Chuyên gia Nga dự báo khả năng xảy ra các đợt lây nhiễm mới dịch COVID-19
Giám đốc Viện Nghiên cứu Đại dịch Trung ương thuộc Cơ quan Giám sát Vệ sinh Nga Alexander Gorelov mới đây nhận định các ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể gia tăng đợt 2, thậm chí đợt 3 ở nước này, trong bối cảnh không có vaccine hoặc không còn miễn dịch cộng đồng với bệnh này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 2/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên kênh truyền hình Channel One, chuyên gia này nhấn mạnh: “Bất kỳ ca mắc bệnh nào chúng tôi cũng đều hy vọng miễn dịch cộng đồng. Rõ ràng việc đưa tỷ lệ mắc bệnh xuống mức 0 có thể là bất khả thi, đó là lý do tôi hoàn toàn cho rằng sẽ có một đợt gia tăng thứ 2 và thậm chí là thứ 3 trừ khi chúng ta được bảo vệ nhờ miễn dịch cộng đồng hay một loại vaccine hiệu quả”.
Trong khi đó, tại Australia, sau gần 2 tháng nỗ lực, nước này đã khá thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, khi gần 90% các ca mắc bệnh đã bình phục và chỉ còn khoảng 615 ca mắc trên cả nước. Tuy nhiên, sau khi chính quyền các bang bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trong tuần này và hai ổ dịch mới xuất hiện gần đây tại các bang Victoria và New South Wales, một loạt vấn đề mới đã được đặt ra về khả năng bùng phát đợt lây nhiễm bệnh thứ hai ở Australia.
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn nhận định của Bộ Y tế Australia cho rằng đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai sẽ được xác định không chỉ dựa trên số ca mắc bệnh. Tình huống đáng lo ngại nhất sẽ là xuất hiện các ca lây bệnh không rõ nguồn gốc và khó theo dõi hoặc không thể theo dõi hết số người tiếp xúc, khiến cho việc kiểm soát sự lây lan trở nên khó khăn hơn nhiều và làm tăng nguy cơ xảy ra đợt lây nhiễm thứ hai.
Cũng theo cơ quan trên, khả năng xảy ra đợt lây nhiễm thứ hai cũng như thời điểm bùng phát phụ thuộc vào mức độ áp dụng các lệnh hạn chế và biện pháp kiểm soát, bao gồm giãn cách xã hội, giữ vệ sinh tốt và theo dõi người tiếp xúc, trong đó việc truy tìm người tiếp xúc nhanh chóng và hiệu quả là hết sức quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Video đang HOT
Bác sĩ Tây Ban Nha phải chọn để bệnh nhân nào chết
Trong phòng cấp cứu bệnh viện ở Madrid, bác sĩ Bernabeu ký giấy chứng tử cho một cụ ông và lập tức quay sang giúp bệnh nhân đang ngạt thở.
"Trong hoàn cảnh khác, cụ ông đó sẽ có cơ hội được cứu sống. Nhưng ở đây có quá nhiều người, tất cả đều đang hấp hối cùng lúc", bác sĩ Daniel Bernabeu tại bệnh viện La Paz, một trong những bệnh viện lớn nhất thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, hôm qua cho biết.
Theo Bernabeu, các phòng chăm sóc đặc biệt đều quá tải và các bác sĩ được yêu cầu ưu tiên điều trị cho bệnh nhân trẻ, bởi người cao tuổi nhiễm nCoV không có cơ hội sống sót cao như người trẻ. Nhiều người trút hơi thở cuối cùng trong phòng chờ trước khi được nhập viện, vì các bệnh viện và nhân viên y tế đều quá tải.
Tại bệnh viện La Paz, khu phức hợp rộng lớn gồm 17 tòa nhà, phòng cấp cứu hôm 24/3 có lúc tiếp tới 240 người chờ được tiếp nhận. Các bác sĩ tuyến đầu không mặc đồ bảo hộ đầy đủ, chỉ khoác áo choàng vải và đeo khẩu trang. Họ được khuyến nghị giữ khoảng cách một mét với bệnh nhân, nhưng điều đó là không thể.
"Các đồng nghiệp đang đổ bệnh xung quanh chúng tôi", bác sĩ Bernabeu nói. "Tôi là bác sĩ X-quang, không được phép ở phòng cấp cứu, nhưng hiện giờ tôi đang phải làm vậy".
Hai nhân viên y tế trò chuyện cạnh xe cứu thương bên ngoài bệnh viện La Paz ở Madrid hôm 23/3. Ảnh: AFP.
Bệnh viện La Paz hôm 25/3 đã cải tạo nhiều phòng chờ thành buồng điều trị bệnh nhân Covid-19. Sảnh lễ tân cũng bệnh viện sắp tới cũng được biến thành phòng điều trị.
Tuy nhiên, các tiêu chí để bệnh nhân được vào phòng chăm sóc tích cực ngày càng khắt khe hơn. Phòng bệnh mới sẽ được dành cho số bệnh nhân trẻ ngày càng tăng, những người có xu hướng phổi bị tổn thương rất nhanh. "Chúng tôi hoàn toàn bị quá tải", bác sĩ Bernabeu nói.
Tây Ban Nha hiện ghi nhận gần 58.000 ca nhiễm và hơn 4.300 ca tử vong do Covid-19, cao hơn Trung Quốc và chỉ xếp sau Italy. Thủ tướng Pedro Sanchez, người chưa đầy ba tuần trước vẫn xem nhẹ mối đe dọa của dịch bệnh, cảnh báo người dân rằng phần lớn họ chưa bao giờ trải qua mối đe dọa ở quy mô này.
Thủ tướng Sanchez hôm 8/3 khuyến khích người Tây Ban Nha tham gia cuộc tuần hành rầm rộ ủng hộ Ngày Quốc tế Phụ nữ, bất chấp miền bắc Italy đã áp lệnh phong tỏa. Tây Ban Nha khi đó ghi nhận 589 ca nhiễm, trong đó 4 trường hợp tử vong.
Khoảng 120.000 người đã tham gia cuộc tuần hành ở Madrid ngày hôm đó, bao gồm một số bộ trưởng và vợ của ông Sanchez, bà Begona Gomez. Chính phủ Tây Ban Nha khi đó tin rằng dịch bệnh vẫn trong giai đoạn kiểm soát. Tuy nhiên, bà Begona Gomez cùng Bộ trưởng Bình đẳng Irene Montero và Phó thủ tướng Carmen Calvo sau đó đã dương tính nCoV.
Ông Sanchez hôm 15/3 áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Người Tây Ban Nha phải đối mặt những hạn chế chưa từng có trong cuộc sống hàng ngày, trong khi chính phủ tìm cách tăng cường trang bị cho hệ thống chăm sóc y tế để đối phó sự bùng nổ ca nhiễm.
Tuy nhiên, với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường chăm sóc đặc biệt, máy thở và thiết bị bảo hộ, các bác sĩ lo sợ bệnh viện sẽ bị quá tải. Nhiều nhân viên y tế phải bọc túi đựng rác vào cánh tay để tự bảo vệ mình. Một y tá trong phòng cấp cứu tại bệnh viện ở thành phố Vitoria cho biết kính bảo hộ chất lượng kém đến mức các bác sĩ hầu như không thể nhìn rõ.
Nhân viên tang lễ di chuyển quan tài bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Severo Ochoa ở Madrid hôm 25/3. Ảnh: Reuters.
Khoảng 4.000 nhân viên y tế Tây Ban Nha đã bị nhiễm bệnh, chiếm khoảng 12% số ca nhiễm của cả nước. Tỷ lệ này tại Italy và Trung Quốc là 8% và 4%. Chính phủ đã mua 640.000 bộ xét nghiệm nhanh và bàn giao 1,6 triệu khẩu trang cuối tuần qua, nâng số khẩu trang lên 4 triệu kể từ ngày 10/3.
Giới chức cũng đang tìm thêm máy thở để duy trì sự sống cho những bệnh nhân nguy kịch ở các bệnh viện, phòng phẫu thuật và cơ sở quân sự. Các trường đại học, công ty và thậm chí các cá nhân đang sử dụng máy in 3D để sản xuất thêm máy thở và kính bảo hộ cho bác sĩ.
Quân đội đã thành lập bệnh viện dã chiến 5.000 giường trong trung tâm hội nghị khổng lồ ở ngoại ô Madrid, dự kiến hoàn thành vào cuối tuần này. Đây cũng là thời điểm tròn hai tuần kể từ khi Thủ tướng Sanchez ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cột mốc quan trọng trong giai đoạn ủ bệnh của nCoV. Điều này đồng nghĩa với việc mức tăng các ca nhiễm mới có thể bắt đầu chậm lại.
Hàng chục thủy thủ nhiễm virus corona, tàu sân bay Mỹ tạm ngừng hoạt động Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dừng làm nhiệm vụ để xét nghiệm toàn bộ thủy thủ đoàn, sau khi ghi nhận nhiều quân nhân nhiễm virus corona. Trước nguy cơ bùng phát Covid-19, Hải quân Mỹ hôm 26/3 cho biết, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tạm ngừng hoạt động, cập cảng Guam và thực hiện xét nghiệm cho thủy thủ đoàn...