Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc được nhiều khi mua Su-57
Robert Farley, trợ lý giáo sư tại Học viện Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ) vừa chỉ ra những lý do khiến Nga bán Su-57 cho Trung Quốc.
Theo chuyên gia Mỹ, khả năng thương vụ Su-57 giữa Nga và Trung Quốc được hiện thực hóa là hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Farley chỉ ra 3 lý do có thể lý giải cho khả năng Nga bán Su-57 cho Trung Quốc.
Một là Nga có thể không còn nghĩ tới chuyện dù Trung Quốc có sao chép công nghệ thì công nghệ quân sự của Nga vẫn dẫn đầu. Hai là khả năng Nga tin rằng, sức mạnh của mối quan hệ song phương sẽ ngăn chặn Trung Quốc ăn cắp công nghệ.
Và lý do thứ ba là có thể Nga nghĩ đơn giản, lợi ích từ thương vụ mua bán cùng với hoạt động bảo dưỡng lâu dài và mối quan hệ được nâng tầm sẽ vượt qua những cái bị mất.
Cùng với đó, vị chuyên gia mỹ cũng chỉ ra những các được khi Trung Quốc thực hiện thương vụ Su-57 với Nga. Với đặc tính cơ động cao, tiêm kích Su-57 sẽ lấp khoảng trống của J-20 và J-31 của Trung Quốc.
Không những vậy, nếu mua Su-57, Trung Quốc sẽ tập trung phát triển một cách hiệu quả hơn khả năng tấn công tầm xa, đánh chặn và triển khai trên không. Mua chiến đấu cơ tàng hình Nga, Trung Quốc sẽ không chỉ củng cố thêm mối quan hệ quốc phòng với Nga mà còn vượt mặt được không quân Ấn Độ.
Chính Ấn Độ đã rút khỏi dự án phát triển tiêm kích Su-57 cách đây vài năm. Thêm vào đó, sở hữu Su-57, Trung Quốc sẽ được tiếp cận thêm về chuyên môn và hiểu rõ hơn về ngành hàng không quân sự của Nga, đơn vị duy nhất không chịu ảnh hưởng từ Mỹ.
Trong khi đó, truyền thông Nga cho rằng Trung Quốc đang có kế hoạch mua phi đội gồm 12 chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga. Hiện 2 bên đang tiến hành các cuộc đàm phán cần thiết trước khi ký vào bản hợp đồng chính thức.
Video đang HOT
Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, hợp đồng chính thức sẽ được 2 bên ký kết ngay trong quý I năm 2020. Tuy nhiên không rõ thời gian hoàn thành hợp đồng cũng như hình thức thanh toán.
Nhưng chỉ với những thông tin này cũng đủ khiến giới quân sự bất ngờ bởi trước đó, Trung Quốc từng nhiều lần công bố chê bai Su-57.
Mới đây nhất là hồi giữa năm 2019, trang Sina dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc chỉ ra những lý do khiến Không quân nước này không cần thiết phải mua dòng tiêm kích tàng hình Su-57 Nga sản xuất.
Cụ thể, dù Su-57 được giới quân sự và Không quân Nga đánh giá rất cao nhưng nhưng dòng tiêm kích thế hệ 5 này không cần thiết cho Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Lý do được tờ báo này đưa ra là chiến đấu cơ Nga được sản xuất với những công nghệ lạc hậu. Su-57 được sản xuất cùng thời với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc nhưng chúng vẫn có bất lợi lớn về mặt công nghệ.
Phần lớn công nghệ dùng để sản xuất Su-57 đều có từ thời Liên xô trong khi đó phần lớn công nghệ ứng dụng trên J-20 đều là những phát minh mới nhất của hàng không quân sự của Trung Quốc.
Tiêm kích J-20 có các thông số cơ bản tương đương với F-22 và F-35 của Mỹ nhưng vượ trội với Su-57 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. “Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của Nga.
Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại – tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình”, nguồn tin này nói.
Theo giới chuyên gia, việc giới quân sự Trung Quốc nhiệt tình chê bai Su-57 nhưng vẫn có kế hoạch mua chiến đấu cơ này không hề có mâu thuẫn bởi thực chất trong việc dìm hàng Su-57 có thể chỉ là chiêu ép giá của Bắc Kinh nhằm vào máy bay Nga.
Bởi dù đã có nhiều khách hàng bày tỏ quan tâm đến Su-57 nhưng chưa một quốc gia nào ký kết hợp đồng chính thức với Nga. Vì vậy Trung Quốc có lý khi tin vào việc nga sẽ giảm giá bán dòng tiêm kích thế hệ 5 này.
Theo mức giá lô 76 chiếc được Không quân Nga quyết định mua sắm hồi tháng 5/2019 do đích thân Tổng thổng Putin công bố cho thấy, nhà sản xuất Nga bán Su-57 chỉ với giá 34 triệu USD – mức giá này còn thấp hơn cả Su-30MKK Nga bán cho Trung Quốc gần 20 năm trước.
Nếu mức giá bán Su-57 như vậy được Nga áp dụng khi xuất khẩu sẽ có tác động tích cực đến quyết định mua sắm của Bắc Kinh và ảnh hưởng rất lớn tới khách hàng muốn mua F-35 của Mỹ.
Đan Nguyên
Theo Datviet
Hé lộ các chiến đấu cơ mới của quân đội Trung Quốc trong thập niên 2020
Quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục hiện đại hóa nhanh chóng khắp các binh chủng, từ việc mở rộng hạm đội tàu khu trục tới cách mạng hóa lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược. Không quân Trung Quốc cũng không nằm ngoài guồng quay ấy của PLA.
Tiêm kích Hắc Kiếm của quân đội Trung Quốc
Họ đang nhanh chóng rời xa dân việc mua các máy bay chiến đấu Nga, ví dụ như các tiêm kích Su-30MKK, để tự phát triển các máy bay hiện đại của riêng họ. Theo Military Watch, trong một số khía cạnh, hàng không quân sự Trung Quốc đã ngang bằng với Nga và Mỹ, và thậm chí một số lĩnh vực còn dẫn đầu, ví dụ công nghệ drone và cảm biến.
Dưới đây là một số loại máy bay chiến đấu mới hoàn toàn (bên cạnh các biến thể mới của các máy bay hiện có) sẽ cất cánh lần đầu tiên trước năm 2030 trong không quân của PLA.
H-20
Đây là máy bay ném bom hạng nặng liên lục địa đầu tiên của quân đội Trung Quốc, đối trọng với máy bay ném bom B-21 Raider đang được phát triển trong không quân Mỹ. H-20 được nói là có thể bay đến đại lục nước Mỹ, có thể triển khai bom nhiệt hạch. Nó cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ do thám do có năng lực tàng hình và hệ thống cảm biến mạnh.
Tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng
Nếu Mỹ có F-35, Nga đang phát triển một biến thể của Yak-141 thì quân đội Trung Quốc cũng muốn có một loại tiêm kích của riêng họ, nhất là khi hải quân Trung Quốc sẽ hạ thủy và biên chế các tàu đổ bộ tấn công Type -075 vào năm 2025 với lượng choán nước 35.000-40.000 tấn, tương đương tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp hay tàu lớp Wasp của Mỹ. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào thực sự cụ thể về một phiên bản thử nghiệm trong quân đội Trung Quốc, tính đến thời điểm này.
Tiêm kích không người lái Hắc kiếm
Được công bố hồi tháng 6/2018, tiêm kích Hắc Kiếm được đồn đoán là thiết kế tiêm kích không người lái thế hệ 6 sử dụng trí tuệ nhân tạo. Loại drone này khác biệt hẳn với các drone khác trong PLA bởi kích cỡ to lớn cũng như các định hướng riêng trong tác chiến trên không. Cho đến nay, có rất ít thông tin về dự án, nhưng một số người cho rằng nó sẽ cất cánh vào giữa thập niên 2020.
Tiêm kích thế hệ 6
Tiêm kích thế hệ 6 trong không quân PLA
Đồng thời với các chương trình MiG-41 của Nga, hay Air Dominant fighter của Mỹ, Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu phát triển tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Chưa có thông tin nào về dòng máy bay kế nhiệm J-20, nhưng máy bay này theo một số chuyên gia, có thể cất cánh lần đầu tiên vào cuối thập niên 2020.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Siêu tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga gặp nạn Một siêu tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 của Nga đã rơi trong quá trình bay thử nghiệm động cơ mới. Phi công kịp bật ghế phóng và thoát nạn an toàn. RT cho biết tiêm kích Su-57 của Nga rơi trong quá trình bay thử nghiệm động cơ mới gần nhà máy Komsomolsk-na-Amur (KnAAZ) nằm ở vùng Siberia. Đây là...