Chuyên gia Nga: Đồng ruble vẫn có vị thế khá vững chắc
Ngân hàng Trung ương Nga (BR) thông báo từ ngày 13/6, cơ quan quản lý này bắt đầu chính thức công bố tỷ giá hối đoái giữa đồng USD, euro với đồng ruble dựa trên số liệu giao dịch trên thị trường ngoại hối phi tập trung của các ngân hàng kể từ 15h30 giờ Moskva trong ngày làm việc.
Đồng ruble của Nga và đồng đô la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 13/6, BR đã hạ tỷ giá đồng USD ngày 14/6 xuống 88,21 ruble/USD và đồng euro xuống 94,83 ruble/euro. Đây là tỷ giá hối đoái chính thức đầu tiên được Ngân hàng Trung ương Nga xác định trong bối cảnh không có giao dịch trên sàn giao dịch bằng đồng USD và euro.
Theo chuyên gia Oleg Abelev, người đứng đầu bộ phận phân tích của Công ty Đầu tư Ricom-Trust, đồng ruble vẫn có vị thế khá vững chắc.
Trong ngày giao dịch cuối cùng trên Sàn giao dịch Moskva (11/6), đồng USD được giao dịch ở mức 89,1 ruble/USD và đồng euro ở mức 95,62 ruble/euro.
Từ tháng 10/2022, trong một sắc lệnh liên quan, BR đã trình bày và mô tả phương pháp tính tỷ giá hối đoái. Theo văn bản này, tỷ giá hối đoái chính thức sẽ được thiết lập dựa trên giá trị bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái với đồng USD, euro hoặc NDT thông qua các giao dịch với những khoản thanh toán vào “ngày hôm sau”, được thực hiện trước 15h30 giờ Moskva trong ngày. Tỷ giá xác định sẽ được làm tròn hai con số sau dấu phẩy.
Đồng ruble Nga mất giá mạnh trên thị trường ngoại hối
Trong phiên giao dịch ngày 6/4 tại sàn giao dịch Moskva, đồng USD đã tăng giá mạnh so với đồng ruble, với việc lần đầu tiên tăng lên mức 1 USD đổi được hơn 81 ruble kể từ ngày 15/4/2022.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AA/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Nga dẫn thông tin trên sàn giao dịch cho biết, ở thời điểm cao nhất, giá của đồng USD đạt 81,03 ruble. Trước đó vài giờ, đồng USD đã lần đầu tiên vượt mốc đổi được 80 ruble kể từ ngày 18/4/2022. Trong khi đó, tỷ giá của đồng euro cũng tăng mạnh. Đồng tiền này đang được giao dịch ở mức 88,5 ruble/euro, cũng là mức kỷ lục trong gần một năm.
Các nhà phân tích lý giải sự suy yếu mạnh của đồng ruble diễn ra vào cuối kỳ tính thuế vào tháng Ba. Ngoài ra, đồng tiền Nga vẫn chịu áp lực từ tỷ lệ trong xuất khẩu và nhập khẩu không đồng đều về tiền tệ và các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ Nga. Mức chiết khấu lớn khi bán dầu Urals của Nga, thâm hụt ngân sách tích lũy trong bối cảnh doanh thu từ dầu khí giảm và chi tiêu tăng mạnh cũng đang thể hiện rõ.
Theo nguồn tin của báo Vedomosti, nhà chức trách Nga đã giảm mạnh dự báo về tỷ giá hối đoái trung bình của đồng ruble cho năm 2023 - từ 68,3 xuống 77 ruble/USD. Một trong những nguồn tin cho biết sự suy yếu của đồng ruble là do mức bán ngoại tệ thấp của các nhà xuất khẩu, việc người dân rút tiền, cũng như việc các công ty nước ngoài bán tài sản ở Nga đổi đồng ruble sang ngoại tệ rút về khu vực tài phán của họ. Theo một nguồn tin khác, tỷ giá đồng ruble bị ảnh hưởng mạnh do tính thanh khoản của đồng USD trên thị trường giảm đáng kể, và tỷ giá hối đoái của đồng USD so với đồng ruble hiện nay thực sự không mang tính đại diện.
Lợi nhuận của các công ty lớn Nhật Bản có thể giảm 1,7 tỷ USD nếu đồng yen mạnh lên Các công ty lớn của Nhật Bản dự báo biến động tỷ giá hối đoái sẽ khiến lợi nhuận hoạt động giảm 266,7 tỷ yen (1,7 tỷ USD) trong năm tài chính 2024. Đồng 10.000 yen và đồng 100 USD. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đây là sự đảo chiều mạnh mẽ so với mức tăng lợi nhuận nhờ đồng yen yếu trong năm...