Chuyên gia Nga dự đoán thời điểm chấm dứt đại dịch
Chuyên gia Nga đưa ra nhận định về biến chủng Omicron và tương lai đại dịch Covid-19 sau 2 năm bùng phát.
Giới chuyên gia dự đoán Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu năm 2022 (Ảnh minh họa: EPA).
Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Nga hôm 15/1, Konstantin Chumakov, Giám đốc Trung tâm mạng lưới Virus toàn cầu, cho biết biến chủng Omicron mới dường như có các triệu chứng nhẹ hơn và giảm tỷ lệ tử vong xuống 0,1% ở những người bị nhiễm.
“Biến chủng này đang có các triệu chứng khá nhẹ và tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Trong khi khoảng 2% số người mắc các biến chủng trước đây đã tử vong, thì bây giờ con số này chỉ khoảng 0,1%”, chuyên gia Chumakov cho biết.
“Tôi nghĩ rằng trong vài tháng nữa, một phần đáng kể dân số sẽ bị nhiễm biến chủng này”, ông Chumakov nói thêm.
Video đang HOT
Chuyên gia Nga chỉ ra rằng Omicron, không giống các biến chủng Covid-19 khác, ảnh hưởng đến đường hô hấp phía trên, không gây viêm phổi.
Ông Chumakov cũng nhấn mạnh rằng, bất kỳ đại dịch nào cũng không kéo dài quá 2 hoặc 3 năm.
“Bây giờ với thực tế rằng Omicron xuất hiện, có lẽ đây là cơ hội để đại dịch sớm kết thúc”, chuyên gia Nga kết luận.
Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi và đã lan ra khoảng 150 quốc gia trên thế giới. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Hong Kong, so với biến chủng Delta, Omicron có thể nhân bản nhanh hơn 70 lần ở đường hô hấp trên, dẫn đến nguy cơ lây lan cao hơn.
Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra, mặc dù khả năng lây lan cao hơn, nhưng Omicron dường như gây triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng khác của SARS-CoV-2. Vì Omicron dường như ít có nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta, nên sự xuất hiện của biến chủng này đã làm dấy lên hy vọng rằng, đây sẽ là khởi đầu của xu hướng virus trở nên nhẹ hơn, như cảm lạnh thông thường. Một số nhà khoa học thậm chí tin rằng, Omicron có thể đánh dấu sự kết thúc của đại dịch Covid-19.
Hơn 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới vẫn đang chật vật đối phó với đợt bùng phát mới do sự xuất hiện của các biến chủng mới. Biến chủng Omicron được phát hiện hồi cuối năm 2021 đang khiến số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới tăng đột biến, kéo theo thách thức lớn cho hệ thống y tế.
Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu trong năm 2022, hay nói cách khác là không còn gây mối đe dọa đáng kể cho thế giới.
“2022 là năm đại dịch Covid-19 có thể kết thúc. Giờ đây, chúng ta đã có các công cụ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này”, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhận định. Dự đoán này được đưa ra dựa trên tính toán rằng, đến giữa năm 2022, các nước đều đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 70%.
Chủ tịch kiêm người đồng sáng lập hãng dược Moderna, Noubar Afeyan, gần đây dự đoán “năm 2022 có thể là năm mà đại dịch bước vào giai đoạn bệnh đặc hữu, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào những gì xảy ra trên thực tế và các quyết định được đưa ra trên toàn thế giới”.
Đầu tháng này, Đặc phái viên về Covid-19 của WHO David Nabarro cũng cho rằng đại dịch sẽ còn thách thức thế giới trong ít nhất 3 tháng nữa, nhưng triển vọng chấm dứt đại dịch đã ở phía trước.
Chuyên gia Nga nêu bật ưu điểm của vaccine ngừa COVID-19
Trả lời phỏng vấn "Đài phát thanh nước Nga", nhà virus học Konstantin Chumakov ngày 15/1 cho biết bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 thường có các triệu chứng nhẹ, tỷ lệ tử vong chỉ là 0,1% so với 2% ở các biến thể khác.
Nhìn chung, Omicron đã thực sự biến đổi và thường lây nhiễm cho những người trẻ tuổi và trẻ em.
Hình ảnh biến thể Omicron và kim tiêm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn nhận định của ông Chumakov cho rằng biến thể Omicron chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp trên chứ không ảnh hưởng sâu vào bên trong hệ hô hấp, hầu như không tiến triển thành bệnh viêm phổi và viêm mạch máu - vốn là đặc điểm của các biến thể được phát hiện trước đó.
Chuyên gia Nga nhận xét: "Các biến thể trước đó thường gây ra những triệu chứng đặc trưng như mất khứu giác, sốt, viêm phổi và viêm mạch máu, huyết khối trong phổi, tổn thương thận. Những triệu chứng do Omicron gây ra thì khác. Các biểu hiện chính là nhức đầu, chảy nước mũi, ho, rát mũi, nhưng không bị mất khứu giác - vốn là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm trùng đường hô hấp trên và chỉ kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 5 ngày. Có một số người phải nhập viện do Omicron và, thật không may, vẫn có một số người tử vong".
Ông Chumakov nhấn mạnh mặc dù những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn có nguy cơ nhiễm biến thể Omicron, song chỉ ở dạng nhẹ hoặc không có triệu chứng, trong khi những người không tiêm chủng dễ mắc bệnh hơn, bệnh tình nặng hơn và phải nhập viện.
Nhà virus học người Nga kết luận: "Theo thống kê của Mỹ, trong làn sóng dịch bệnh hiện nay, tỷ lệ nhập viện trong số những người chưa tiêm chủng cao hơn khoảng 5 lần so với những người đã tiêm chủng".
Thách thức của châu Âu trên đường coi COVID-19 là bệnh đặc hữu Nhiều quốc gia châu Âu đang bắt đầu coi COVID-19 như một căn bệnh đặc hữu, giống với cúm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, sự xuất hiện của Omicron và nhiều điều chưa rõ về biến thể mới, đang đặt ra thách thức lớn cho khu vực này. Ảnh: Bloomberg Theo hãng tin Bloomberg, Tây Ban Nha đang đề xuất...