Chuyên gia Nga bình luận việc Việt Nam mua Su-30M2
Đại Tá Makar Aksenenko – Phó tiến sĩ quân sự kiêm phi công thử nghiệm của Nga vừa nêu ý kiến liên quan đến triển vọng xuất khẩu Su-30M2 cho Việt Nam.
Liên quan đến khả năng Việt Nam có thể tính tới phương án xem xét đề nghị phía Nga bán lại cho 1 chiếc tiêm kích đa năng Su-30M2 thuộc lô hàng 4 chiếc bị cắt giảm số lượng theo hợp đồng vào năm 2009 để bù đắp số lượng thiếu hụt cho Trung đoàn Không quân 927, thay thế cho chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn vào năm ngoái, hãng thông tấn Sputnik đã có cuộc phỏng vấn ông Aksenenko.
Theo lời vị chuyên gia quân sự Nga: “Cá nhân tôi không thấy vấn đề trong việc xuất khẩu Su-30M2 cho Việt Nam – một quốc gia thân thiện với Nga và là đối tác lâu năm của Nga trong sự hợp tác quân sự – kỹ thuật (tất nhiên, tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định).
Tuy nhiên, việc mua chỉ có một Su-30M2 sẽ không gia tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu của Không quân Việt Nam.
Ngược lại, điều đó thậm chí có thể tạo ra một số vấn đề, bởi vì trong thành phần một đơn vị không quân sẽ có những máy bay về bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về trang bị kỹ thuật và tính năng kỹ chiến thuật.
Tiêm kích Su-30M2 số hiệu 20 “Đỏ” của Không quân Nga
Việc vận hành các loại máy bay khác nhau luôn đòi hỏi phải có chi phí và nguồn nhân lực bổ sung.
Video đang HOT
Theo tôi, phương án hợp lý hơn là mua lô máy bay chiến đấu, ít nhất để thành lập một phi đội trong biên chế Không quân, với triển vọng gia tăng số lượng máy bay để thành lập một trung đoàn. Phương án này là thuận lợi cả về kinh tế và về mặt phát triển Không quân Việt Nam”.
Ông còn cho biết thêm: “Những kinh nghiệm vận hành phi cơ chiến đấu dòng Su-30 cho thấy rằng, cần phải hiện đại hóa hệ thống điện tử cũng như trang bị cho máy bay này động cơ có lực đẩy lớn hơn, kể cả động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều.
Điều này đã làm tăng khả năng chiến đấu của máy bay để đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tức là Nga hiện đại hóa các máy bay chiến đấu có tính đến những kinh nghiệm khai thác sử dụng trên chiến trường, những nhận xét của các phi công cũng như các yêu cầu đối với phi cơ chiến đấu thế hệ 4 “.
Ý kiến của Đại Tá Makar Aksenenko cũng không phải không có lý, tuy nhiên với phẩm chất thông minh, cần cù và sáng tạo của mình, các cán bộ kỹ thuật của Không quân Việt Nam đã làm được những việc khá phi thường.
Cụ thể là giai đoạn từ 2004 – 2010, Trung đoàn Không quân 935 – Đơn vị được trang bị tốt nhất của Quân chủng đã vận hành cả 3 dòng chiến đấu cơ thuộc họ Flanker là Su-27SK, Su-27UBK và Su-30MK2 (4 chiếc đầu tiên thuộc lô giao hàng năm 2004).
Chính vì vậy, nếu được trang bị 1 chiếc Su-30M2 duy nhất thì đó cũng không là vấn đề với Việt Nam, do hai dòng tiêm kích Su-30MK2 và Su-30M2 không thể có sự khác biệt lớn đến mức như Su-27 và Su-30 mà Việt Nam từng đưa chung vào biên chế một đơn vị.
Dĩ nhiên đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời nhằm cấp tốc bù đắp số lượng, về lâu về dài chúng ta cũng lưu ý lời khuyên của Đại Tá Makar Aksenenko là trang bị hẳn 1 trung đoàn tiêm kích thế hệ mới như Su-30SM hay Su-35S để tăng cường sức mạnh và tạo sự đồng bộ, thống nhất.
(Theo Đất Việt)
Chuyên gia: Triệu năm F-35 Mỹ không thể thắng Su-35 Nga
Tiêu tốn 1.000 tỷ USD để phát triển F-35 nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ "một triệu năm tới" cũng không thể chiến thắng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hay Su-35 của Nga.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Business Insider, chuyên gia Justin Bronk, đến từ Viên nghiên cưu Royal United Services (RUSI) ở London (Anh) đã thẳng thừng chỉ trích chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35 lên tới 1000 tỷ USD của Mỹ.
"F-35 không thể chiến thắng trong cuộc đấu tay đôi với Su-35 của Nga, không bao giờ trong một triệu năm tới", ông Justin Bronk nhận định.
Ngay từ giai đoạn đầu phát triển chương trình F-35, một số báo cáo cho rằng khả năng không chiến của siêu tiêm kích thế hệ 5 thậm chí còn thua cả F-16. Trong khi F-35 là chiến đấu cơ hiện đại, được kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn máy bay chiến đấu F-16 vốn đã lỗi thời.
Sau đó, một số thiếu sót đã được khắc phục nhưng trọng tâm của F-35 tập trung vào tính năng tàng hình và không chiến không phải là thế mạnh của máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF).
Với lý do như vậy, các máy bay thế hệ cũ như Eurofighter Typhoon hay Sukhoi Su-35 gần như chắc chắn sẽ vượt trội và phá hủy chiến đấu cơ F-35 ở cự ly gần. "Chiến đấu cơ Typhoon và Su-35 hiệu quả hơn so với F-35 khi tăng tốc truy kích, kể cả khi bay thẳng đứng. Đồng thời, Su-35 được đánh giá là cơ động hơn nhiều", ông Bronk giải thích.
Su-35 đạt tốc độ tối đa 2.500 km/giờ, nhanh hơn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 - F-35 của Mỹ (1.930 km/giờ). Chiến đấu cơ thế hệ 4 phổ biến nhất hiện nay F-16 của Mỹ cũng thua Su-35 về chỉ số này.
Không chiến không phải là thế mạnh của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Để có thể đảm bảo khả năng tàng hình hiệu quả, F-35 được thiết kế với phần cánh nhỏ hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng không chiến.
Không chỉ vậy, F-35 cũng không thể mang theo nhiều vũ khí do giới hạn trong thiết kế. "Typhoon và Su-35 có thể mang theo lượng tên lửa lớn hơn nhiều so với F-35 ở điều kiện chiến đấu bình thường. Nói cách khác, ở cự ly gần, các máy bay chiến đấu này có số lượng tên lửa tầm nhiệt sẵn sàng khai hỏa gấp đôi đối phương", ông Bonk nói.
Điểm yếu của F-35 cũng là điều mà Không quân Mỹ đã lường trước. Bởi quân đội Mỹ chấp nhận hy sinh khả năng không chiến để nâng cao tính năng tàng hình và cảnh báo sớm. Mục đích của F-35 là theo dõi máy bay đối phương từ ngoài khả năng quan sát và tiêu diệt chúng bằng các tên lửa hiện đại.
Theo ông Bronk, cả Su-35 hay chiếc Typhoon đều không thể phát hiện được F-35 trừ khi tiếp cận đối phương ở cự ly gần. Với lợi thế của máy bay chiến đấu thế hệ 5, F-35 cần "né tránh đối phương và chủ động tấn công ở thời điểm thích hợp".
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider (Dân Việt)
Radar TQ "soi" được chiến đấu cơ tàng hình xịn nhất của Mỹ Máy bay thế hệ 4 hoặc 5 hiện nay của Mỹ có thể tàng hình trước hầu hết mọi radar và "đi lại như chốn không người". Radar mới của Trung Quốc có thể soi được máy bay tàng hình hiện đại nhất. Tập đoàn Công nghiệp Miền Bắc Trung Quốc đang thử nghiệm một thiết bị radar mới, có khả năng phát...