Chuyên gia Nga cảnh báo: Tình hình Biển Đông rất nguy hiểm
Tại khu vực này, Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng phòng không, xuất hiện các vũ khí tên lửa, tạo ra những ‘tàu sân bay không thể chìm’ có nhiệm vụ giám sát ‘đường lưỡi bò’ – khu vực rộng 2,2 triệu km2, tương đương diện tích bề mặt 80% Biển Đông.
Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống radar tầm xa trên đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đây là quan điểm nhất trí của những người tham dự hội thảo quốc tế được tổ chức tại Moscow. Hội thảo đã thảo luận những vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển chưa được phân chia như Bắc Cực, Biển Caspian và Biển Đông. Trong đó, Biển Đông là chủ đề chính.
Hội thảo được tổ chức bởi Đại học tổng hợp Pháp luật Nga, khoa Nghiên cứu Hiến pháp pháp luật. “ Tình hình ở Biển Đông, nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, một thành viên dự hội thảo nhận xét, đang dần dần chuyển sang cấp độ pháp lý. Việc trở nên quan trọng hơn chính là tìm kiếm phương pháp tiếp cận chung giải quyết những vấn đề đang ngày một thêm gay gắt”.
Thứ nhất, giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tồn tại những tranh chấp lãnh thổ, trong khi đó Trung Quốc khó có thể kiểm soát hết những vùng biển bên trong đường “lưỡi bò” được tuyên bố và là những khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Việt Nam, Malaysia, Philippines. Hiện Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ngang ngược này như ranh giới hàng hải do Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Trung Quốc đang xây ba trung tâm trụ cột chính: ở phía nam và trung tâm quần đảo Trường Sa, trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại khu vực này, Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng phòng không, xuất hiện các vũ khí tên lửa, tạo ra những “tàu sân bay không thể chìm” có nhiệm vụ giám sát đường “lưỡi bò” – khu vực rộng 2,2 triệu km2, tương đương diện tích bề mặt 80% Biển Đông.
Video đang HOT
Việc biến đường “lưỡi bò” thành biên giới biển thực sự của Trung Quốc là một thảm họa đối với tất cả các nước Đông Nam Á ở ven biển. Trung Quốc có thể biến bất kỳ rạn san hô thành đảo, kể cả các rạn không nhô khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Tiếp đến là việc công bố các rạn san hô là đảo, xung quanh đảo có vùng lãnh thổ 12 dặm của Trung Quốc, rồi khu vực kinh tế 200 hải lý kéo dài thêm thềm lục địa của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.
Các đối thủ của Trung Quốc có lập trường không có gì thay đổi: Rạn san hô vẫn chỉ là bãi đá ngầm không đem lại quyền sở hữu lãnh thổ, rằng Biển Đông là diện tích mặt nước tự do hàng hải của tất cả các quốc gia. Khu trục hạm Mỹ đã ghé khu vực, không quân Mỹ thực hiện các chuyến bay tới đây, Washington điều cụm tàu sân bay chiến đấu tới Biển Đông. Còn Trung Quốc đe dọa sẵn sàng đánh đắm bất kỳ ai đi vào đường “lưỡi bò”.
Các thành viên tham gia hội thảo ở Moscow đã thống nhất ý kiến: Cần thiết đóng băng tất cả các dự án xây dựng trên Biển Đông, tăng tốc đề thảo Bộ luật ứng xử tại vùng biển này và thành lập một ủy ban quốc tế với nhiệm vụ phi quân sự hóa Biển Đông. Đó là lý do vì sao công việc hàng đầu là làm rõ các vấn đề pháp lý, đạt được sự đồng thuận pháp lý.
Theo VietTimes
Nga tăng cường sức mạnh quân sự ở Bắc Cực
Bộ Quốc phòng Nga sẽ tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở Bắc Cực trong giai đoạn 2016-2020 tới nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích của Nga ở khu vực này.
"Trước hết, chúng ta sẽ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở Bắc Cực. Triển khai các hệ thống tên lửa bờ biển Bal và Bastion, máy bay không người lái thế hệ mới Eleron-3...", Bộ trưởng Quốc phòng Nga phát biểu tại cuộc họp của giới chức quốc phòng nước này.
Ngoài ra, Nga cũng đang tích cực đẩy mạnh cơ sở hạ tầng quân sự tại quần đảo Kuril, quần tranh chấp giữa Nga với Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng cũng cho biết hiện bộ ban ngành liên quan xem xét thực hiện Nghị định của Tổng thống năm 2012 và các hướng dẫn bổ sung liên quan tới kế hoạch hành động phía Đông của Nga giai đoạn 2013-2015.
Trong những năm qua, Nga đã tích cực đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế tại vùng lãnh thổ phía bắc của nước này, bao gồm các hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí trong bối cảnh NATO cũng đã tăng cường lợi ích tại khu vực. Với sự phát triển của các tuyến đường phía bắc, một con đường thương mại Á-Âu đã hình thành để phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế và quân sự của Nga tại Bắc Cực.
Năm 2014, chính phủ Nga cũng từng công bố kế hoạch thành lập một cơ quan nhà nước mới tại Bắc Cực, nhằm nhanh chóng triển khai các chính sách kinh tế trong khu vực. Quân đội Nga cũng hình thành các đơn vị riêng biệt tại khu vực này, với mục đích tăng cường bảo vệ biên giới và ngăn chặn sự bành trướng của NATO, trong kế hoạch quân sự kiềm chế Nga của tổ chức do Mỹ dẫn đầu.
Tổ hợp quân sự thống nhất được điều hành bởi một tư lệnh và đóng quân tại Arkhangelsk, bao gồm Hạm đội Phương Bắc, 2 lữ đoàn Bắc Cực, các lực lượng không quân và đơn vị phòng không. Nhiều phương tiện chiến tranh và vũ khí hạng nặng cũng được vận chuyển đến Bắc Cực trong kế hoạch quốc phòng đối đầu với NATO của Moscow, trong đó có mặt tên lửa đánh chặn Mig-31, máy bay trực thăng chuyên dụng Mi-8, các đợn vị phòng không trên mặt đất Pantsir-S1.
Ngoài ra, Nga cũng đang tiến hành nhiều quá trình hiện đại hóa các cơ sở quân sự khác tại Bắc Cực, bao gồm cả việc xây dựng mới 10 sân bay quân sự để đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015, cùng với 4 sân bay hiện đại, nâng số lượng sân bay ở khu vực này lên con số 14.
Hãng tin RIA Novosti của Nga dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, ông Dmitry Bulgakov cho biết, việc khôi phục trở lại 10 sân bay tiến hành từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016. Với 14 sân bay, các hoạt động dân sự và quân sự của Nga ở Bắc Cực sẽ được triển khai dễ dàng hơn.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov từng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ bắt đầu việc xây dựng lại 10 sân bay ở khu vực Bắc Cực trong năm nay. Trước cuối năm 2016, Nga sẽ có tổng cộng 14 sân bay ở Bắc Cực".
Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết cơ quan này đang có kế hoạch mở lại cảng hàng không và cảng biển trên quần đảo New Siberian và quần đảo Franz Josef Land trên vùng Bắc Cực.
Theo giới phân tích quân sự, động thái của Moscow giúp đảm bảo an ninh của Nga ở Bắc Cực.
Bất chấp việc tăng cường quốc phòng ở khu vực này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần tái khẳng định, Moscow không có ý định quân sự hóa Bắc Cực, và rằng "tất cả các biện pháp đều chỉ nhằm tăng cường an ninh biên giới của Liên bang Nga".
Là một trong số ít những vùng đất "chưa có chủ" trên Trái Đất, Bắc Cực đang trở thành một điểm nóng tranh chấp mới. Hiện tại, ít nhất 5 nước gồm Nga, Na Uy, Đan Mạch, Canađa và Mỹ đều đưa ra những đòi hỏi chủ quyền đối với vùng Bắc Cực. Tất cả các nước này đều có lối ra trực tiếp với biển Bắc Băng Dương. Tuyên bố chủ quyền quốc gia của các nước này có thể dựa vào những luận chứng khác nhau và họ sẵn sàng cho cuộc đấu bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ".
Gần đây, Bắc Cực lại càng trở thành tâm điểm của những tranh chấp giữa các quốc gia trên, đặc biệt là Nga và Canada khi mà tình trạng nóng lên của toàn cầu làm giảm băng trên biển, cho phép tiếp cận dễ dàng hơn với các mỏ dầu khí khổng lồ ở Bắc Cực.
Theo_VnMedia
Kết quả chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry Giải quyết tình hình Syria, cuộc chiến chống khủng bố và hòa bình ở Donbass... là những chủ đề chính trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Moscow Giải quyết tình hình Syria, cuộc chiến chống khủng bố và hòa bình ở Donbass... là những chủ đề chính trong chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Phần công...