Chuyên gia New Zealand khuyến cáo không nên coi nhẹ biến thể Omicron
Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Auckland (New Zealand), ông Rod Jackson kêu gọi người dân nước này không nên coi nhẹ làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron, và đặc biệt không nên nghĩ rằng đó chỉ như là bệnh cúm mùa.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nghiên cứu mới cho thấy làn sóng Omicron tại New Zealand có thể đạt đỉnh vào tháng 3 tới với 4.000 ca nhiễm mới/ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Giáo sư Jackson lưu ý rằng “rõ ràng” là người dân New Zealand chưa thực sự nhìn nhận làn sóng này một cách nghiêm túc. Ông khẳng định việc cho rằng Omicron chỉ gây bệnh nhẹ như cúm là “không đúng”. Ông viện dẫn tại Mỹ, số người tử vong vì Omicron đã vượt số ca tử vong vì Delta.
Video đang HOT
Theo chuyên gia trên, tỷ lệ tử vong vì Omicron tại Mỹ cao như vậy là vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao. Ông so sánh: “Virus lây lan như cháy rừng”.
Giáo sư Jackson nhấn mạnh tới một vấn đề khác rất quan trọng khi so sánh giữa cúm với nhiễm biến thể Omicron chính là giá trị R, tức số người mà một người có thể lây nhiễm. Giá trị R của cúm ở mức dưới 2 trong khi với Omicron “chúng ta thậm chí không biết giá trị này lớn đến mức nào”. Ông nói: “Chắc chắn là cao hơn Delta, biến thể có giá trị R là 6 (tức là một người có thể lây nhiễm cho 6 người)”. Chính vì vậy, ông khẳng định rằng đây là một căn bệnh rất khác với cúm và không nên xem nhẹ.
Giáo sư Jackson kêu gọi mọi người đi tiêm phòng trong bối cảnh đường biểu thị mức tăng tỷ lệ nhập viện do COVID-19 trong 2 tuần qua ở New Zealand “gần như thẳng đứng”.
New Zealand công bố lộ trình mở cửa biên giới quốc tế
Ngày 3/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã công bố lộ trình mở cửa trở lại biên giới quốc gia theo 5 giai đoạn.
Nhân viên làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cụ thể, kể từ ngày 2/2, những công dân New Zealand đang ở tại Australia, đã tiêm phòng đầy đủ, có thể trở về nhà mà không cần phải trải qua quá trình cách ly bắt buộc. Sau đó 2 tuần, công dân New Zealand ở các nước khác sẽ được hưởng quy định tương tự.
Một số loại thị thực việc làm dài hạn, như thị thực du lịch kết hợp việc làm, lao động lành nghề và sinh viên quốc tế sẽ được phép nhập cảnh vào New Zealand kể từ tháng 3 đến tháng 4 và có thể tự cách ly tại nhà, thay vì tại các cơ sở cách ly bắt buộc của nhà nước.
Khách du lịch từ Australia sẽ được phép nhập cảnh vào New Zealand từ tháng 7, trong khi du khách từ các quốc gia còn lại của thế giới dự kiến sẽ được hưởng quy định tương tự trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, tùy theo tình hình diễn biến cụ thể của dịch bệnh.
Thủ tướng Ardern cho biết việc xác định một lộ trình mở cửa biên giới cụ thể và theo từng bước sẽ đảm bảo cho New Zealand giữ an toàn với đại dịch COVID-19, giúp các nhà chức trách có khả năng kiểm soát được dịch bệnh nhanh chóng và tránh gây áp lực cho hệ thống y tế nội địa. Với lộ trình mới nhất này, dự kiến đến tháng 10/2022, New Zealand sẽ mở cửa hoàn toàn với thế giới và mọi hoạt động cấp phép thị thực sẽ được triển khai bình thường trở lại.
New Zealand hiện là một trong số hiếm hoi các quốc gia có số ca mắc COVID-19 ở mức thấp. Vào tháng 12/2021, quốc gia này đã quyết định trì hoãn kế hoạch mở cửa biên giới quốc tế, dự kiến từ tháng 2/2022, với lý do lo ngại sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Trước đó, Thủ tướng Ardern cũng đã thông báo hủy bỏ chương trình "bong bóng du lịch" giữa New Zealand và Australia, sau khi dịch bệnh bùng phát trở lại tại "xứ chuột túi" kể từ tháng 10/2021.
Hiện tại những người được phép nhập cảnh vào New Zealand vẫn phải tuân thủ yêu cầu cách ly bắt buộc tại các cơ sở chỉ định trong 7 ngày. Hành khách sau khi nhập cảnh phải thực hiện 3 lần xét nghiệm kháng nguyên nhanh, lần thứ nhất là trong vòng 24 giờ sau khi nhập cảnh, lần thứ hai vào ngày thứ năm hoặc thứ sáu của quá trình cách ly và một lần xét nghiệm bổ sung để dự phòng sau đó. Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm PCR để khẳng định lại.
Thế giới ghi nhận 274,6 triệu ca mắc, 5,3 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 19/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 274.644.270 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.368.822 người tử vong. Số bệnh nhân bình phục hiện là 246.474.761người. Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện tháng 11 vừa qua đang lây lan nhanh tại nhiều nước, với Iran là quốc gia...