Chuyên gia Nga: Đức đang tự đâm đầu vào thế bí
Ông Albert Naryshkin, chuyên gia chính trị người Nga nhận định rằng Đức đã tự đâm đầu vào thế bí khi nhà chức trách không thể xác định được vụ xả súng tại thành phố Munich là do phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra hay không.
Vụ xả súng tại Munich diễn ra vào ngày 22/7. Hung thủ được xác định là Ali David Sonboly, một thanh niên 18 tuổi mang hai quốc tịch Đức và Iran. Mặc dù cảnh sát Đức cho biết tên này không liên quan đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), song ngay sau khi vụ việc xảy ra, tổ chức này đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ việc.
Cảnh sát Đức bao vây tàu điện ngầm Karlsplatz ở Munich (Đức) khi vụ nổ súng xảy ra tại một trung tâm mua sắm.
Trước đó, vào ngày 18/7, Riaz Khan Ahmadzai, một người Afghanistan 17 tuổi đã dùng dao và rìu khiến 5 người bị thương trên một tàu điện ở thành phố Wurzburg (Đức).
“Những vụ việc trên cho thấy xã hội Đức đang ngày càng hỗn loạn và có nhiều phần tử cực đoan hơn. Những tên này tức tối trước việc Thủ tướng Angela Merkel mở cửa cho người tị nạn song lại không đấu tranh vì họ”, Naryshkin cho biết.
Video đang HOT
Đức là nơi có số người chạy trốn xung đột ở Trung Đông và Châu Phi đông nhất trong tất cả các quốc gia châu Âu. Năm 2015, nước này đã có hơn 1 triệu người tị nạn, song dường như chính phủ Đức không có bất kỳ phương án nào để đối mặt với những hệ lụy của chính sách mở cửa này.
Ông Naryshkin cho biết: “Bà Merkel đang đối mặt với tình thế khó khăn. Vừa phải đương đầu với các tổ chức khủng bố Hồi giáo, bà cũng phải tìm cách ngăn chặn những phần tử cực hữu trong nước. Đây là hai thế lực có thể khiến nhà nước liên bang Đức sụp đổ, và những hoạt động khó lường của chúng sẽ khiến Đức phải có những chính sách mạnh tay”.
Những vấn đề này xuất hiện đúng vào thời điểm Liên minh Châu Âu (EU) đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị lớn nhất trong lịch sử. Các thế lực cực hữu đang ngày càng lớn mạnh hơn khi EU gặp suy thoái kinh tế. Trong khi đó, người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ quyết định rời EU, còn Pháp thì vẫn xảy ra những vụ khủng bố nghiêm trọng như vụ tấn công liên hoàn ở Paris ngày 13/11 năm ngoái hoặc vụ đâm xe ở thành phố Nice ngày 14/7.
“Vậy nhưng Merkel vẫn tiếp tục phớt lờ những vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của EU như đã nêu ở trên”, ông Naryshkin nói. Điều này có thể thấy ở việc các quan chức quốc phòng các quốc gia NATO vẫn coi Nga là hiểm họa lớn nhất đối với tổ chức này, thậm chí còn hơn cả các thế lực khủng bố toàn cầu. Trong khi đó, Nga khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ có những động thái gây hại đến hòa bình châu lục.
“Chính phủ Nga luôn muốn giúp đỡ châu Âu, bởi họ không muốn khu vực này trở nên bất ổn và trở thành nơi hoành hành của các phần tử cực đoan. Đáng tiếc là Brussels vẫn không nhận ra thực tế rằng mối đe dọa thực sự đang len lỏi vào từng căn nhà ở châu Âu và phá vỡ những giá trị tốt đẹp của họ từ bên trong”, ông Naryshkin kết luận.
Theo Infonet
Chuyên gia Nga đề xuất dời thủ đô từ Moscow sang Crimea
Chủ tịch Hội đồng giám đốc Viện phân tích hạ tầng chính trị Nga, ông Eugene Tunik, đã đưa ra đề nghị dời thủ đô Nga từ Moscow đến thành phố cảng Sevastopol ở Crimea, theo RIA ngày 13.4.
Sevastopol ở Crimea còn là căn cứ hải quân lớn của Nga - Ảnh: Reuters
Vấn đề dời thủ đô Nga từ Moscow đến thành phố khác, cụ thể là Sevastopol, cần phải được phân tích một cách cẩn thận để tránh những rủi ro có thể và chi phí phát sinh, theo công văn Bộ Tư pháp trả lời thỉnh cầu của ông Eugene Tunik.
Nhân kỷ niệm 2 năm ngày trưng cầu dân ý về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, ông Tunik đã gửi thư thỉnh nguyện lên Thủ tướng Dmitry Medvedev với đề nghị di chuyển thủ đô từ Moscow đến Sevastopol. Theo chuyên gia chính trị học này, một quyết định như thế sẽ nhấn mạnh vị thế của Sevastopol và Crimea nói chung như là một phần không thể tách rời của Nga và sẽ giúp nhanh chóng đạt được sự công nhận của quốc tế. Ngoài ra, điều này còn nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ bán đảo, tăng trưởng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng, ông Tunik lưu ý.
"Vấn đề chuyển dời thủ đô Nga đến thành phố khác, chẳng hạn Sevastopol, đòi hỏi phải xem xét cẩn thận mức độ rủi ro có thể xảy ra và mức chi phí dự kiến để thực hiện có hợp lý hay không, vì điều này liên quan đến tất cả các cơ quan công quyền trung ương của Nga cũng như các tổ chức xã hội lớn", RIA Novosti trích công văn trả lời của Bộ Tư pháp.
Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ là biểu tượng của thủ đô Nga - Ảnh: AFP
Bộ Tư pháp cũng nhắc nhở rằng tình trạng của thủ đô Nga Moscow đã được bảo đảm bằng Hiến pháp. Vì vậy, chỉ có thể chuyển dời thủ đô đến một thành phố khác nếu có sự thay đổi một số điều luật cơ bản của đất nước. Để có thể thực hiện việc sửa đổi như thế, nhất thiết cần có sự đồng tình ủng hộ từ các đại biểu quốc hội của ít nhất hai phần ba số vùng của Nga.
Việc đề nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ có thể được đưa ra bởi Tổng thống, Hội đồng Liên bang, Duma Quốc gia, chính phủ, nghị viện khu vực, hoặc một nhóm không ít hơn một phần năm số thượng nghị sĩ liên bang, theo công văn của Bộ Tư pháp Nga.
Công văn này cũng lưu ý về tính khả thi của việc chuyển dời thủ đô Nga ra khỏi Moscow, vì các quyết định có liên quan cần phải xem xét đến các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị và nhiều vấn đề phức tạp khác.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Nga không kích, phiến quân IS lâm vào cảnh túng quẫn Chuyên gia Nga Svetlana Kholodnova cho rằng, sau khi Nga khởi động chiến dịch không kích ở Syria, nhóm phiến quân IS hiện trong tình cảnh túng quẫn đủ đường. Chuyên gia Nga Svetlana Kholodnova cho rằng, sau khi Nga khởi động chiến dịch không kích ở Syria, nhóm phiến quân IS hiện trong tình cảnh túng quẫn đủ đường. Chuyên gia Svetlana...