Chuyên gia nêu lý do ông Trump muốn nhanh chấm dứt xung đột Ukraine
Chuyên gia Nga Dmitry Suslov cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cố gắng thực hiện lời hứa nhanh chóng chấm dứt xung đột Ukraine, nhưng không để Kiev thất bại hoàn toàn trước Moscow.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết giải quyết xung đột Ukraine thông qua ngoại giao, nhưng lại đưa ra rất ít thông tin cụ thể, ngoài việc muốn sắp xếp các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev.
Ông Dmitry Suslov, thành viên của Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, cho rằng việc hỗ trợ Ukraine không còn là ưu tiên của Mỹ nữa.
“Lợi ích của ông Trump không phải là ủng hộ Ukraine theo cách chống lại Nga, mà là chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt, để giải phóng nguồn lực đối phó Trung Quốc”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Suslov lưu ý, Mỹ có thể sẽ không để Kiev phải chịu thất bại hoàn toàn hoặc chấp nhận đầu hàng vì mọi người sẽ ngay lập tức sử dụng điều đó để chống lại ông Trump và coi ông là yếu đuối.
Ông dự đoán ông Trump sẽ cố gắng tái lập ngoại giao trực tiếp với Nga dù 2 nước có thể vẫn là đối thủ trong tương lai gần.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cuộc đối thoại có nhanh chóng mang lại kết quả tích cực hay không, vì cách tiếp cận của Nga và Mỹ để chấm dứt xung đột ở Ukraine hiện không khớp nhau”, ông nhận định.
Ông nhấn mạnh: “Có những ranh giới đỏ mà không bên nào muốn vượt qua. Ông Trump coi Ukraine là một quốc gia có quân đội mạnh và có mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây, trong khi Nga cho rằng Ukraine phải được chuyển đổi thành một quốc gia trung lập với quy mô lực lượng vũ trang cần phải giảm đáng kể”.
Theo nhà nghiên cứu này, dưới sự lãnh đạo của ông Trump, Washington sẽ tập trung vào cuộc đối đầu với Trung Quốc và khẳng định sự thống trị của Mỹ ở Tây Bán cầu, thay vì vấn đề ở Ukraine.
So với nhiệm kỳ đầu tiên tại nhiệm, ông Trump hiện tại tự tin và điềm tĩnh hơn, đồng thời nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn từ đảng Cộng hòa. “Những điều ông Trump nói không vấp phải sự phản đối từ nhóm của ông ấy và đảng Cộng hòa. Chính quyền của ông ấy sẽ hành động thống nhất”, chuyên gia Suslov phân tích.
Trong bài phát biểu nhậm chức vào đầu tuần này, Tổng thống Mỹ đã cảnh báo về các cuộc chiến không cần thiết và cho biết ông muốn sử sách ghi lại với tư cách là “người kiến tạo hòa bình và thống nhất”. Ông nhấn mạnh lại, ông sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất cứ lúc nào.
Ngược lại, ông cảnh báo áp đặt thêm các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga nếu Moscow từ chối đàm phán hòa bình với Kiev.
Theo các nguồn thạo tin, đội ngũ của ông Trump được cho là đang xem xét 2 cách tiếp cận chính.
Thứ nhất là nếu có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột, Mỹ sẽ tập trung vào các biện pháp thiện chí để hỗ trợ các nhà sản xuất dầu bị trừng phạt của Nga, điều này có thể giúp đạt được thỏa thuận hòa bình.
Thứ hai là mở rộng các lệnh trừng phạt để tăng sức ép đối với Moscow.
Nga nêu rõ điều kiện của Tổng thống Putin để chấm dứt xung đột Ukraine
Điện Kremlin tuyên bố lập trường của Nga về giải quyết xung đột Ukraine đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ vào năm ngoái.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass).
"Lập trường của chúng tôi về giải quyết xung đột đã được Tổng thống nêu rõ và chúng tôi vẫn cam kết với lập trường này", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 16/1, đề cập đến những bình luận gần đây của ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio rằng việc giải quyết xung đột sẽ đòi hỏi sự nhượng bộ từ tất cả các bên liên quan.
"Lập trường này đã được nêu rõ vào tháng 6 năm ngoái, khi Tổng thống đưa ra chỉ thị cho Bộ Ngoại giao. Lập trường của chúng tôi là nhất quán, minh bạch và được biết đến rộng rãi", ông Peskov nhấn mạnh.
Trong phiên điều trần hôm 15/1, ông Rubio cho rằng, cả Ukraine và Nga sẽ phải nhượng bộ để chấm dứt chiến sự.
Ông Rubio gợi ý rằng sự nhượng bộ của Nga sẽ là không tiến xa hơn trong cuộc chiến, trong khi sự nhượng bộ của Ukraine sẽ là từ bỏ các lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.
"Điều quan trọng là mọi người phải thực tế: Sẽ cần có những nhượng bộ từ Nga, nhưng cũng từ phía Ukraine... Điều quan trọng là phải có sự cân bằng ở cả hai phía", ông Rubio phát biểu.
Nga hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine sau 3 năm xung đột. Các cuộc đàm phán giữa hai bên đã đình trệ kể từ khi vòng hòa đàm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đổ vỡ.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Putin đã nêu ra các điều khoản cụ thể hơn nhằm chấm dứt xung đột bao gồm: Ukraine sẽ phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, rút toàn bộ quân đội khỏi toàn bộ lãnh thổ của các khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng việc dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Moscow và đảm bảo tình trạng trung lập và phi hạt nhân của Ukraine là điều cần thiết.
Tổng thống Putin từng tuyên bố, Moscow vẫn sẵn sàng đàm phán với Kiev mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, ngoại trừ những điều kiện đã được nêu trong thỏa thuận ở Istanbul vào năm 2022, trong đó có quy chế trung lập đối với Ukraine, cũng như một số hạn chế nhất định trong việc triển khai vũ khí nước ngoài.
Ukraine đã bác bỏ và lập luận những điều kiện do Nga đưa ra ngang với việc đầu hàng. Thay vào đó, Ukraine đưa ra một "kế hoạch chiến thắng" và kêu gọi thêm sự hỗ trợ của phương Tây. Kiev tuyên bố sẽ không dừng lại cho đến khi binh lính Nga cuối cùng bị đẩy ra khỏi lãnh thổ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi khôi phục được biên giới năm 1991, một nhiệm vụ liên quan đến việc giành lại toàn bộ các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhia, Crimea từ Nga. Tuy nhiên, ngay cả các tướng Mỹ cũng cảnh báo mục tiêu như vậy sẽ tiêu tốn những nguồn lực khổng lồ mà Ukraine hiện không có.
Mục tiêu khôi phục lãnh thổ của Ukraine ngày càng trở nên khó khăn khi Nga giành ưu thế trên chiến trường. Trong khi đó, chính sách viện trợ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể đảo chiều sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ sau khi tái đắc cử. Hiện chưa rõ giải pháp của ông, nhưng một số ý kiến nhận định, không loại trừ khả năng chính quyền Mỹ tương lai sẽ buộc Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ với Nga để đổi lấy hòa bình.
Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump? Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thừa nhận mức độ khó khăn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine. Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty). Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có...