Chuyên gia nêu giải pháp hạn chế thiệt hại mưa lũ ở Việt Nam
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam cần cải thiện các vấn đề liên quan đến quy hoạch và dữ liệu để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Từ đầu tháng 10, các tỉnh miền Trung Việt Nam hứng chịu bão và mưa lớn bất thường, gây ngập lụt trên diện rộng và sạt lở đất. Đến ngày 23/10, thiên tai đã khiến 119 người chết, 19 người mất tích, 170.000 nhà dân ngập lụt, giao thông qua Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh bị chia cắt nhiều ngày.
Đánh giá về nguyên nhân khiến bão lũ nghiêm trọng, Jun Erik Rentschler, chuyên gia về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững của WB, cho biết lượng mưa lớn hơn so với mức thông thường mọi năm vì Việt Nam đang trải qua chu kỳ tuần hoàn của thời tiết, như hiện tượng El Nino.
Rentschler cho biết có một số dấu hiệu cho thấy mưa lớn chưa chấm dứt ở miền trung Việt Nam.
“Thiên tai xuất hiện do một vài nhân tố kết hợp với nhau, chúng tạo ra các sự cố nghiêm trọng như bão lũ ở Việt Nam mà chúng ta đang thấy”, Rentschler nói.
Theo dự báo của Việt Nam và quốc tế, một cơn bão khác, Saudel, đang hướng vào miền trung. Nhiều khả năng trước khi đổ bộ, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới do chịu tác động của khối không khí lạnh khô từ phương bắc tràn xuống cùng nhiệt độ mặt nước biển thấp. Tuy nhiên, từ đêm nay đến sáng 26/10 mưa có thể xuất hiện ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, phổ biến 50-150 mm.
Bão gây ngập trên diện rộng ở Thừa Thiên Huế đầu tháng 10. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Nguyễn Huy Dũng, chuyên gia cấp cao về quản lý rủi ro thiên tai của WB tại Việt Nam, nêu ba nguyên nhân khiến bão lũ và thiên tai nói chung gây thiệt hại lớn cho người dân và cộng đồng.
Thứ nhất là sự phát triển nhanh của cơ sở hạ tầng ở các khu vực dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở vùng ven biển.Khi một dự án hạ tầng được xem xét nhưng thiếu phần đánh giá rủi ro, dự án có thể bị phá huỷ trong thiên tai. Năm 2016, cầu Dịch Nghi ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã bị sập do có thiết kế chắn dòng nước của sông.
Video đang HOT
Thứ hai là chính sách quản lý thiên tai rời rạc và thiếu tính thực thi từ cấp trung ương đến địa phương. Ông Dũng cho biết điều này vẫn là vấn đề cần cải thiện dù Việt Nam đã thông qua một số chính sách và khung pháp lý để quản lý thiên tai.
Thứ ba là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Trong khi Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam chịu trách nhiệm về quản lý nguồn nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại quản hoạt động của đập thuỷ điện, nước dùng cho tưới tiêu và quản lý rủi ro. Việc này dẫn đến tình trạng mỗi bộ ban hành các chính sách và quy định riêng về các vấn đề tương tự trong xử lý thiên tai, gây nên chồng chéo, khiến các các cấp thực thi bối rối, không biết cách áp dụng trên thực tế.
“Nếu Việt Nam không cải thiện ba vấn đề này, thiệt hại do thiên tai gây ra trong những năm tới sẽ còn nghiêm trọng hơn”, ông Dũng nói.
Trong 10 năm tới, thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam có thể ở mức 4 tỷ USD nếu chính phủ trì hoãn thực hiện các biện pháp cần thiết nói trên, theo báo cáo “Phát triển khu vực ven biển Việt Nam – Cơ hội và rủi ro thiên tai” do WB công bố ngày 22/10. Ông Dũng và Rentschler là hai trong số 6 tác giả của báo cáo.
Trong khi đó, Rentschler cho rằng để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là do bão lũ, loại thiên tai phổ biến nhất ở Việt Nam, cần cải thiện 5 vấn đề.
Việt Nam cần tăng cường chất lượng thông tin và dữ liệu. Hiện nay rất nhiều quyết sách được đưa ra dựa trên hệ thống dữ liệu nghèo nàn, trong đó có thông tin về rủi ro khí hậu, vị trí các tài sản lớn, các công trình đô thị . Do đó nhà chức trách rất khó đưa ra các quyết định sáng suốt, liên quan đến khu vực ven biển.
Cần có quy hoạch khu vực được thông báo về rủi ro. Các thành phố ở khu vực duyên hải đang phát triển rất nhanh, vì thế khu vực an toàn đã “hết chỗ”. Ước tính 30% khu vực ven biển đã được xây dựng, nên các hoạt động phát triển mới sẽ được thực hiện ở khu vực có rủi ro cao về thiên tai.
“Quá trình quy hoạch đô thị cần tính đến các rủi ro và phải thực sự khôn khéo”, Rentschler nói.
Cần tính toán rủi ro với hệ thống cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông vận tải, năng lượng và nước là thiết yếu với người dân và với sự phát triển của khu vực duyên hải. Do đó chính phủ cần tính đến rủi ro trong xây dựng, duy trì và vận hành các hệ thống này. Các hệ thống đê cũng cần được nâng cấp, áp dụng các tiêu chuẩn mới nhất, được đánh giá thường xuyên để bảo đảm chúng có thể chống chọi trước những rủi ro.
Rentschler lưu ý bão lũ ở miền trung mới đây đã phá huỷ cơ sở nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng, trong đó có đường sá khiến việc cứu hộ gặp khó khăn. Ông Dũng cho biết hiện nay hai phần ba hệ thống đê của Việt Nam đang ở dưới mức tiêu chuẩn do chính phủ đưa ra, do đó thời gian tới cần xem xét lại các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Việt Nam cần bảo đảm hệ sinh thái, đưa hệ sinh thái vào quy hoạch trong chiến lược ứng phó với thiên tai. Đầu tư xây dựng đê điều không phải giải pháp duy nhất giúp bảo vệ bờ biển. Hệ sinh thái như rừng đước, các đụn cát có thể giúp bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển mà không tốn kém như xây dựng đê.
Theo ông Dũng, Việt Nam có rừng đước và các rặng san hô, đụn cát là nguồn tài nguyên lớn. Tuy nhiên, các hệ thống này đã bị phá huỷ nặng nề để phát triển kinh tế, như xây dựng khách sạn, resort. Việc phục hồi hệ sinh thái này rất quan trọng.
Cần có chiến lược phòng ngừa thiên tai. Trên thực tế, khi tất cả các kế hoạch được thực hiện, vẫn xuất hiện các “cú sốc” mà Việt Nam khó có thể tránh được. Khi đó điều quan trọng là cần có có sẵn năng lực để giảm thiểu thiệt hại, như xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, giúp hạn chế số người thiệt mạng. Việt Nam cũng cần chuẩn bị năng lực để khu vực bị tổn thương do bão lũ có thể phục hồi nhanh.
“Các bạn cần có sẵn các kế hoạch tài chính ứng phó khẩn cấp, phân bổ cho việc hồi phục và tái thiết sau thiên tai. Nhờ đó sẽ không có những thiệt hại dài hạn”, Rentschler nói.
Theo các chuyên gia của WB, nếu Việt Nam không giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, số người nghèo của quốc gia có thể tăng thêm 1,2 triệu người vào năm 2030. Rentschler lưu ý bão lũ gây thiệt hại lớn khi người dân miền trung còn đang gặp khó khăn kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19.
Rentschler cho rằng các rủi ro thiên tai sẽ luôn thay đổi do biến đổi khí hậu và do quá trình đô thị hoá.
“Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy các nỗ lực vì rủi ro sẽ tăng lên”, Rentschler nói.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...