Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

Theo dõi VGT trên

Tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.

Đó là nhận định của ông Greg Poling, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ trong cuộc trao đối với phóng viên VOV về việc Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn tất bồi đắp đảo tại Biển Đông.

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông - Hình 1

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Greg Poling, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ

PV: Trung Quốc vừa tuyên bố sắp hoàn tất việc bồi đắp đảo tại Biển Đông, theo ông thì tuyên bố này chỉ nhằm tạm thời giảm căng thẳng trước đối thoại Mỹ-Trung hay nó cho thấy một sự thay đổi nào đó trong cách tiếp cận của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông?

Ông Greg Poling: Một số phương tiện thông tin đại chúng và nhà phân tích đã hiểu sai rằng việc Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn tất việc bồi đắp đảo có nghĩa là họ sẽ ngừng hoạt động này nhưng thực tế là không phải như vậy.

Có lẽ tuyên bố của Trung Quốc chỉ nhằm tạm thời làm giảm căng thẳng trước thềm đối thoại chiến lược Mỹ-Trung cũng như một loạt các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới tại châu Á như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á…chứ không thể hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong mục tiêu chiến lược của họ.

Mùa hè là khoảng thời gian mà Trung Quốc thường tìm cách “hạ nhiệt” để tránh bị lên án tại các diễn đàn quốc tế. Tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ ngừng bất cứ việc gì. Họ đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành việc bồi đắp tại 5 trong số 7 thực thể đang chiếm giữ tại Biển Đông và thông điệp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy rõ là họ sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các thực thể này.

Có vẻ như Trung Quốc sẽ xây sân bay thứ 2 tại bãi Subi và do vậy sẽ tiếp tục bồi đắp cho đến khi đạt đủ diện tích như mong muốn rồi sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn 2, tức là sẽ xây dựng các cơ sở với quy mô lớn.

PV: Ông vừa nói là không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong vấn đề bồi đắp đảo, vậy mục tiêu đó của họ là gì?

Ông Greg Poling: Có lẽ mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là nhằm tăng cường sức mạnh của họ tại khu vực quần đảo Trường Sa. Đảo Hải Nam nằm cách Trường Sa hàng trăm dặm, khiến khả năng tuần tra cũng như khai thác thủy sản của Trung Quốc bị hạn chế tại khu vực Trường Sa.

Với việc bồi đắp và xây dựng các t.iền đồn tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ đưa thêm tàu thuyền, máy bay vào hoạt động tại khu vực này và cuối cùng thì họ sẽ tìm cách kiểm soát trên thực tế đối với các thực thể địa lý trên.

PV: Vậy sau khi hoàn thành bồi đắp và xây dựng cơ sở trên các thực thể tại Biển Đông, liệu Trung Quốc có tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông như đã làm tại biển Hoa Đông hay không, thưa ông?

Ông Greg Poling: Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể kế hoạch tuyên bố ADIZ đã nằm trong toan tính bồi đắp đảo của Bắc Kinh hoặc Bắc Kinh sẽ chỉ làm việc này nếu cảm thấy cần thiết.

Video đang HOT

Việc tuyên bố ADIZ tại biển Hoa Đông vào cuối năm 2013 đã khiến Bắc Kinh gặp lúng túng và khá mất mặt. Ngay sau tuyên bố của Trung Quốc, Mỹ lập tức đưa máy bay n.ém b.om B52 vào khu vực này, Nhật Bản cũng lập tức phản đối và liên tục phớt lờ tuyên bố của Bắc Kinh, thậm chí các hãng hàng không thương mại lớn của Nhật Bản cũng coi như không có vùng ADIZ.

Hàn Quốc cũng hành động như vậy. Với hệ thống phòng không, không quân rải dọc suốt bờ biển mà Trung Quốc còn không thể thực thi được ADIZ tại biển Hoa Đông thì làm sao họ có thể làm được điều này tại Biển Đông với chỉ một hoặc hai sân bay tại Trường Sa.

PV: Nhưng nếu Trung Quốc vẫn tuyên bố ADIZ tại Biển Đông thì sao?

Ông Greg Poling: Chắc chắn điều này chỉ khiến căng thẳng gia tăng. Nếu Trung Quốc vẫn tuyên bố ADIZ tại Biển Đông thì chỉ ngay hôm sau Mỹ sẽ đưa máy bay vào khu vực này với lập luận đây là khu vực biển tranh chấp. Không chỉ Mỹ mà Việt Nam, Philippines, có thể cả Australia, Indonesia và các nước đối tác khác cũng sẽ phớt lờ ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố.

PV: Trong trường hợp Trung Quốc tuyên bố ADIZ tại Biển Đông, họ sẽ phản ứng thế nào nếu bị các bên phớt lờ?

Ông Greg Poling: Trường hợp ADIZ tại Biển Hoa Đông năm 2013 đã chứng minh rằng Trung Quốc không thể làm được gì nhiều. Có thể là một vài hãng hàng không thương mại sẽ tuân thủ vùng ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố vì lý do an toàn nhưng chắc chắn các máy bay quân sự sẽ phớt lờ.

Tôi cho rằng các hãng hàng không lớn của Việt Nam, Philippnes, Indonesia và có thể cả Singapore sẽ từ chối tuân thủ vùng ADIZ này. Nếu Trung Quốc lấy việc tuyên bố ADIZ để thể hiện rằng họ đang thực thi quyền tài phán tại Biển Đông thì đó là một sai lầm vì tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.

PV: Vậy các bên liên quan cần phải làm gì để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc?

Ông Greg Poling: Trước hết chúng ta cũng phải chấp nhận thực tế rằng Trung Quốc đã hoặc sắp hoàn tất việc bồi đắp tại 7 thực thể địa lý tại Biển Đông. Sẽ không có chuyện họ đổ cát trở lại biển đâu.

Vấn đề hiện nay không phải là làm thế nào để ngăn chặn hoạt động bồi đắp của Trung Quốc. Nếu muốn ngăn chặn thì đáng ra chúng ta cần phải làm từ cách đây vài năm trước khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp chứ không phải chờ đến khi sự đã rồi.

Nếu Trung Quốc dự định tiếp tục mở rộng bồi đắp thì họ phải chiếm được những thực thể hiện chưa có người ở vì toàn bộ 7 thực thể mà họ chiếm giữ tại Biển Đông đã và đang được bồi đắp.

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông - Hình 2

Ông Greg Poling trả lời phòng vấn phóng viên VOV

Trong trường hợp Trung Quốc thực sự làm như vậy thì đó sẽ là sự thay đổi căn bản về nguyên tắc vì điều duy nhất mà Tuyên bố về hành xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 nghiêm cấm là việc chiếm hữu các thực thể không có người ở. Do vậy mà điều chúng ta cần làm hiện nay là khiến Trung Quốc hiểu rõ rằng họ đang gây căng thẳng, không giúp ích gì cho tình hình khu vực và họ không được đi xa hơn nữa.

PV: Có nghĩa là chúng ta chỉ cần ngồi một chỗ và thuyết phục họ?

Ông Greg Poling: Tôi không cho là như vậy. Chúng ta cần gây sức ép tối đa lên Trung Quốc để buộc Bắc Kinh phải làm rõ cơ sở của những đòi hỏi mà họ đưa ra. Đó là lý do mà Mỹ liên tục đề cập đến vấn đề tự do hàng hải, trong đó có việc đi lại trong khu vực 12 hải lý xung quanh ít nhất 2 thực thể chìm dưới mặt biển vào lúc thủy triều lên trước khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp, vì đây không phải là đảo đá theo đúng quy định luật pháp. Việt Nam hay Philippines cũng cần làm như vậy. Chúng ta cần tìm kiếm những cơ hội để thách thức các yêu sách của Trung Quốc một cách hòa bình.

Nếu Bắc Kinh phản đối thì họ sẽ tự đặt mình vào thế khó vì họ sẽ phải đưa ra lý do, cơ sở pháp lý để biện hộ. Theo tôi thì đó là giải pháp tối ưu hiện nay. Dù không đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ làm rõ những đòi hỏi của họ nhưng điều này sẽ buộc Trung Quốc trả giá ngày một lớn, công luận sẽ quay lưng lại Bắc Kinh.

Cách duy nhất để có thể đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài là Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ mất nhiều hơn trong hệ thống quốc tế so với lợi ích đạt được với những đảo hoặc bãi ngầm tại Biển Đông./.

Theo Nhật Quỳnh-Huy Hoàng/VOV-Washington

Canh bạc ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc (P1)

Báo Mỹ cuối tuần trước dẫn lời chuyên gia Harry Kazianis phân tích về khả năng cũng như nguyên nhân Trung Quốc muốn lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, đồng thời đưa ra giải pháp khả thi để ngăn chặn ý đồ của Trung Quốc.

Canh bạc ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc (P1) - Hình 1

Trung Quốc đang có những động thái hung hăng khiến khu vực và thế giới quan ngại. (Ảnh minh họa: NT)

ADIZ trên Biển Đông đang hình thành?

Trong vài năm gần đây, các chuyên gia an ninh châu Á thường có những nhận định không thiện cảm về các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Những lời phản đối trở nên mạnh mẽ hơn khi vào tháng 11/2013, Trung Quốc ra tuyên bố về Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, vốn là một điểm nóng tranh chấp giữa các cường quốc trong khu vực.

Hành động đơn phương này của Trung Quốc tất nhiên đã châm ngòi cho các cuộc tranh cãi quốc tế, đồng thời làm tăng thêm mối lo ngại của các quốc gia về mục đích của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Vậy liệu Trung Quốc có tuyên bố một ADIZ tương tự ở Biển Đông?

Có nhiều lý do để tin rằng các hoạt động cải tạo đảo gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông chính là một bước chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho các tuyên bố và yêu cầu công nhận về một ADIZ mới trong tương lai. Các tính toán của Bắc Kinh đã rất rõ ràng: họ muốn đặt tất cả vào "sự đã rồi" bằng cách sử dụng các công trình nhân tạo kiên cố để ra tuyên bố và ép buộc tất cả phải tuân theo.

Trước hết, cần xem xét kỹ lưỡng tuyên bố ADIZ trên Biển Hoa Đông của Trung Quốc. Một lý do có vẻ hợp lý hơn cả là tuyên bố năm 2013 của Bắc Kinh hoặc các động thái nhắm đến một ADIZ mới ở biển Đông đều có mục đích sâu xa là đẩy Mỹ và các lực lượng đồng minh tránh xa khỏi các vùng "cận lãnh hải" cũng như các vùng "lợi ích cốt lõi" (?) đối với Trung Quốc.

Mặc dù rất nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, đều đã có những tuyên bố về các ADIZ trong quá khứ, thông báo của Bắc Kinh vẫn cần được lưu tâm. ADIZ theo thông báo của Trung Quốc hồi năm 2013 trải rộng hầu khắp Biển Hoa Đông, tuyến đường hàng hải và hàng không trọng yếu được khai thác bởi hầu hết các quốc gia hùng mạnh ở châu Á và trên thế giới.

Tại sao Bắc Kinh muốn lập ADIZ trên Biển Đông?

Tại sao Bắc Kinh tuyên bố về các vùng nhận diện dù biết chắc chắn rằng việc đó sẽ châm ngòi cho các căng thẳng trong khu vực?

Hành động của Trung Quốc rõ ràng là một phần của toan tính lâu dài nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động quân sự ngoại bang tại nơi mà họ gọi là "cận lãnh hải".

Theo China Brief, việc công khai các vùng nhận diện mới này không phải là tuyên bố nhất thời mà đó là sách lược được suy xét cẩn thận nhằm vô hiệu hoá Mỹ cũng như bất kì nỗ lực nào từ bên ngoài muốn tiếp cận Biển Đông.

Tuyên bố ADIZ 2013 không chỉ đơn thuần là hành động tranh giành lãnh thổ, mà còn là một động thái nhằm gia tăng sự phản đối các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Nó sẽ cung cấp khung pháp lý cho những cáo buộc của Bắc Kinh về việc Mỹ sử dụng máy bay thu thập thông tin tình báo gần lãnh thổ Trung Quốc, các hoạt động do thám bằng radar và những hoạt động khác vốn làm giới chức Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.

Học thuyết ASB - Cái cớ để Trung Quốc xây dựng ADIZ?

Như đã phân tích, Trung Quốc dường như cảm thấy ADIZ là cần thiết để chống lại các nguy cơ đang gia tăng từ Mỹ. Bắc Kinh luôn nhấn mạnh Học thuyết tác chiến không-biển (ASB) là bằng chứng của khả năng về một hành vi can thiệp quân sự của Mỹ vào các vùng lợi ích của họ.

ASB là một học thuyết quen thuộc của quân đội Mỹ với mục tiêu phá hủy, t.iêu d.iệt và đ.ánh bại mọi lực lượng quân sự thù địch của đối phương trên toàn bộ chiến trường, thống trị bầu trời và mặt biển, phong tỏa lục địa của đối phương.

ASB, giờ đây được đổi thành (JAM-GC), là một tập hợp các khái niệm và phương thức để Mỹ có thể tham gia vào các vùng lãnh thổ mà họ có quyền lợi. Đây thực sự là một lời phản đối cho tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển A2/AD (chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực).

Từ đây ta có thể thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho cả hai "ông lớn": Trung Quốc, để bảo vệ các lợi ích cốt lõi đã xây dựng A2/AD. Mỹ sử dụng ASB để thách thức các hành động này.

Bắc Kinh quan sát sự phát triển của học thuyết của Mỹ và trả lời bằng ADIZ trên biển Hoa Đông. Trung Quốc còn đang có động thái mở rộng nó xuống phía biển Đông, một hành động nhằm đẩy lùi Mỹ ra xa các vùng "cận lãnh hải" của họ.

(còn tiếp)

Trần Khánh

Theo National Interest

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Hà Hồ nhúng tay đám cưới Midu, vợ Phan Thành bất ngờ bị hại?
15:38:48 02/07/2024
Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Choi Tae Joon: Mỹ nam khiến Park Shin Hye mê mệt lấy làm chồng, bạn thân Seungri
16:05:02 02/07/2024
Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa
16:30:40 02/07/2024

Tin mới nhất

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới

19:41:08 02/07/2024
Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là cà phê trứng. Món đồ uống này có nguồn gốc từ Hà Nội, có lòng đỏ trứng thêm vào phần trên, đ.ánh bọt với sữa đặc vào cà phê.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Có thể bạn quan tâm

Bãi đá cổ ở "vương quốc" Thanh Long, Bình Thuận

Du lịch

21:12:05 02/07/2024
Được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam , bãi đá Cổ Thạch là niềm kiêu hãnh của người dân Bình Thuận.

Sau võ sư Duy Nhất, đến lượt Tuấn Hưng đăng ảnh gì mà bị netizen nhắc nhở về chuyện "gây xích mích" giữa 2 show Anh Trai?

Tv show

20:58:47 02/07/2024
Tấm ảnh cứ ngỡ bình thường nhưng lại rất bất thường của Tuấn Hưng đăng tải nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của cư dân mạng.

Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu

Tin nổi bật

20:56:10 02/07/2024
Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp nhận, thụ lý điều tra vụ việc một người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân, phường 8, TP Vũng Tàu.

Visual tàn tạ của Lee Seung Gi sau ồn ào "con rể l.ừa đ.ảo"

Sao châu á

20:50:00 02/07/2024
Đây là lần đầu nam diễn viên xuất hiện công khai sau khi anh điêu đứng danh tiếng, bị công chúng tẩy chay vì bố vợ vướng bê bối l.ừa đ.ảo.

Môi giới xuất khẩu lao động trái phép dưới vỏ bọc nhà tu hành

Pháp luật

20:48:11 02/07/2024
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan phát hiện, ngăn chặn đường dây tổ chức, môi giới đưa người ra nước ngoài lao động trái pháp luật dưới vỏ bọc là các nhà tu hành.

Bộ phim quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, kịch bản bẻ lái liên tục khiến khán giả choáng váng

Phim châu á

20:47:04 02/07/2024
Sau Queenmaker, Netflix tiếp tục đầu tư mạnh tay vào dòng phim chính trị, tâm lý nặng đô cùng tác phẩm The Whirlwind (Cơn Lốc), cũng do Kim Hee Ae đóng chính.

Phát hiện bằng chứng về nghi lễ phù phép cổ xưa nhất thế giới

Lạ vui

20:45:24 02/07/2024
Do sự tương đồng giữa các đồ vật được tìm thấy trong hang và nghi lễ của người Gunaikurnai, các trưởng lão của nhóm thổ dân Gunaikurnai đã nhờ các nhà khảo cổ giúp khai quật hang động, được họ gọi là Hang Cloggs và nghiên cứu các hiện v...

Review Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một - đừng làm ồn nếu không muốn "đăng xuất"

Phim âu mỹ

20:30:08 02/07/2024
Không giống như hai phần phim trước, Day One cho ta thấy những sự kiện đầu tiên khi các sinh vật ngoài không gian xâm chiếm Trái Đất.

Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn

Sao việt

20:20:04 02/07/2024
Sau khi về chung một nhà với bạn trai, cuộc sống của Thái Trinh nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Nữ ca sĩ 9x cũng thi thoảng cập nhật cuộc sống mới trên mạng xã hội.

"Trùm phản diện" Huy Cường kể khổ vì... mưa, bọ cánh cứng!

Hậu trường phim

20:10:10 02/07/2024
Nam diễn viên Huy Cường trải lòng về những khó khăn khi hóa thân vào vai Đỗ Hội trong phim truyền hình Miền quên lãng .

Game thủ LMHT mất tới 7 tháng để thoát khỏi Sắt Đoàn

Mọt game

19:57:02 02/07/2024
Một bài đăng trên Reddit vào ngày 02/07 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng game thủ Liên Minh Huyền Thoại. Theo đó, một người chơi với nickname Ducking Weeb đã chia sẻ câu chuyện về quá trình leo rank đầy gian khổ của an...