Chuyên gia Mỹ: Trump muốn tái diễn kịch bản tranh cử 2016
Trump thúc đẩy hai vấn đề phát triển kinh tế và chống nhập cư nhằm bảo đảm khả năng tái đắc cử vào tháng 11, theo các chuyên gia Mỹ.
“Tổng thống Trump đang huy động các vấn đề từng giúp ông chiến thắng trong cuộc đua năm 2016 vào chiến dịch 2020″, Giáo sư David Schultz, Khoa Khoa học Chính trị và Pháp lý, Đại học Hamline, Mỹ, nói với VnExpress.
Theo Schultz, sự ủng hộ của các cử tri dành cho ông một phần phụ thuộc vào các con số kinh tế tròn trịa. Do đó Trump nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế bất chấp hậu quả về sức khoẻ cộng đồng khi Covid-19 vẫn hoành hành.
Trước khi đại dịch xuất hiện, tháng 11/2019, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 3,5%, ở mức thấp nhất kể từ năm 1969. Trong cả năm này, các công ty Mỹ tuyển thêm 2,2 triệu việc làm. Có đến 76% người dân Mỹ đánh giá nền kinh tế tốt nhất trong gần 20 năm qua, theo khảo sát của CNN.
Tuy nhiên, đến tháng 2/2020, khi Covid-19 lan rộng ra cả nước, dẫn tới các biện pháp đóng cửa nhằm chặn dịch, Mỹ bước vào suy thoái, chấm dứt thời kỳ tăng trưởng kéo dài 128 tháng trước đó, theo công bố vào tháng 6 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER). Vào tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 14,7%, cao nhất kể từ sau Thế chiến II. Tổng cộng, Mỹ mất gần 20 triệu việc làm trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 6/2020. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 11,3% vào cuối 2020. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng cao nhất trong thời Đại suy thoái (2007-2009) chỉ ở mức 10%. Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán GDP quý III của Mỹ tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2019, giảm so với dự đoán trước đó là 33%. Điều đó có nghĩa kinh tế Mỹ sẽ giảm 4,6% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 4,2%.
Đồng tình rằng kinh tế là một vấn đề lớn trong chiến dịch tái tranh cử của Trump, Ross Baker, Giáo sư về khoa học chính trị, Đại học Rutgers, chỉ rõ Tổng thống coi kinh tế là thế mạnh lớn nhất của mình, và đang bị Covid-19 kiềm chế. Hiện Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 3,5 triệu ca nhiễm và hơn 139.000 người tử vong.
Hôm 8/7, Trump dọa cắt ngân sách liên bang cho những trường đại học không hoạt động trở lại. Giáo sư Schultz cho rằng Trump gây sức ép với các trường đại học với mục đích buộc họ phải tổ chức học trực tiếp. Nếu các trường duy trì chương trình học trực tuyến, có thể truyền đi thông điệp “nước Mỹ chưa an toàn trước Covid-19″.
Theo Luke Perry, Giáo sư nghiên cứu về chính quyền Mỹ, Đại học UticaPerry, tăng trưởng kinh tế Mỹ đang nhưng có nguy cơ mất đi, khiến Tổng thống tự biến mình thành đại diện của những người muốn giảm lệnh hạn chế, đòi tự do cá nhân và tăng các hoạt động kinh tế. Ông Perry đánh giá cách tiếp cận của Trump (ép các trường mở cửa) đi ngược lại với quan điểm của công chúng, khi hầu hết người dân Mỹ đều rất lo ngại về dịch. Có thể Trump tính toán rằng nếu nền kinh tế có động lực phát triển, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông sẽ tăng lên mức hơn 45% trên toàn quốc, bằng tỷ lệ khi ông trúng cử năm 2016. Tuy nhiên, Perry cảnh báo nếu Covid-19 càng kéo dài, với số ca nhiễm và ca tử vong gia tăng, Trump càng gặp bất lợi trong chiến dịch tái tranh cử vào tháng 11, đặc biệt là ở các bang dao động giúp giành những phiếu đại cử tri quyết định.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Trump phát biểu trong buổi vận động tranh cử tại bang Oklahoma ngày 20/6. Ảnh: AP.
Một vấn đề khác đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử của Trump là chính sách nhập cư, theo Giáo sư Schultz. Ông cho rằng lệnh hạn chế visa sinh viên quốc tế liên quan đến chính sách chống nhập cư của Trump.
Hôm 6/7, chính quyền của Trump công bố quy định yêu cầu các sinh viên quốc tế có visa F-1 và M-1 phải về nước nếu các trường chuyển sang hình thức học trực tuyến hoàn toàn vào mùa thu 2020. Những người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp và có thể bị trục xuất. Đến ngày 15/7, Nhà Trắng hủy kế hoạch sau khi nhận thấy phản ứng tiêu cực của dư luận với chính sách này. Một số quan chức Mỹ tin rằng đề xuất về chính sách visa mới đã được xây dựng và thi hành “một cách tồi tệ”, theo CNN.
Theo Schultz, cách đây 4 năm, Trump đã thu hút thành công các cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động, khi ông phản đối dân nhập cư Latinh, Nam Mỹ và người Hồi giáo. Năm nay, Trump có thể đã sử dụng các quy định “hạn chế sinh viên quốc tế” làm công cụ thúc đẩy chính sách chống nhập cư.
Từ khi nhậm chức vào đầu 2017, Trump liên tiếp áp dụng các chính sách “đẩy người nhập cư” ra khỏi nước Mỹ. Ông ký sắc lệnh hạn chế người tị nạn Hồi giáo nhằm ngăn “những kẻ khủng bố” (2017), truy quét hàng triệu người nhập cư trái phép và tạm giam người thuộc diện bị trục xuất (2018 – 2019), ký sắc lệnh đình chỉ một phần hoạt động nhập cư nhằm giữ việc làm cho người dân Mỹ trong bối cảnh suy thoái kinh tế vì Covid-19 (2020). Lệnh này sau đó được gia hạn đến cuối năm nay.
Đánh giá về sự đối đầu của Trump và các trường đại học gần đây, Giáo sư Baker cho rằng Tổng thống từ lâu “không có cảm tình” với các trường đại học, coi đó là nguồn gốc dẫn đến “chuẩn mực chính trị” và là hoạt động của cánh tả. Có thể Trump tin rằng những cử tri trung thành nhất của ông không ưa thích các trường đại học. Bên cạnh đó, dường như Trump còn muốn trả đũa Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh “phát tán nCoV” ra khắp thế giới, trong khi nhóm sinh viên quốc tế lớn nhất ở Mỹ là người Trung Quốc.
“Ngày bầu cử càng đến gần, các cuộc tấn công sẽ càng có tần suất dày hơn”, Baker dự đoán.
Giáo sư Schultz nhận định nếu như bầu cử năm 2016 là cuộc trưng cầu dân ý với ứng viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ, thì trưng cầu năm nay hoàn toàn là dành cho Trump. Người dân đang nhìn vào cách ông xử lý các vấn đề của nền kinh tế và Covid-19.
Theo Giáo sư Joshua Sandman, Khoa Nghiên cứu Khoa học Chính trị và Pháp lý, Đại học New Haven, nếu Trump không thay đổi cách xử lý Covid-19, Mỹ sẽ phải đối diện với khủng hoảng y tế và suy thoái kinh tế. Ông đánh giá chính quyền hiện nay “quản lý tồi và tai hại”.
“Cách điều hành của Trump có thể được coi là bị chi phối bởi cuộc bầu cử, dựa trên các chủ đề để thắng cử”, Sandman nói.
Chuyên gia Mỹ tố cáo Trung Quốc tàn phá sông Mê Kông
Các chuyên gia Mỹ chấm dứt "kỷ nguyên che đậy", chứng minh Trung Quốc khống chế dòng chảy sông Mê Kông, gây hạn cho hạ lưu.
Sông Mê Kông trơ đáy, với những đụn cát ở đoạn chảy qua tỉnh Nong Khai (Thái Lan) tháng 10.2019 ẢNH: AFP
Trong ba thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng 11 đập ở thượng nguồn khiến các quốc gia ở hạ lưu lo ngại Trung Quốc kiểm soát dòng chảy sông Mê Kông. Dữ liệu vệ tinh của Công ty Eyes on Earth Inc. (EoE, Mỹ) cho thấy các đập Trung Quốc giữ nước ở thượng nguồn trong mùa mưa, gây hạn cho khu vực hạ lưu. Cụ thể, mực nước tại thượng nguồn sông Mê Kông ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trên mức trung bình vào mùa mưa từ tháng 5 - 10.2019. Trong khi đó, mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông vào cùng thời điểm này có lúc thấp hơn 3 m so với mức cần thiết, cùng lúc phải chịu tình trạng hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy, theo EoE.
Nghiên cứu công bố vào tháng 4 của EoE cho thấy kể từ khi Trung Quốc hoàn thành đập Nọa Trác Độ năm 2012, 11 đập cùng lúc giữ lại nhiều nước hơn so với giai đoạn 20 năm trước, lượng xả ra ngày càng ít. "Điều này khiến tần suất, mức độ nghiêm trọng của tình trạng hạn hán ở hạ lưu ngày càng tăng. Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử", ông Alan Basist, Giám đốc Công ty EoE, nói trong buổi tọa đàm trực tuyến do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức ngày 7.5.
"Phát hiện mới chứng minh mối lo ngại lâu nay là: Trung Quốc tích trữ nhiều nước, làm giảm mực nước khu vực hạ lưu sông Mê Kông", chuyên gia Brian Eyler, thành viên cấp cao và Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson (Mỹ), cho biết.
Chấm dứt thời kỳ che đậy thông tin
Lâu nay, Trung Quốc luôn giữ kín thông tin về việc vận hành 11 con đập. "Tuy nhiên, với dữ liệu hình ảnh vệ tinh rõ ràng, chúng ta có thể chứng minh kỷ nguyên che đậy thông tin đã chấm dứt", chuyên gia Eyler nhấn mạnh. Sử dụng công nghệ cảm biến đặc biệt SSMI/S để thu thập dữ liệu vệ tinh từ năm 1992 - 2019, EoE có thể ước tính các hồ chứa nước Trung Quốc có tổng công suất hơn 47 tỉ m3. Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ cho nghiên cứu của EoE trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông.
Hôm 13.4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nghiên cứu của EoE, cho rằng tỉnh Vân Nam cũng hứng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và lượng nước trong hồ chứa tại các đập thủy điện giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ tại buổi tọa đàm đã đưa ra thêm bằng chứng phản bác luận điệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Cụ thể, chuyên gia Eyler cung cấp hình ảnh vệ tinh cho thấy đập Cảnh Hồng, đập Nọa Trác Độ từ tháng 5.2019 - 4.2020 có mực nước ở hồ chứa không thay đổi, có tháng còn tăng. Khu vực hạ lưu mới thật sự chịu cảnh hạn hán nghiêm trọng và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam không có nước ngọt, theo ông Eyler.
Chuyên gia Basist nhấn mạnh: "Dữ liệu vệ tinh với độ chính xác 89% cho thấy Trung Quốc dùng các đập khống chế dòng chảy tự nhiên, hủy hoại hệ sinh thái toàn bộ dòng sông
Mê Kông, từ đó đe dọa sinh kế của hàng chục triệu người dân ở khu vực hạ lưu".
Trung Quốc làm gì với nước giữ trong đập ?
Chính quyền Trung Quốc không có hiệp ước chính thức với các nước hạ lưu nhưng luôn hứa hẹn sẽ hợp tác quản lý dòng sông dài 4.350 km. Dù vậy, các chuyên gia Trung tâm Stimson thường nghe những bên liên quan của Trung Quốc lặp lại quan điểm đáng lo ngại: không chia sẻ dù chỉ một giọt nước nếu Trung Quốc chưa sử dụng trước, bất kể khu vực hạ lưu phải trả giá.
"Các đập Trung Quốc hiếm khi được yêu cầu vận hành để sản xuất điện. Tuy chưa có bằng chứng nhưng chúng tôi không thể loại trừ khả năng Trung Quốc chuyển nước từ thượng nguồn sông Mê Kông vào các lưu vực khác để phục vụ tưới tiêu nội địa hoặc mục đích khác. Trung Quốc từng có dự án chuyển nước Nam - Bắc trị giá 62 tỉ USD", ông Eyler nói.
Ủy hội Sông Mê Kông và Cơ chế hợp tác Mê Kông - Lan Thương đang phối hợp điều tra để xác định nguyên nhân thật sự của đợt hạn hán năm 2019. "Nghiên cứu của EoE đưa ra bằng chứng rõ ràng cho bất kỳ luận điểm nào còn nghi ngờ về tác động của các con đập Trung Quốc", ông Eyler nhấn mạnh.
Bí mật vũ khí: F-35 bị cấm bay chế độ siêu âm vì lỗi chết người này Các chuyên gia Mỹ lại phát hiện ra một lỗ hổng khác trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II. Hóa ra, những chiếc máy bay Mỹ tiên tiến nhất không thể bay với tốc độ siêu thanh ... vì nguy cơ bị phá hủy trên không trung. F-35. Lầu Năm Góc hiện vẫn chưa áp dụng các biện...