Chuyên gia nêu bật tầm quan trọng của việc tiêm phòng COVID-19 tại các nước nghèo
Các chuyên gia quốc tế cảnh báo việc không đảm bảo mục tiêu tiêm phòng COVID-19 trên toàn thế giới đã tạo cơ hội cho sự xuất hiện của biến thể Omicron và diễn biến này chính là hồi chuông cảnh báo đối với các quốc gia giàu có.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Nottingham, England ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ mùa Hè năm nay, các nhà khoa học và các chuyên gia y tế toàn cầu đã kêu gọi hành động nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng về bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 giữa các nước giàu và nước nghèo. Họ cảnh báo việc càng để nhiều khu vực thế giới chưa tiêm phòng càng lâu, thì virus SARS-CoV-2 càng có nguy cơ biến đổi mạnh. Sự xuất hiện của một biến thể như Omicron sẽ có nguy cơ làm chệch hướng các nỗ lực giúp chấm dứt đại dịch. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định biến thể Omicron nhiều khả năng sẽ lây lan trên phạm vi toàn cầu và dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng tại một số khu vực.
Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), đồng Chủ tịch Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người Winnie Byanyima khẳng định nguyên nhân Omicron lây lan nhanh chóng là do thế giới không đáp ứng được mục tiêu về tiêm phòng COVID-19 và đây giống như lời kêu gọi thức tỉnh đối với tất cả các nước. Theo bà Byanyima, hoạt động kinh doanh đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp dược phẩm, song việc vẫn còn nhiều người chưa tiêm phòng đồng nghĩa rằng virus sẽ có nguy cơ tiếp tục lây lan. Thế giới sẽ không thể đón nhật kết quả tốt đẹp hơn nếu vẫn tiếp tục hành động như cũ.
Video đang HOT
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người vừa công bố các số liệu mới, theo đó số người được tiêm phòng mũi tăng cường tại Anh đang bằng với tổng số người tiêm phòng hai mũi tại tất cả các nước nghèo nhất trên thế giới. Cụ thể, sau khi Anh thông báo mở rộng chương trình tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người trưởng thành tại nước này, tổng cộng có 20 triệu người đã tiêm phòng mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, theo trang Our World In Data, chỉ có 20 triệu người đã tiêm phòng đầy đủ tại toàn bộ 27 quốc gia mà Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào danh sách các nước thu nhập thấp.
Giám đốc chính sách y tế của tổ chức từ thiện Oxfam, Anna Marriott cảnh báo trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện, rõ ràng việc bỏ các nước đang phát triển lại phía sau và đẩy mạnh chiến dịch tiêm mũi tăng cường sẽ không giúp chấm dứt đại dịch. Theo bà, nguy cơ tái diễn các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới là rất cao, trừ phi tất cả các nước hoàn tất công tác tiêm phòng đầy đủ sớm nhất có thể. Bà nhấn mạnh dù không thể xóa bỏ sai lầm đã mắc phải trong 21 tháng vừa qua, song các nước giàu cần vạch ra lộ trình mới để thuyết phục các công ty dược chia sẻ công nghệ với các nhà sản xuất trên toàn thế giới, từ đó đảm bảo mục tiêu tiêm phòng cho người dân tại tất cả các nước và kết thúc được đại dịch.
Cùng chung quan điểm trên, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nhận định việc thất bại trong mục tiêu tiêm phòng COVID-19 trên toàn cầu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng xuyên suốt đại dịch. Ông cũng cảnh báo càng nhiều người chưa được tiêm phòng, thì virus sẽ càng có nguy cơ biến đổi nhanh hơn và nhiều hơn.
Anh khuyến nghị tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành
Theo phóng viên TTXVN tại London, các cố vấn khoa học của chính phủ Anh ngày 29/11 khuyến nghị chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 của nước này cần được mở rộng cho tất cả người trưởng thành, đồng thời rút ngắn một nửa thời gian giữa mũi tiêm thứ hai và mũi tăng cường xuống còn 3 tháng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Nottingham, England ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo ngày 29/11, các nhà khoa học từ Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) cũng khuyến cáo trẻ em từ 12-15 tuổi cần iêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ hai. Trước đó, trẻ em trong nhóm tuổi này được khuyến nghị tiêm 1 mũi duy nhất.
JCVI lưu ý mũi tăng cường không nên được thực hiện sớm hơn 3 tháng sau mũi thứ hai, đồng thời việc mở rộng chương trình tiêm mũi tăng cường phải tuân theo thứ tự ưu tiên đã được thực hiện trong giai đoạn 1 và 2 của chương trình tiêm chủng nhằm đảm bảo những người dễ bị tổn thương nhất được bảo vệ đầu tiên.
JCVI đưa ra các khuyến nghị trên khi số ca mắc COVID-19 với biến thể mới Omicron tại Anh đã tăng lên 11 người, trong đó có 6 trường hợp mới được phát hiện tại Scotland và 2 tại London.
Giải thích lý do rút ngắn thời gian giữa mũi tiêm thứ 2 và mũi nhắc lại so với 6 tháng theo khuyến nghị trước đây, Chủ tịch JCVI, Giáo sư Wei Shin Lim, cho biết thông thường kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng cần cân bằng giữa việc kéo dài thời gian để tăng phản ứng miễn dịch với việc tận dụng cơ hội để phát huy tối đa tác dụng của mũi tăng cường.
Trong khi đó, Giáo sư Jonathan Van-Tam, Phó giám đốc Cơ quan Y tế vùng England, cũng cho rằng điều quan trọng là phải làm chậm sự lây lan của Omicron bởi các nhà khoa học hiện chưa chắc chắn về hiệu quả của vaccine đối với biến thể này. Ông chỉ ra rằng việc tiêm mũi tăng cường có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm hiện nay khi chưa có cơ sở khoa học chắc chắn và chưa thể biết "điều gì sẽ xảy ra tiếp theo". Giáo sư Van-Tam cũng nhấn mạnh không nên hoảng sợ, song cũng không nên phớt lờ những cảnh báo, nhấn mạnh tình hình ở Nam Phi là một dấu hiệu sớm, và mọi người cần tiêm mũi tăng cường khi tới lượt.
Còn theo Tiến sĩ June Raine, Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Vương quốc Anh, bà vẫn tự tin về tính an toàn của vaccine ngừa COVID-19, và khẳng định việc theo dõi tính an toàn của mũi tăng cường chưa làm dấy lên lo ngại mới nào. Cho đến nay, các phản ứng được báo cáo liên quan tới tác dụng phụ của vaccine như phản ứng tại chỗ tiêm và các triệu chứng giống như cúm đều nằm trong dự kiến ban đầu.
Các chính trị gia và nhà khoa học đang lo ngại về sự lan rộng toàn cầu của biến thể Omicron, được phát hiện lần đầu ở miền Nam châu Phi vào ngày 24/11. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid ngày 29/11đã triệu tập cuộc họp khẩn với các Bộ trưởng Y tế nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) để thảo luận về cách ứng phó tốt nhất với biến thể đang lây lan nhanh chóng. Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của Omicron, từ ngày 30/11, Anh áp dụng trở lại quy định đeo khẩu trang tại các cửa hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tất cả người nhập cảnh vào Anh giờ đây sẽ phải thực hiện xét nghiệm PCR vào cuối ngày thứ hai sau khi đến Anh và phải tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả âm tính. Trong khi đó, tất cả những người tiếp xúc với các ca nhiễm biến thể mới sẽ phải tự cách ly, dù đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay chưa.
Số ca mắc COVID-19 theo ngày tại Anh bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 11. Ngày 29/11, Anh ghi nhận 42.583 ca mắc và 35 ca tử vong do COVID-19. Trong 7 ngày qua, số ca mắc mới tại nước này đã tăng 3,7%.
Thêm 2 quốc gia châu Âu phát hiện "siêu biến chủng" Omicron Anh thông báo nước này đã ghi nhận 2 ca mắc biến chủng Omicron, trong khi Đức cũng phát hiện 2 ca nghi nhiễm chủng virus mới. Người mua sắm chật kín trên đường phố London, Anh ngày 20/11 (Ảnh: Reuters). "Tối qua, tôi đã được Cơ quan An ninh Y tế Anh liên lạc. Họ thông báo đã phát hiện ra 2...