt sau sự xuất hiện của biến thể Omicron. Ông tin rằng điều cần thiết là phải giải quyết virus SARS-CoV-2 nói chung chứ không phải là một biến thể cụ thể.
Châu Phi đang trải qua một đợt lây nhiễm COVID-19 mới với hơn 37.000 ca mắc mới và 160 ca tử vong được báo cáo mỗi ngày. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Tiêm trộn vaccine có thể gây triệu chứng mệt mỏi, đau đầu Một nghiên cứu mới đây của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra việc tiêm trộn hai loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer và AstraZeneca sẽ gia tăng tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải như chứng mệt mỏi và đau đầu. Một sinh viên đại học được dán tem chứng nhận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kent, Ohio (Mỹ)....