Chuyên gia Nga kêu gọi Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm
Hành động của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Trong những ngày qua, diễn biến căng thẳng tại Biển Đông do Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 và nhiều tàu trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam được các nhà nghiên cứu Nga rất quan tâm.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học lịch sử Dmitri Mosyakov – lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á – châu Úc và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương – Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga trong các bài viết của mình đăng trên tạp chí “Tổng quan Đông phương mới” và tạp chí “ Thế giới đa cực” đã gọi hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 là “quyết định đi tiếp con đường thúc đẩy leo thang căng thẳng” trong khu vực.
Theo Giáo sư Dmitri Mosyakov, việc đưa giàn khoan khổng lồ Hải dương 981 ra khu vực tranh chấp dưới chiêu bài “hoạt động nghiên cứu dầu khí” là một bước tiếp theo trong chiến lược dần khẳng định chủ quyền của mình tại các vùng nước tranh chấp ở Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận quốc tế.
Video đang HOT
Bài viết “Vấn đề ổn định và an ninh ở Biển Đông” của GS. TSKH D.Mosyakov
đăng trên tạp chí Tổng quan Đông phương mới.
Giáo sư Dmitri Mosyakov cho rằng, Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm đã xảy ra vào năm 1992 khi Trung Quốc và công ty Mỹ Creston Energy ký hợp đồng thăm dò khu vực bãi ngầm Tư Chính và gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam.
Giáo sư Dmitri Mosyakov cho rằng, trong tình hình phức tạp hiện nay, Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, kiên trì thuyết phục láng giềng Trung Quốc không tiếp tục khiêu khích xung đột và từ bỏ tham vọng của mình ở Biển Đông. Bởi vì, theo ông Dmitri Mosyakov, các hành động của Trung Quốc không chỉ làm phức tạp thêm tình hình mà còn đi ngược lại với các kế hoạch xây dựng quan hệ hợp tác và hữu nghị của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột với Việt Nam, sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á, đẩy các nước này đi theo chính sách thân Mỹ. Điều này là rất bất lợi với Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học D.Mosyakov tại Hội thảo Biển Đông do trường ĐHTH St.Peterburg tổ chức năm 2014.
Theo ông Dmitri Mosyakov, giải pháp hợp lí nhất hiện nay là Trung Quốc cần chấm dứt các hoạt động nghiên cứu, thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp cho đến khi vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được giải quyết; Trung Quốc cần phải hết sức cân nhắc giữa một bên là tiến hành các hoạt động thăm dò khi chưa biết kết quả cụ thể là gì, với việc tạo ra căng thằng nghiêm trọng mới trong quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN.
Lịch sử tranh chấp cho thấy, Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình. Trách nhiệm về việc có đẩy tình hình phức tạp hiện nay đến bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang hay không hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc.
Theo_VnMedia
Châu Âu quan ngại hành động của Trung Quốc
Ngày 8-5, Người phát ngôn của Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra quan điểm về những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, cũng như việc các tàu thuyền nước này, trong đó có tàu quân sự, uy hiếp, gây hại cho các tàu thuyền Việt Nam.
Theo đó, cơ quan phụ trách đối ngoại của châu Âu kêu gọi các bên cần tuân thủ Luật Biển UNCLOS, tránh những hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực.
Tuyên bố viết: "Chúng tôi quan ngại về những rắc rối giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến hoạt động của giàn khoan Trung Quốc HD 981. Cụ thể, EU lo ngại các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực, bằng chứng là các vụ va chạm gần đây giữa các tàu của Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng tôi thúc giục các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, và tiếp tục đảm bảo tự do và an toàn hàng hải. Chúng tôi cũng kêu gọi các bên thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm căng thẳng và tránh đưa ra các hành động đơn phương có thể gây bất lợi cho hòa bình và ổn định tại khu vực. EU sẽ tiếp tục theo dõi sát các diễn biến này".
Theo ANTD
Trung Quốc sử dụng 79 tàu, điều hàng chục tốp máy bay Đến thời điểm chiều 9-5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan; trong đó có 3 tàu quân sự (1 tàu hộ vệ tên lửa 534, 2 tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753), 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí... Ngoài ra, Trung Quốc còn điều hàng chục...