Chuyên gia Nga đánh giá về chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp nhằm hàn gắn sự chia rẽ với EU.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (phải) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái, phía trước) tại sân bay Orly, thủ đô Paris, ngày 5/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, chặng đầu tiên trong chuyến công du châu Âu với điểm dung tiếp theo là Hungary và Serbia.
Các cuộc đàm phán ở Paris, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, sẽ cho thấy liệu Trung Quốc và châu Âu có thể xây dựng mối quan hệ đối tác cùng có lợi trong bối cảnh chính trị chống Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Mỹ hay không.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn kết thúc chuyến thăm với sự đảm bảo rằng EU sẽ không chặn nguồn vốn của Trung Quốc đổ vào châu Âu và ngược lại, EU có thể tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Mặt khác, châu Âu với nền kinh tế đang gặp khó khăn đang tìm cách đạt được thỏa thuận về mối quan hệ đối tác thuận lợi hơn với Bắc Kinh. Chuyến đi của ông Tập Cận Bình cũng sẽ cho thấy vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine.
Video đang HOT
Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc diễn ra một năm sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Bắc Kinh. Vào tháng 4/2023, ông Macron đã đưa ra một số tuyên bố gây tiếng vang về sự cần thiết của châu Âu để đạt được “quyền tự chủ chiến lược”, cho rằng EU nên độc lập hơn với Washington và nên trở thành một “siêu cường thứ ba” cùng với Mỹ và Trung Quốc.
Trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Điện Elysee cho biết, ngoài việc đón nhà lãnh đạo Trung Quốc để đàm phán ở Paris, Tổng thống Macron cũng có kế hoạch i cùng ông Tập Cận Bình trong chuyến đi tới Hautes-Pyrenees ở phía tây nam Pháp để “thiết lập mối quan hệ cá nhân gần gũi hơn”.
Và những kỳ vọng của Trung Quốc đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) đưa ra. Ông này nói rằng Bắc Kinh hy vọng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc và Pháp lên một tầm cao mới và “tạo động lực mới cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc – EU, cũng như đóng góp mới cho hòa bình, ổn định, phát triển và tiến bộ trên toàn cầu”.
Nhận định về chuyến thăm trên, Alexey Maslov, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Quốc gia Moskva cho rằng, Trung Quốc sẽ coi chuyến thăm là thành công nếu ông Tập Cận Bình trở về nước với sự đảm bảo rằng vốn của Trung Quốc sẽ không bị chặn ở châu Âu trong tương lai. Ngoài ra, Bắc Kinh muốn các quan chức EU thể hiện sự sẵn sàng mở rộng đầu tư vào Trung Quốc, chủ yếu vào công nghệ. Ông Maslov nói thêm: “Đối với những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn đạt được về mặt chính trị, đó là sự ủng hộ cho quan điểm của ông ấy về vấn đề Ukraine”.
'Kiến' và 'ruồi' mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết xử lý là đối tượng nào?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ truy lùng "ruồi và kiến" trong chiến dịch chống tham nhũng tăng cường nhằm vào các ngành như tài chính, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc gặp ở Bắc Kinh, ngày 6/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Truyền thông địa phương dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc họp hôm 9/1 tại Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) khẳng định nước này sẽ giải quyết rủi ro tiềm ẩn và tăng hình phạt đối với những trường hợp đưa hối lộ.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh: "Mặc dù giành được thắng lợi áp đảo trong nỗ lực chống tham nhũng kéo dài hàng thập niên nhưng tình hình vẫn còn phức tạp. Trước tình hình phức tạp như vậy, không thể dừng lại, sao lãng hay thỏa hiệp trong công tác chống tham nhũng".
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh sẽ tăng cường xử lý tham nhũng trong các lĩnh vực tập trung quyền lực, thâm dụng vốn và giàu tài nguyên. Ông nói thêm rằng đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trừng phạt "tham nhũng của ruồi và kiến".
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã truy lùng cả "hổ" - quan chức cấp cao cũng như "ruồi" - các cán bộ cấp thấp hơn. Việc nhắc đến ruồi và kiến ám chỉ tham nhũng của những quan chức cấp thấp hoặc tham nhũng ở quy mô nhỏ hơn, dễ che giấu.
Chiến dịch chống tham nhũng này đã xử lý các đối tượng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ, quân đội và các công ty nhà nước, theo từng đợt. Bây giờ trọng tâm của chiến dịch sẽ là các doanh nghiệp quốc doanh, bao gồm cả lĩnh vực dược phẩm. Giáo sư dự bị Alfred Wu tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận định rằng thông điệp của ông Tập Cận Bình là chiến dịch xử lý tham nhũng sẽ không sớm kết thúc.
Trong tuần này, ông Tang Shuangning, cựu chủ tịch kiêm bí thư Đảng ủy Tập đoàn nhà nước Everbright, đã bị khai trừ khỏi đảng. CCDI cáo buộc ông Tang Shuangning không thực hiện nhiệm vụ và nhận hối lộ. CCDI cho biết những tội danh bị nghi ngờ của ông Tang sẽ được chuyển đến công tố viên để xem xét thêm và ông này có khả năng bị truy tố.
Theo phân tích của CNN về các thông báo được đăng trên trang web của CCDI, trong năm 2023, cơ quan này đã điều tra hơn chục giám đốc điều hành cấp cao tại các tổ chức tài chính quyền lực nhất đất nước.
Họ bao gồm những tên tuổi lớn đứng đầu hệ thống tài chính Trung Quốc, như cựu chủ tịch Ngân hàng trung ương Trung Quốc Liu Liange và cựu giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước - ông Wang Bin.
Các lãnh đạo EU và Trung Quốc họp trực tiếp lần đầu tiên sau 4 năm Ngày 7/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tại Bắc Kinh, thảo luận về nhiều vấn đề cùng quan tâm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Đây là hội nghị thượng đỉnh...