Chuyên gia Mỹ: Vaccine phòng lao có thể hạn chế nguy cơ thiệt mạng do COVID-19
Các chuyên gia cho rằng, các nước sử dụng vaccine phòng bệnh lao trong chương trình tiêm chủng mở rộng, có số bệnh nhân thiệt mạng do COVID-19 thấp hơn.
Các nhà khoa học của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) chỉ ra rằng loại Vaccine BCG có thể mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến đẩy lùi COVID-19.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những nước đưa vaccine phòng bệnh lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng thấp hơn so với các quốc gia khác.
Nghiên cứu này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành, chưa được đánh giá rộng rãi (công đoạn để các nhà khoa học kiểm chứng và đánh giá độ tin cậy của các công trình nghiên cứu của đồng nghiệp).
Nhóm chuyên gia sử dụng các dữ liệu được công khai và ước tính tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng ở 50 nước có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất.
Sau đó họ sẽ nhìn vào mối liên hệ giữa các số liệu này và một số yếu tố liên quan như năng lực của nền kinh tế, tỉ lệ dân số già… vả cả chương trình tiêm chủng vaccine BCG của từng quốc gia tương ứng.
Vaccine BCG được tìm ra cách đây 99 năm, có tác dụng phòng bệnh lao và nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc cho trẻ em dưới 14 tuổi ở nhiều nước.
Video: Cuộc sống ở Vũ Hán sau khi Trung Quốc dỡ lệnh phong tỏa
Một số nước thử nghiệm vaccine BCG trong việc hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Có khoảng 4.000 nhân viên y tế ở Australia tình nguyện tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng của Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI).
Trong khi đó ở Hà Lan, một nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phương pháp này trên 1.000 nhân viên y tế.
“Nó có thể tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể phòng vệ tốt hơn trước nhiều bệnh truyền nhiễm, virus và vi khuẩn. Chúng tôi sẽ không làm thế này nếu không tin rằng nó có thể hiệu quả”, Nigel Curtis, trưởng nhóm nghiên cứu của MCRI chia sẻ.
Peter Openshaw, Giáo sư ngành dược ở Đại học Hoàng gia London cũng hoan nghênh ý tưởng này.
Ông Openshaw cho rằng, vaccine BCG có thể tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian ngắn để cơ chế phòng vệ của cơ thể nhạy bén hơn trước những yếu tố lây nhiễm.
“Cơ thể sẽ ít nguy cơ bị nhiễm trong giai đoạn này vì hệ miễn dịch có thể phản ứng nhanh hơn rất nhiều khi phát hiện ra sự xâm nhập”, Giáo sư Openshaw nói.
NGỌC ANH
Thế giới cân nhắc chuyện kéo dài phong tỏa chống dịch Covid-19
Thế giới ghi nhận hơn 1,5 triệu ca nhiễm, hơn 88.000 người chết và nửa tỉ người có thể lâm vào cảnh nghèo đói vì đại dịch Covid-19.
Người dân đi bộ qua con đường vắng vẻ vì lệnh phong tỏa ở Ý . Ảnh Reuters
Đại dịch Covid-19 đã lây lan tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đe dọa nền kinh tế toàn cầu, khiến hàng triệu người thất nghiệp và hàng tỉ người phải ở nhà vì các lệnh phong tỏa, theo AFP. Khắp thế giới, các cơ sở y tế lâm vào tình trạng khủng hoảng vì phải đối mặt số lượng bệnh nhân Covid-19 quá đông, thiếu hụt vật tư y tế và cả nhà xác. Châu Mỹ, châu Âu đến châu Á đều tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm và tử vong gia tăng từng ngày.
Trong tình hình đó, chính phủ nhiều nước quyết định kéo dài lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội để đối phó dịch. Chính phủ Pháp dự kiến gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc sau khi số người chết vì Covid-19 ở nước này tăng vọt lên hơn 10.000. Bỉ và Philippines kéo dài lệnh phong tỏa lần lượt đến 19.4 và 30.4. Hungary hôm qua 9.4 cũng thông báo sẽ tiếp tục phong tỏa toàn quốc cho đến khi có thông báo tiếp theo. Bên cạnh đó, Ấn Độ sẽ họp thảo luận việc kéo dài lệnh phong tỏa, còn Anh cũng đang cân nhắc.
Tờ South China Morning Post hồi tuần trước dẫn nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London (Anh) cho rằng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có thể giúp giảm tác động của đại dịch đối với sinh mạng con người. Cụ thể theo nghiên cứu, nếu áp dụng sớm và duy trì các biện pháp này trên phạm vi lớn một cách phù hợp có thể cứu đến 38,7 triệu người khỏi nguy cơ tử vong.
Trong khi đó, Trung Quốc nới lỏng lệnh phong tỏa tại một số khu vực để khôi phục nền kinh tế và một số quốc gia khác ở châu Âu như Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Na Uy đang cân nhắc điều tương tự, theo Reuters. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp, còn giới chuyên gia y tế cảnh báo nên thận trọng với động thái này nhằm ngăn chặn có thêm đợt bùng phát mới.
Trong một diễn biến khác liên quan Covid-19, Tổ chức Viện trợ quốc tế Oxfam hôm qua kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí với gói giải cứu khoảng 2.500 tỉ USD để giúp ngăn chặn nguy cơ nửa tỉ người trên toàn cầu lâm vào tình trạng nghèo đói vì đại dịch.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục kêu gọi thế giới đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch sau khi Tổng thống Trump chỉ trích cơ quan này quá thân thiết với Trung Quốc và đe dọa cắt giảm tài trợ.
Phúc Duy
Nhà khoa học hàng đầu từ chức vì thất vọng trước cách đối phó với COVID-19 của châu Âu Cựu nhà khoa học hàng đầu của châu Âu đã từ chức vì bị phản đối tài trợ cho việc điều trị và chế tạo vaccine phòng bệnh COVID-19. Ông Mauro Ferrari cho biết đã thất vọng sâu sắc trước những phản ứng của EU đối với COVID-19. Ảnh: The Guardian Theo trang The Guardian (Anh), Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC)...