Chuyên gia Nga: Không có chuyện Việt Nam mua máy bay Trung Quốc
Cái Việt Nam cần để nâng cao năng lực phòng thủ trên biển, trinh sát và chống ngầm thì cả Nga, EU, Israel đều không có, chỉ Mỹ và Trung Quốc có.
Vasily Kashin.
Đài Tiếng nói Nước Nga bản tiếng Trung Quốc ngày 9/10 dẫn bình luận của Vasily Kashin, chuyên viên phân tích Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Moscow bình luận, việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sẽ giúp người Việt nâng cao đáng kể khả năng trinh sát chống tàu ngầm và năng lực phòng thủ trên Biển Đông. Trung Quốc có thể không vui về điều này.
Vasily Kashin đánh giá, cho đến nay quy mô hợp tác quân sự Việt – Mỹ không lớn, nguyên nhân quan trọng là do còn những khác biệt sâu sắc về chính trị giữa hai nước. Rất có khả năng sau khi nới lỏng lệnh cấm vận, Việt Nam sẽ mua máy bay trinh sát trên biển P-3C đã qua sử dụng của Mỹ, đó là những thứ không thể mua được từ các đối tác quân sự truyền thống như Nga, Israel hay châu Âu.
Hiện tại Nga đã không sản xuất các loại máy bay trinh sát trên biển thế hệ mới mà chỉ tân trang lại dòng IL-38 và Tu-142 từ thời Liên Xô để lại. Châu Âu cũng không sản xuất loại thiết bị này, chỉ có Mỹ tiếp tục sản xuất hệ thống máy bay trinh sát chống tàu ngầm thế hệ mới (P-8) và Trung Quốc cũng đang thử nghiệm loại máy bay trinh sát chống ngầm GX-6.
Tất nhiên không có chuyện Việt Nam sẽ mua máy bay Trung Quốc, nhưng hoàn toàn có khả năng mua máy bay P-3C đã qua sử dụng của Mỹ, nhưng có thể cắt giảm một số thiết bị đi cùng.
Bắc Kinh vô cùng lo lắng các quốc gia ven Biển Đông nâng cao năng lực trinh sát và chống tàu ngầm. Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc nằm ở các căn cứ tại đảo Hải Nam, theo giới chuyên gia, Bắc Kinh rất muốn thiết lập một khu vực tuần tra tàu ngầm được bảo đảm an toàn trên Biển Đông.
Video đang HOT
Máy bay trinh sát chống ngầm GX-6 Trung Quốc đang thử nghiệm.
Vasily Kashin cho rằng, Mỹ muốn thu thập thông tin tình báo về hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông bằng các máy bay trinh sát chống ngầm và hệ thống tàu quân sự, điều này có thể vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh. Những vụ va chạm, đối đầu máy bay quân sự Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông các năm 2001, 2009 và mới nhất là vài tuần trước đây minh chứng cho điều đó.
Một khi Việt Nam nâng cao năng lực trinh sát và chống ngầm trên Biển Đông, Trung Quốc “chưa chắc” đã thích (?!). Tuy nhiên, theo học giả Nga thì hiện tại chưa chắc Mỹ đã sẵn sàng cung cấp các thiết bị giúp Việt Nam nâng cao khả năng phòng thủ trên biển và Việt Nam chưa chắc đã muốn trở thành “anh em với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc”?!
Nhận xét của Vasily Kashin có vẻ khiên cưỡng, mâu thuẫn với thực tiễn cũng như những bình luận phía trên về hợp tác quân sự Việt – Mỹ. Thứ nhất, chắc chắn Bắc Kinh chắc chắn sẽ không hài lòng chứ không phải “chưa chắc”, khi thấy Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển, trinh sát chống ngầm mà nguyên nhân tại sao là điều quá dễ hiểu. Nhưng không hài lòng là việc của họ, nâng cao năng lực phòng thủ, bảo vệ vững chắc chủ quyền trước các mối đe dọa xâm lăng là việc đương nhiên cần làm của người Việt.
Thứ hai, nếu nói như Vasily Kashin, hiện tại chưa chắc Mỹ đã sẵn sàng cung cấp các thiết bị giúp Việt Nam nâng cao khả năng phòng thủ trên biển thì tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ là lời nói bông đùa? Giả thiết này của học giả Nga hoàn toàn không thực tế. Mặt khác, nới lỏng lệnh cấm vũ khí với Việt Nam là vì lợi ích của cả hai bên chứ không riêng gì Việt Nam.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Mỹ đang trong biên chế sử dụng.
Thứ ba, quan điểm nhất quán của Việt Nam đã được khẳng định rõ ràng lâu nay là không liên kết với nước này để chống lại nước kia, nên không có chuyện Việt Nam thành “anh em của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc” như Vasily nói. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn mọi âm mưu xâm lăng thôn tính trên Biển Đông. Bất kỳ nước nào muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này đều được hoan nghênh.
Vasily Kashin cho rằng, hiện tại hầu hết vũ khí của Việt Nam đều mua từ Nga vốn không liên quan gì đến Biển Đông. Mặt khác, Moscow không yêu cầu đòi hỏi người Việt Phải cam kết bất kỳ nghĩa vụ chính trị nào khi mua vũ khí của mình nhắm “định hướng lựa chọn” cho người Việt?
Tuy nhiên, bình luận của ông lại mâu thuẫn với chính những gì ông vừa nói, cái Việt Nam cần để nâng cao năng lực phòng thủ trên biển, trinh sát và chống ngầm thì cả Nga, EU, Israel đều không có, chỉ Mỹ và Trung Quốc có, mà Việt Nam thì không bao giờ mua máy bay Trung Quốc. Việt Nam hoàn toàn có thể mua nó từ Mỹ, khẳng định này là của chính ông.
Kết thúc bài viết, học giả Nga cho rằng Trung Quốc và Nga đang (muốn?) làm sâu sắc thêm quan hệ với Việt Nam, nhưng là để “ngăn chặn xu thế gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực”. Như đã nói ở trên, Việt Nam không theo nước này chống nước kia, chỉ muốn chung sống hòa bình và sẽ tự vệ trước mọi âm mưu xâm lăng. Việt Nam không theo Mỹ chống Trung Quốc như Vasily lo ngại, nhưng cũng không có chuyện Việt Nam theo Nga và Trung Quốc để chống lại Mỹ như học giả này đề xuất – PV.
Theo Giáo Dục
Máy bay Trung Quốc liên tiếp gặp vận xui
Chỉ sau mấy ngày khi chiến đấu cơ TQ gặp nạn khi thử nghiệm thì mớ đây một máy bay dân sự nước này phải hạ cánh khẩn cấp vì sự cố.
Chuyến bay mang số hiệu CA852 của hãng hàng không Trung Quốc Air China từ London đi Bắc Kinh đã bay vòng trên bầu trời phía nam nước Anh và eo biển Anh vài lần để tiêu hao bớt nhiên liệu nhằm giúp máy bay trở nên nhẹ hơn trước khi quay trở lại sân bay Gatwick.
Chuyến bay đã cất cánh lúc 1h30 chiều 7/9 giờ địa phương và hạ cánh gần 2 giờ sau đó. Sự cố đã khiến một trong các đường băng của sân bay Gatwick bị đóng cửa trong 20 phút, một phát ngôn viên sân bay cho biết.
Máy bay của hãng Air China tại sân bay Gatwick, Anh.
Không ai bị thương trên chiếc máy bay Airbus. Hãng Air China hiện chưa có bình luận nào về vụ việc.
Cách đó chỉ mấy ngày, máy bay quân sự của Trung Quốc cũng gặp sự cố khiến 2 phi công tử nạn khi đang thử nghiệm máy bay chiến đấu.
Tân Hoa xã ngày 5/9 cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký quyết định trao tặng bằng danh dự cho 2 phi công thuộc phi đội máy bay chiến đấu đầu tiên tham gia thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc.
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc tập cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Tân Hoa Xã chỉ thông báo ngắn gọn 2 phi công thiệt mạng trong các bài diễn tập mà không nêu chi tiết vụ việc. Hai phi công này thuộc binh chủng không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi 2 chiếc chiến đấu cơ gặp nạn là Shenyang J-15 (còn gọi là cá mập bay).
Hãng AP đưa tin, các cuộc thử nghiệm loại này đặc biệt nguy hiểm, trước nay các chuyến bay thử nghiệm thường được thực hiện một cách bí mật và việc phi công tử nạn cũng không được thông báo.
Đối với "cá mập bay" J-15, theo truyền thông quốc tế, máy bay tiêm kích này đã nhiều lần gặp lỗi kỹ thuật trong quá trình thử nghiệm trên mặt đất, trước khi hoàn thành lần cất hạ cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh vào ngày 25/11/2012.
Theo Đất Việt
Máy bay Trung Quốc hạ cánh khẩn cấp ở Anh vì sự cố Một chuyến bay của hãng hàng không Trung Quốc Air China từ London đi Bắc Kinh đã buộc phải quay trở lại và hạ cánh khẩn cấp sau khi cần hạ cánh bị kẹt ngay sau khi cất cánh. Máy bay của hãng Air China tại sân bay Gatwick, Anh. Chuyến bay mang số hiệu CA852 đã bay vòng trên bầu trời phía...