Chuyên gia Nga: Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng ‘nói đi đôi với làm’
Ông Alexander Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông cho rằng, hiện nay có thể nói Bắc Triều Tiên sẵn sàng “nói đi đôi với làm”.
Ngày 20/8/2015, Bắc Triều Tiên đã tiến hành pháo kích vào phía Tây khu vực phi quân sự tại biên giới hai miền Triều Tiên với mục đích, theo dự đoán, nhằm vào các loa tuyên truyền mà Seoul dùng kích động chống Bình Nhưỡng.
Sau đó không lâu, Hàn Quốc cũng phóng về phía Bắc Triều Tiên hàng chục phát đạn pháo 155 mm để đáp trả.
Theo các phương tiện truyền thông, Bắc Triều Tiên pháo kích Hàn Quốc bằng các hệ thống hỏa lực bắn loạt. Mình minh hoạ một cuộc diễn tập pháo binh của Bình Nhưỡng.
Hiện nay, thông tin về thương vong và thiệt hại của hai miền vẫn chưa được công bố, tuy nhiên Chính quyền Hàn Quốc đã ra lệnh sơ tán người dân khỏi khu vực này.
Nguyên nhân leo thang xung đột
Trong thời gian gần đây, Seoul nhiều lần tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên và sẵn sàng đáp trả bằng quân sự. Mặc dù, chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên đã kết thúc bởi lệnh đình chiến, tuy nhiên, thực tế cho đến nay hai miền Triều Tiên vẫn ở trong trạng thái chiến tranh.
Khu vực biên giới giữa hai miền Triều Tiên luôn là điểm khơi mào xung đột
Ngày 4/8 vừa qua, 2 quân nhân Hàn Quốc bị thương nặng trong một vụ nổ tại khu vực phi quân sự đóng vai trò là biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Sự việc xảy ra tại huyện nchhon, tỉnh Gyeonggi trong thời gian tuần tra thông thường. Cả hai quân nhân sau đó đã được đưa đến bệnh viện quân y điều trị, tuy nhiên, hậu quả của vụ nổ đã làm một trong hai quân nhân bị cụt chân.
Theo kết quả điều tra từ phía Hàn Quốc, cả ba quả mìn đã nổ đều do Bắc Triều Tiên sản xuất và được rải trên tuyến đường tuần tra của quân nhân Hàn Quốc chưa lâu.
Do đó, ngày 10/8 Seoul bắt đầu khôi phục các hoạt động tuyên truyền nhằm vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên sau sự cố xảy ra với hai quân nhân Hàn Quốc vừa qua.
Tiềm lực quân sự của hai miền Triều Tiên
Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quân số của các lực lượng vũ trang Hàn Quốc là 630.000 người, số quân dự bị 2.970.000 người. Ngoài ra, tại Hàn Quốc còn có 28.500 lính Mỹ đồn trú.
Video đang HOT
Hàn Quốc có hơn 2.380 xe tăng (1, 11, 2 sản xuất trong nước và 35 xe tăng T-80U của Nga), 2.660 xe thiết giáp, 1.412 máy bay (trong đó có cả các biến thể hiện đại máy bay tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ).
Binh lính Hàn Quốc đang ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất
Hải quân có khoảng 70.000 người, gồm cả Lực lượng Thủy quân Lục chiến. Hải quân được biên chế 16 chiến hạm, gồm 12 tàu khu trục (3 trong số đó là lớp King Sejong, tương tự tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của Mỹ), 10 chiến hạm, 12 tàu ngầm và 21 tàu hộ tống.
Quân số của Quân đội Bắc Triều Tiên từ 690.000 (theo số liệu của GlobalFirepower) đến 1.190.000 người (theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế).
Ngoài ra, Không quân Bắc Triều Tiên có 34 máy bay tấn công Su-25 và 35 máy bay tiêm kích MIG-29, khoảng 24 trực thăng Mi-24.)Quân đội Bắc Triều Tiên được biên chế 4.200 xe tăng (chủ yếu là T-55 và T-62M do Liên Xô sản xuất và xe tăng Type 59 của Trung Quốc, cũng như các biến thể trong nước của các xe tăng Liên Xô “Songun-915″ và “Chonmaho”), 4.100 xe thiết giáp, 940 máy bay và trực thăng (chủ yếu là các máy bay tiêm kích do Liên Xô hoặc Trung Quốc sản xuất như MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, MiG-29.
Quân số của Hải quân Bắc Triều Tiên khoảng 60.000 người, được trang bị 3 chiến hạm, khoảng 50 tàu ngầm, hơn 500 tàu thuyền cỡ nhỏ.
Động thái của các bên
Ngay sau khi kết thúc cuộc họp khẩn tại Văn phòng tổng thống với các quan chức của Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye đã lệnh cho quân đội sẵn sàng giáng trả Triều Tiên đồng thời duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo các nhà hoạch định kinh tế và tài chính hàng đầu nước này sẽ nhóm họp vào sáng 21/8 để thảo luận về những tác động đối với nền kinh tế và các thị trường từ vụ đấu pháo vừa qua với Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, Bắc Triều Tiên triệu tập cuộc họp khẩn của Ủy ban Quân sự Trung ương và trong một thông cáo mới nhất do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố vào chiều 20/8, Quân đội Bắc Triều Tiên đã chuyển một thông điệp cảnh báo, trong đó coi chiến dịch tuyên truyền của Seoul là một thách thức nghiêm trọng với Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp quân sự nếu phía Hàn Quốc không cho ngừng các chương trình phát thanh chống Bình Nhưỡng và dẹp bỏ mọi thiết bị trong vòng 48 giờ đồng hồ, kể từ 17 giờ chiều ngày 20/8.
Phản ứng của dư luận quốc tế
Nga là quốc gia đầu tiên có động thái phản ứng trước cuộc không kích pháo giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Hãng tin TASS dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/8 cho biết, Moscow hết sức quan ngại trước sự leo thăng căng thẳng mới giữa Bình Nhưỡng và Seoul.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Chúng tôi (Nga) không nghiêng về bên nào, nhưng xu hướng leo thang tình hình chung trên bán đảo Triều Tiên hiện nay không thể không bày tỏ quan ngại và Nga sẽ tiếp tục theo dõi tình hình. Chúng tôi hy vọng, hai bên sẽ không tiếp tục khiêu khích gây nên những hành động nguy hiểm”.
Đánh giá của chuyên gia về khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn
Trả lời phỏng vấn phóng viên báo “Sự thật” (Nga), ông Alexander Zhebin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, hiện nay có thể nói Bắc Triều Tiên sẵn sàng chuyển từ lời nói đến hành động (nói đi đôi với làm).
Tuy nhiên, thực tế tại Hàn Quốc có 28.000 lính Mỹ đồn trú, do vậy không có cơ sở khẳng định rằng, Bắc Triều Tiên sẽ tấn công Hàn Quốc.
Theo ông Alexander Zhebin, trong giai đoạn hiện nay, dù trong bất kỳ trường hợp nào khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn giữa Bình Nhưỡng và Seoul khó có thể xảy ra.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Không sử dụng vũ lực
Ngày 18/3, tờ Inquirer (Philippines) dẫn tuyên bố hôm 17/3 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, ngày 16/3, Manila đã đệ trình lên Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan tập tài liệu dày 3.000 trang nhằm cung cấp thêm chứng cứ đối với vụ kiện "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông...
...Đồng thời cũng đề cập tới việc Trung Quốc tiếp tục có những hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Theo ông Charles Jose, đây là lần cuối Philippines bổ sung tài liệu và Tòa trọng tài thường trực sẽ đề nghị Trung Quốc phản hồi trước khi ra phán quyết sớm nhất vào đầu năm 2016.
Nguyên trạng vẫn bị vi phạm
Trước đó (11/3), tờ Inquirer cho biết, Manila sẽ nộp thêm tài liệu lên Tòa trọng tài thường trực tại The Hague trong vụ kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, số tài liệu kể trên được gửi tới Tòa trọng tài thường trực tại The Hague từ 13/3 đến 16/3. Ông Albert del Rosario còn thông báo, sự phản hồi của Philippines được hoàn tất với sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn pháp lý đặt tại Washington, Mỹ.
Ngày 15/3, tờ Inquirer đưa tin, hoạt động khai hoang cải tạo và xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã tạo ra một diện tích đảo nhân tạo hơn 60ha, làm thay đổi định dạng cấu trúc vật lý của khu vực tranh chấp. Cũng trong ngày 15/3, Hãng AFP dẫn tuyên bố của người phát ngôn quân đội Philippines, khi Chuẩn tướng Joselito Kakilala cho biết, Manila sẽ mua 3 máy bay vận tải C295 trị giá 119 triệu USD của Tây Ban Nha để giúp quân đội nước này nâng cao khả năng đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Năm ngoái, Philippines đã ký thỏa thuận trị giá khoảng 421 triệu USD để mua 12 máy bay tiêm kích FA-50 do Hàn Quốc chế tạo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Josse
Ngày 16/3, tại đảo Langkawi của Malaysia, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 9 (ADMM-9) với chủ đề "ASEAN: Duy trì an ninh và ổn định khu vực vì nhân dân, do nhân dân" đã đưa ra thông điệp: Không sử dụng vũ lực trước trong giải quyết tranh chấp nhằm ngăn ngừa nguy cơ xung đột. Đồng thời tái khẳng định cam kết của mỗi thành viên ASEAN trong việc thi hành đầy đủ và hiệu quả DOC, nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm DOC, sẵn sàng làm việc khẩn trương nhằm sớm ký COC. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết, ASEAN sẽ nghiên cứu mô hình lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi để lập ra lực lượng của cả khối.
Trước đó (12/3), mạng Sputnik của Nga đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamza Zainudin vừa cho biết, Malaysia muốn đẩy nhanh việc ký COC với Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp biển đảo và đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nước Chủ tịch ASEAN. Theo Thứ trưởng Hamza Zainudin, Biển Đông được nhiều nước coi là tuyến đường thương mại, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines...
Cùng ngày 12/3, tờ Washington Post dẫn nhận định của Phó chủ tịch phụ trách châu Á và Nhật Bản thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Michael Green và Phó giáo sư Mira Rapp Hooper thuộc Chương trình châu Á của CSIS, theo đó ngăn cản Trung Quốc xây đảo nhân tạo và lập căn cứ sẽ vô cùng khó khăn, nhưng vẫn có những cách khác để thúc đẩy Bắc Kinh từ bỏ con đường gây hấn. Ví dụ, Mỹ có thể hỗ trợ các nỗ lực pháp lý quốc tế - cung cấp cho Tòa án Trọng tài quốc tế thông tin chi tiết về hiện trạng ở Biển Đông và Washington nên theo đuổi chính sách minh bạch và can ngăn để thúc đẩy Trung Quốc hướng đến chính sách ngoại giao có trách nhiệm hơn.
Tờ Washington Post cũng cho rằng, tuy Mỹ không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có những quyền lợi quan trọng trong việc đảm bảo Trung Quốc không dùng sự gây hấn để thay đổi hiện trạng ở vùng biển này và hải quân Mỹ cần đảm bảo những động thái của Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng đến sự tự do đi lại trên Biển Đông. Do đó, Bắc Kinh cần hiểu rằng, việc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sẽ không được chấp nhận vì vấp phải phản ứng quyết liệt từ nhiều phía.
Chuẩn bị để động thủ?
Ngày 15/3, tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) đưa tin, đa số người Trung Quốc cho rằng, cho dù My có can thiệp, nhưng Trung Quốc vẫn có thể "cướp đảo" ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là một phần kết quả của cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm Nghiên cứu Á - Mỹ Andrew Chubb và Perth công bố. Tuy nhiên, vẫn có tới 54% người được hỏi cho rằng, việc dùng vũ lực "cướp đảo" ở Biển Đông không phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Cũng trong ngày 15/3, trong báo cáo thường niên được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố cho thấy, Trung Quốc đã vượt Đức, trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự vẫn cho rằng, còn quá sớm để xếp Trung Quốc vào danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammudin Hussein
Trước đó (13/3), khi bình luận trên tờ The Diplomat, học giả Richard Javad Heydarian cho rằng, Manila và Bắc Kinh còn một chặng đường dài phải đi trước khi có thể cải thiện quan hệ Philippines - Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là Bắc Kinh dường như "đóng băng" quan điểm của họ ở Biển Đông bằng cách đẩy mạnh hoạt động xây dựng, cải tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa, phớt lờ nỗ lực đàm phán để ký COC. Tờ Jakata Globe cũng vừa đăng bài "Trung Quốc tạo ra đám cháy mới ở Biển Đông" của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Jamil Maidan Flores.
Ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez tuyên bố, những hoạt động bồi đắp và cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là hành động coi thường DOC. Cũng trong ngày 12-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông bởi những hoạt động này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Được biết, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio vừa có cuộc trao đổi với Hội đồng Đối ngoại Indonesia (ICWA) nhằm phản đối yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Theo nhận định của ông Euan Graham đến từ Trường Nghiên cứu quan hệ quốc tế Rajaratnam, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, dường như Trung Quốc đang lấy mô hình ở bãi đá Chữ Thập làm mẫu số chung cho các đá còn lại ở Trường Sa nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông trong tương lai. Có tin nói rằng, bãi đá Chữ Thập đã biến thành đảo nhân tạo với kích thước lớn gấp 11 lần ban đầu. Được biết, đảo nhân tạo Chữ Thập sẽ trở thành căn cứ quân sự cao trên 3m so với mực nước biển, với diện tích lên đến 5km2 và Trung Quốc dự chi 5 tỉ USD để xây dựng "cứ điểm" trọng yếu này.
Tờ The Diplomat từng dẫn nhận định của học giả Trương Quý Châu, nghiên cứu hợp tác về chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (RSIS), trực thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, các vấn đề liên quan đến chiến lược của Bắc Kinh không phải là nhân tố duy nhất dẫn tới va chạm giữa ngư dân Trung Quốc và lực lượng thực thi pháp luật của các nước láng giềng thời gian gần đây, đồng thời đưa ra 3 yếu tố giải thích việc ngư dân Trung Quốc liên tục đánh bắt trái phép. Do đó, để ngăn chặn và giải quyết ổn thỏa các vụ va chạm liên quan đến ngư dân Trung Quốc, điều quan trọng là thấu hiểu các nhân tố thúc đẩy sự hiện diện ngày càng nhiều của tàu cá Trung Quốc trên các vùng biển giáp ranh, cũng như ở một số vùng biển đang tồn tại các tranh chấp chủ quyền, thậm chí trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
Giới quân sự cho rằng, bước vào thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh biên chế tàu tác chiến biển xa mới, trong đó có tàu sân bay, huấn luyện tác chiến, hộ tống biển xa, diễn tập quân sự liên hợp ngày càng nhiều, hoạt động của biên đội tàu chiến ở vùng biển Thái Bình Dương va Ấn Độ Dương ngày càng dôn dâp. Và trong tương lai, hải quân Trung Quốc sẽ biên chế thành "hạm đội biển gần" và "hạm đội biển xa", theo cơ cấu căn cứ và 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải hiện nay.
Ngày 12/3, tờ Philippines Star dẫn lời ông Rep. Francisco Acedillo, nghị sĩ Philippines (người của đảng Magdalo), cựu sĩ quan không quân Philippines cho rằng, Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo trên 2 bãi đá ngầm ở Biển Đông và việc này đang đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của Philippines. Ông Rep. Francisco Acedillo cho biết, hình ảnh chụp từ vệ tinh mới nhất cho thấy, hoạt động cải tạo biến bãi đá thành đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, trên cả 7 bãi đá và rạn san hô mà Bắc Kinh cưỡng chiếm bằng vũ lực. Theo đó, bãi đá Gạc Ma đã bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo với diện tích lên tới 7,94ha, bãi đá Châu Viên thành đảo nhân tạo với diện tích 11,97ha... Và với tốc độ như hiện nay, Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng, cải tạo bất hợp pháp trong năm nay. Ông Rep. Francisco Acedillo cũng dự đoán, Manila có thể mất quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây trong vòng 1-2 năm nữa, sau đó là Scarborough/Hoàng Nham và khu vực ngoài khơi tỉnh Zambales của Philippines. Bởi Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp trên bãi đá Vành Khăn cách bãi Cỏ Mây 41km. Và sau khi kết thúc hoạt động cải tạo, Trung Quốc sẽ biến các bãi đá và rạn san hô thành đảo nhân tạo, có thể triển khai lực lượng hải quân và không quân ở đây.
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Cha đẻ F-16:Tiêm kích Mig-21 vẫn có thể tiêt diệt tàng hình cơ F-35 Khi không chiến dù trong bất cứ hào cảnh nào, máy bay tiêm kích thời Liên Xô Mig-21 cũng có thể tiêu diệt được F-35. Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông đại chúng Nga, kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng, nhà chế tạo máy bay tiêm kích F-16, chuyên gia về vấn đề quốc phòng của Mỹ...