Chuyên gia: NATO có thể thắng trong cuộc chiến tranh với Nga
NATO cuối cùng cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này và có thể giành chiến thắng thậm chí là sớm hơn mong đợi hoặc ít nhất sẽ là tạo ra một cuộc chiến khó khăn và phức tạp cho Nga.
Chuyên viên phân tích của The Week, Kyle Mizokami, cho rằng cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO có thể kết thúc bằng chiến tranh hạt nhân.
Tuần trước xuất hiện các báo cáo cho rằng Nga có thể tiêu diệt lực lượng NATO trong 5 ngày hoặc đánh bại lực lượng NATO ở Baltic chỉ trong 3 ngày.
Kyle Mizokami, cho rằng cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO có thể kết thúc bằng chiến tranh hạt nhân.
Michael Carpenter, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách khu vực Nga, Ukraine, và Eurasia đã đồng ý với kết luận của một nhóm nghiên cứu think-tank rằng NATO có thể không bảo vệ các nước Baltic nếu bùng nổ chiến tranh với Nga.
Báo cáo cho biết, 3 quốc gia Baltic là Estonia, Latvia, Lithuania có 11 tiểu đoàn, chủ yếu được vũ trang hạng nhẹ, không đủ sức để chống lại 46 tiểu đoàn xe tăng, bộ binh cơ giới, lính dù, thủy quân lục chiến, pháo binh, tên lửa đất-đối-hải, và máy bay trực thăng tấn công của Nga đồn trú trong khu vực.
Theo tác giả bài viết, tỷ lệ rủi ro để có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thường là 3:1. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước Baltic và Nga hiện nay là 12:56. Sự chênh lệch này chủ yếu đến từ sự khác biệt về hỏa lực mạnh, sự cơ động chiến thuật.
Theo ông, NATO có thể triển khai nhanh hơn 8 tiểu đoàn, 7 trong số này là của Mỹ, để bảo vệ khu vực Baltic. Nhưng phần lớn lực lượng này, được đào tạo tốt, nhưng chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ.
Trong trường hợp NATO có điều thêm 4 chiếc xe tăng và tiểu đoàn cơ giới đến Baltic, tỷ lệ rủi ro chỉ giảm một chút xuống còn 12:58.
Nga có rất nhiều lợi thế khác trong một cuộc chiến tranh với NATO.
Video đang HOT
Ngoài ra, Nga còn có rất nhiều lợi thế khác trong một cuộc chiến tranh với NATO. Cuộc chiến diễn ra ở trước cửa của Nga, nơi Moscow có thể huy động lực lượng từ nhiều địa điểm khác một cách nhanh chóng cho một cuộc tấn công.
Lực lượng tiếp viện nằm xa biên giới nhất là 150 dặm. Điều này giúp Nga có lợi thế lớn về hậu cần lẫn yếu tố bất ngờ.
Nga cũng đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa quy mô lớn mà trong lực lượng vũ trang từ năm 2014. Điểm cơ bản trong chủ trương này là từ nay đến năm 2020 thay thế 70% công nghệ Liên Xô lạc hậu bằng những trang bị vũ khí mới với chi phí lên tới 720 tỉ USD.
Nga cũng dự kiến dành nhiều quan tâm hơn đến đào tạo nhân sự chuyên nghiệp và là điều khiến NATO không thể không chú ý.
Tuy nhiên, Mizokami cũng chỉ ra những lợi thế của NATO trước Nga. Sự sụt giảm giá dầu và các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Moscow sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea đã dẫn tới sự sụt giảm ngân sách quốc phòng của Nga và hậu quả tiếp theo là sự cắt giảm một số thiết bị quân sự mới như tăng T-14 Armata và chiến đấu cơ tàng hình PAK-FA.
Lực lượng Nga, nói chung, không phải được đào tạo tốt như lực lượng NATO.
Lực lượng Nga, nói chung, không phải được đào tạo tốt như lực lượng NATO. Theo tác giả bài viết, trong cuộc chiến tại Gruzia năm 2008, lực lượng mặt đất Nga di chuyển khá chậm do thiếu đào tạo, trang bị khi hoạt động ở vùng đồi núi. Trong khi đó, lực lượng NATO có thể hoạt động tốt hơn trong tình huống tương tự.
Gần đây, sự kiện tại Crimea được ca ngợi là hình thức mới của “chiến tranh lai”. Nga đã giành quyền kiểm soát bán đảo này thông quan những người biểu tình, lực lượng bán quân sự và lực lượng chính. Nhưng theo Mizokami, thực tế là Moscow không đủ khả năng xâm nhập vào lãnh thổ của Ukraine theo cách thông thường nên phải ứng biến.
Chuyên gia Mizokami cho rằng mối nguy hiểm thực sự trong cuộc chiến tranh giữa Nga và NATO không phải nằm ở chỗ NATO sẽ thua. Theo ông, NATO cuối cùng cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này và có thể giành chiến thắng thậm chí là sớm hơn mong đợi hoặc ít nhất sẽ là tạo ra một cuộc chiến khó khăn và phức tạp cho Nga.
Xem thêm> Lầu Năm Góc thừa nhận Nga có thể đánh bại NATO trong 60 giờ
Mối nguy hiểm lớn nhất của cuộc chiến tranh này chính là nguy cơ cuộc xung đột có thể biến thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Nếu giả định rằng những động thái trên có nghĩa là Moscow sửa soạn bắt đầu cuộc chơi, thì Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật phản công, do đó dẫn đến leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Do đó, NATO cần phải ngăn chặn cuộc xung đột với Nga, nhưng cần phải ngăn bằng sức mạnh chứ không phải điểm yếu. Nếu Nga thấy NATO thống nhất trong việc bảo vệ vùng Baltic, họ sẽ hiểu cái giá rất đắt của cuộc chiến tranh. Và sau đó NATO sẽ thắng, Mizokami kết luận.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
IS đang "bẫy" Mỹ vào cuộc chiến trên bộ
Tổ chức khủng bố khét tiếng phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, chúng muốn lôi kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc chiến tranh trên bộ.
Theo New York Times, khi Mỹ triển khai bộ binh tấn công Iraq năm 2001, một trong những người ủng hộ động thái này nhiệt tình nhất chính là Abu Musab al-Zarqawi, một thủ lĩnh khủng bố khét tiếng.
Theo đó, trong một tuyên bố năm 2003, Abu Musab al-Zarqawi - kẻ sáng lập ra nhóm khủng bố tiền thân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gọi chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Iraq là "Cuộc xâm lược thần thánh!".
Tuyên bố của Abu Musab al-Zarqawi - vốn không gây nhiều chú ý thời điểm đó - đã phản ánh niềm tin cốt lõi cũng như động cơ mạnh mẽ thôi thúc các chiến binh IS tranh nhau tử vì đạo.
Các chiến binh IS tuyệt đối tin vào lời tiên tri rằng, chúng sẽ giành chiến thắng trước Mỹ và phương Tây trong một cuộc chiến tranh trên bộ.
Năm ngoái, khi các chiến binh IS tại Syria chặt đầu con tin người Mỹ Peter Kassig, một tay đao phủ đã lớn tiếng tuyên bố rằng, chúng đang "háo hức chờ đợi để nghênh đón và chôn vùi" đội quân viễn chinh của Mỹ.
Trong ấn bản mới nhất của Dabiq - tạp chí do IS xuất bản, cũng có một bài viết chỉ ra cách thức để lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến trên bộ, đó là ra sức thực hiện nhiều hơn nữa các cuộc tấn công chết chóc và đẫm máu trên đất Mỹ. Những kẻ khủng bố còn khẳng định, tác giả bài viết trên là một con tin người Anh tên John Cantlie.
Trên thực tế, các tài liệu tuyên truyền của IS đã liên tục nhấn mạnh vào lời tiên tri về cuộc chiến vĩ đại cuối cùng trong đó, chúng sẽ là kẻ chiến thắng. Các chuyên gia chống khủng bố cho hay, đây là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp IS chiêu mộ tân binh trên khắp thế giới.
Giáo sư Filiu bình luận, cách duy nhất để ngăn chặn việc IS tuyển quân đồng thời tiêu diệt IS đó là "bóc mẽ" lời tiên tri của chúng.
"Để phá vỡ động lực của chúng, chúng ta phải bóc mẽ lời tiên tri. Chúng ta cần phải bắt chúng hứng thất bại thảm hại, chẳng hạn tái chiếm lại Raqqa (hang ổ của IS tại Syria). Tuy nhiên, chiến thắng quan trọng và ý nghĩa đó phải do các lực lượng địa phương giành được", Giáo sư Filiu tuyên bố.
Ý thức hệ trên của IS cũng đã được nhắc tới trong bài phát biểu về chủ nghĩa khủng bố của Tổng thống Mỹ Obama cuối tuần trước.
Theo đó, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, Mỹ cần nỗ lực để "giành chiến thắng toàn diện" trong cuộc chiến chống lại IS nhờ chiến dịch không kích trên bầu trời kết hợp với vai trò tác chiến trên bộ của các lực lượng địa phương được nước này hậu thuẫn, thay vì triển khai bộ binh tham chiến để tránh kịch bản sa lầy như ở Iraq và Afghanistan.
Đặc nhiệm Mỹ được triển khai ở Iraq. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 1.12 xác nhận, việc triển khai đặc nhiệm tới Iraq là nhằm hỗ trợ cho lực lượng an ninh nước này, cũng như dân quân người Kurd trong cuộc chiến chống lại IS.
Theo đó, "lực lượng viễn chinh đặc biệt" Mỹ cử đến Iraq lần này bao gồm khoảng 200 lính đặc nhiệm được các cơ quan tình báo hỗ trợ sẽ có nhiệm vụ "tìm diệt các thủ lĩnh và chỉ huy chủ chốt của IS" trên chiến trường Iraq và Syria.
Một số chuyên gia phân tích bình luận, động thái trên phản ánh rằng, giới chức Mỹ đã thừa nhận, chiến dịch không kích IS hơn một năm rưỡi qua không hiệu quả, theo đó, dưới áp lực của dư luận và các mối đe dọa ngày càng tăng từ IS, Washington có thể lựa chọn khả năng can thiệp trên bộ để xóa sổ tổ chức khủng bố này.
Tuy nhiên, bất kể chiến dịch can thiệp trên bộ có tiềm năng dẫn tới thành công, các chuyên gia phân tích kỳ cựu vẫn mạnh mẽ cảnh báo rằng, nếu Mỹ và các đồng minh đưa ra quyết định như vậy, họ sẽ "trúng bẫy" của phiến quân IS.
Theo DanViet
Tổng thống Putin được bảo vệ bằng khẩu súng huyền thoại Dù đã được lên kế hoạch thay thế nhưng hiện nay súng SPS vẫn được lực lượng cận vệ Nga tin dùng, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ Tổng thổng Putin. Được thiết kế "hoàn toàn bí mật" ở Nga, SPS được coi là một trong những khẩu súng lục có độ chính xác cao nhất trên thế giới. Tuy là súng...