Chuyên gia Nga: Mỹ không chấp nhận hiệp thương với TQ về Biển Đông
Nhìn vào thực tế hiện nay, Chính quyền Mỹ sẽ không dễ dàng chấp nhận một cuộc trao đổi, hiệp thương lợi ích với TQ trong vấn đề Biển Đông.
Ngày 22/6, báo Lenta của Nga đăng bài viết của ông Igor Denisov, chuyên viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, Bộ Ngoại giao, Liên bang Nga với tiêu đề “Từ ngô đến công nghệ cao”.
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trong bài viết tác giả phân tích những vấn đề chính trong quan hệ Mỹ – Trung, dự báo và khái quát những vấn đề mà Chủ tịch Trung Quốc sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của người đứng đầu Trung Quốc, trong số đó đáng chú ý nhất là quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường và khả năng trao đổi lợi ích tại Biển Đông giữa Mỹ – Trung.
Quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường
Theo chuyên gia Nga, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn, cùng với đó kéo theo sự thay đổi và đa dạng hóa những ưu tiên quốc gia.
Tuy nhiên, quan hệ với Mỹ vẫn được Bắc Kinh tiếp tục coi là hướng ngoại giao quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của mình.
Hiện nay, ở Trung Quốc người ta thường nhắc đến sự cần thiết xây dựng quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường.
Quan hệ nước lớn kiểu mới Mỹ – Trung sẽ được thành lập?
Video đang HOT
Mặc dù, các siêu cường trên thế giới nhiều, nhưng, thuật ngữ này theo cách hiểu của người Trung Quốc chỉ được sử dụng trong quan hệ đặc biệt với Mỹ. Bản chất của thuật ngữ này là, “mặc dù có mâu thuẫn nhưng không nên để ảnh hưởng đến những lợi ích chung”.
Sau khi các nhà nghiên cứu chính trị phương Tây ở Trung Quốc nói về thách thức chính đe dọa an ninh quốc gia, vốn được gọi là “cái bẫy Thucydides” (giải thích nguyên nhân của cuộc đại chiến Peloponnesse tranh giành ảnh hưởng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhà sử học Thucydides đã chỉ ra lý do của cuộc chiến là sự trỗi dậy của thành Athens và nỗi sợ hãi của thành Sparta).
Ông Tập Cận Bình ở Seatle (Mỹ)
Mục đích thuật ngữ “quan hệ kiểu mới” là vượt qua “cái bẫy Thucydides”, trách xung đột, tìm kiếm những điểm tương đồng lợi ích và quan trọng nhất là tìm con đường mới khác để tránh lặp lại những tiền đề lịch sử không may mắn.
Chuyên gia nhận định, Trung Quốc không quá ảo tưởng vào sự ràng buộc kinh tế chặt chẽ có thể ngăn chặn hình thành “cái bẫy Thucydides”, mà chú trọng vào việc hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khác mang tính chiến lược.
“Cái bắt tay Thái Bình Dương” đã được nhắc đến trong chuyến thăm trước đó đến Mỹ của Tập Cận Bình có nghĩa là Bắc Kinh thể hiện mong muốn tìm kiếm những lợi ích chung lớn hơn với Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có vai trò then chốt với cả hai quốc gia.
Trao đổi lợi ích tại Biển Đông
Chuyên gia Nga đánh giá, chương trình xây dựng các đảo nhân tạo (phi pháp) trong tương lai sẽ mang lại cho Trung Quốc các khả năng đối đầu với việc phong tỏa quân sự eo biển Malacca, gây bất an cho Washington.
Mỹ có thể hành động bằng cách điều các máy bay trinh sát đến khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, thật may mắn đến nay đã tránh được một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ.
Biển Đông sẽ là tâm điểm mới của sự đối đầu Trung – Mỹ: Trong khi, Trung Quốc sử dụng các phương thức khác nhau để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo tranh chấp, còn Mỹ tích cực phát triển hợp tác với những quốc gia láng giềng có tranh chấp với Bắc Kinh.
Rào cản lợi ích sẽ không dễ gì để Washington chấp nhận hiệp thương với Bắc Kinh về Biển Đông
Tình hình tại Biển Đông thời gian gần đây đã dậy sóng, tuy nhiên đây có thể mới là những con sóng nhỏ của một trận “Đại Hồng thủy”.
Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ thường xuyên thử động thái và khả năng của Mỹ tại khu vực này. Do đó, viễn cảnh phát triển tình hình tại Biển Đông sẽ ngày càng phức tạp.
Các cuộc tranh luận trong giới chính trị và quân sự Mỹ cũng trở nên cấp bách hơn. Theo dư luận quốc tế, có thông tin cho rằng, Mỹ đang thất bại và không có phản ứng tích cực trước tình hình ở Biển Đông. Về vấn đề này, Mỹ sẽ chỉ thực hiện chính sách kiềm chế.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga, kịch bản trên chỉ là viễn tưởng, còn khá xa vời với Trung Quốc.
Nhìn vào thực tế hiện nay, Chính quyền Mỹ sẽ không dễ dàng chấp nhận một cuộc trao đổi, hiệp thương lợi ích với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Hy Lạp chỉ còn cách phá sản, rời Eurozone một bước chân
Đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đã hoàn toàn bế tắc khi hai bên cùng không chấp nhận đề nghị của nhau và Athens quyết định "mặc kệ".
Ngày 15-6, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Annika Breidthardt cho biết, cuộc đàm phán nhằm tìm biện pháo tháo gỡ những khúc mắc trong giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của Hy Lạp tuy có đạt được một số tiến bộ nhưng vẫn còn cách đích một khoảng cách xa vời.
Cụ thể là Hy Lạp đã đồng ý chấp nhận các chỉ tiêu ngân sách năm 2015 mà Liên minh châu Âu đặt ra, cụ thể là giảm thặng dư ngân sách từ 3% xuống còn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên EU vẫn băn khoăn về vấn đề, làm thế nào để các cam kết của Athens trở thành hiện thực.
Trong khi đó, cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và nhóm chủ nợ về việc giải ngân khoản 7,2 tỷ euro cuối cùng trong gói cứu trợ 240 tỷ euro dành cho nước này đã kết thúc ngày 14-6, mà không đạt được thỏa thuận nào, khi các bên đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc trong kết quả đàm phán.
IMF khẳng định, để đạt được thỏa thuận cuối cùng, Hy Lạp phải xử lý hệ thống lương hưu, hiện là gánh nặng chiếm tới 16% nền kinh tế nước này. Trong khi đó, chính quyền Athens chỉ trích đàm phán không đạt kết quả là do lỗi của IMF và các chủ nợ đã quá khắt khe.
Người dân Hy Lạp bày tỏ niềm tin vào Thủ tướng Alex Tsipras
Bà Breidthardt đánh giá cao gói đề xuất mà EU và các chủ nợ quốc tế đưa ra với Hy Lạp, cho rằng những đề xuất đó hoàn toàn khả thi, cân bằng và có cơ sở kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của người dân và Chính phủ Hy Lạp, cũng như 18 nước còn lại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.
EC cho rằng, đề xuất của Hy Lạp vẫn chưa đầy đủ và thúc giục nước này đưa ra những biện pháp cụ thể để đáp lại những nhượng bộ trước đó của các chủ nợ quốc tế, nhằm có thể đạt được một thỏa thuận cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ và buộc phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hy Lạp cần phải trả khoản tiền 300 triệu euro (khoảng 328 triệu USD) vào ngày 05 tháng 6 để tránh vỡ nợ mặc định. Tuy nhiên, đã quá hạn mà nước này vẫn chưa trả nợ, hay nói chính xác hơn là không trả được nợ, trong khi đàm phán với các chủ nợ đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Alex Tsipras trước đó than phiền rằng người ta đang đòi từ chính phủ của ông "những thứ vô lý" và đưa ra "yêu cầu quá khắt khe". Còn vào hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp Nikos Vutsis tuyên bố rằng trong ngân khố không có tiền để thanh toán các khoản vay của IMF.
Theo_Báo Đất Việt
Moscow rắn với Pháp bởi sắp thiết kế xong Mistral kiểu Nga? Moscow cương quyết không chấp nhận các điều kiện thanh lý hợp đồng "không thể chấp nhận được" của Paris, đồng thời sắp hoàn tất thiết kế tàu Mistral kiểu Nga. Nga không chấp nhận "điều kiện vô lý" của Pháp Đến nay, tuy Nga và Pháp vẫn tuyên bố chưa từ bỏ hợp đồng mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng...