Chuyên gia Mỹ tranh luận Su-35 đủ sức đấu F-22?
Su-35 là một trong những loại máy bay tiêm kích đa năng mạnh mẽ nhất của VKS Nga và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới.
Chiếc máy bay tiêm kích Su-35 (định danh của NATO là Flanker-E ) thứ 100 của Nga đã được đã được sản xuất. Đây là loại máy bay tiêm kích đa năng mạnh mẽ và tiềm năng bậc nhất của VKS Nga trong việc chiếm ưu thế trên không.
Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 Su-35 của Nga.
Nhân dịp này tạp chí quân sự Military Watch có bài viết phân tích, tìm hiểu về loại tiêm kích này.
Su-35 được tạo ra dựa trên cơ sở của máy bay tiêm kích Su-27, là loại máy bay tiêm kích thê hệ 4 vì đặc điểm tàng hình của chúng còn hạn chế.
Tuy nhiên khả năng chiến đấu của chiếc máy bay này thậm chí còn vượt trội hơn hẳn so với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, tờ Military Watch nhấn mạnh.
Cấu trúc của máy bay tiêm kích này được thiết kế tối ưu cho phép giảm tiết diện phản xạ radar nên việc phát hiện ra chúng tương đối khó khăn và thậm chí đạt tiệm cận so với tiêm kích F-22 và Su-57.
Mặc dù không có khả năng tàng hình như các tiêm kích thế hệ thứ 5 nhưng chúng được bổ sung nhiều đặc điểm làm tăng đáng kể khả năng sống sót của chúng. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, chiếc máy bay tiêm kích này có khả năng chiến đấu với chiếc F-22 Raptor và thậm chí chiếm được ưu thế trong một số trường hợp.
Video đang HOT
Khẳng định này của các chuyên gia Mỹ vẫn còn đang gây tranh cãi, tạp chí Military Watch lưu ý.
Khả năng hoạt động của chiếc máy bay này trong vùng tác chiến điện tử là rất tốt, bởi vì hệ thống radar khó phát hiện ra chúng.
Điều này đã được chứng minh trong cuộc chiến ở Syria, nơi F-22 của Mỹ không thể phát hiện chiếc máy bay tiêm kích của Nga, tạp chí này viết.
Các biện pháp khác được áp dụng để tăng khả năng sống sót của Su-35 bao gồm tốc độ cao, trần bay và khả năng cơ động nhờ việc trang bị động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy, nhờ đó Su-35 trở thành máy bay tiêm kích cơ động tốt nhất trên thế giới.
Điều này mang lại cho Su-35 một lợi thế không chỉ trong không chiến tầm gần mà còn trong việc sử dụng tên lửa tầm xa.
Về hệ thống vũ khí Su-35 có khả năng mang theo 14 tên lửa thuộc lớp “không đối không” và trở thành chiếc máy bay tiêm kích có “tải trọng” nặng nhất trên thế giới.
Kho vũ khí của Su-35 lớn hơn 3,5 lần so với kho vũ khí của chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ.
Chúng được trang bị tên lửa “không đối không” R-77 và R-77ER với tầm hoạt động lần lượt là 110 km và 130 km.
Theo các chuyên gia Nga, trong tương lai Su-35 sẽ được trang bị tên lửa K-77 – loại tên lửa được phát triển dành cho Su-57 và có khả năng băn trúng mục tiêu ở khoảng cách 193km.
Tạp chí Military Watch cho biết thêm rằng, cấu trúc của Su-35 sẽ cho phép hiện đại hóa dễ dàng và phục vụ trong nhiều thập kỷ. Với khả năng chiến đấu cao và giá cả phù hợp Su-35 dần trở thành chiếc máy được nhiều nước trên thế giới lựa chọn.
Hiện nay Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên khi nhận được 20 chiếc Su-35, trong khi đó Indonesia đã đặt 11 chiếc máy bay tiêm kích và còn nhiều khách hàng tiêm năng khác đặc biệt quan tâm tới chúng như Algeria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Venezuela.
Chí Huy
Theo baodatviet
Không quân Mỹ xây dựng chiến thuật mới đối phó Trung Quốc
Không quân Mỹ sẽ phân tán lực lượng giữa nhiều căn cứ và đề cao năng lực chỉ huy độc lập để tăng khả năng tác chiến trước Trung Quốc.
Tiêm kích F-22 cất cánh từ căn cứ tại Alaska hồi năm 2017. Ảnh: USAF.
Tướng Charles Brown, chỉ huy Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, hôm 26/11 cho biết nước này đang xây dựng lại kế hoạch tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương. Theo đó, lực lượng Mỹ sẽ chia thành các phi đội nhỏ hơn hiện nay, cho phép di chuyển nhanh chóng giữa các căn cứ để gây khó khăn cho đối phương, đồng thời đối phó hiệu quả với sức mạnh quân sự đang mở rộng của Trung Quốc, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự David Axe đánh giá việc phân tán lực lượng và nâng cao tính độc lập cho cấu trúc chỉ huy sẽ tăng đáng kể sự linh hoạt và tự chủ, giảm được sự phụ thuộc vào các căn cứ lớn và quy trình quản lý vi mô từ trên xuống. Đây không phải ý tưởng quá mới mẻ, nó từng được áp dụng nhiều lần trong quá khứ với quy mô nhỏ hơn.
Năm 2013, Không đoàn tiêm kích số 3 không quân Mỹ đã xây dựng phương thức triển khai mới, nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của 40 tiêm kích tàng hình F-22 trong biên chế đơn vị.
Thay vì triển khai lực lượng theo quy mô 20 hoặc 40 chiếc như quy định, Không đoàn số 3 sẽ điều một biên đội 4 chiếc F-22 kèm một vận tải cơ C-17 đến bất kỳ sân bay nào đủ sức tiếp nhận các loại máy bay này ở Thái Bình Dương. Quá trình triển khai diễn ra trong vòng 24 giờ từ khi có mệnh lệnh xuất phát.
Ý tưởng này được đặt tên là "Rapid Raptor", với mục đích nhanh chóng phân tán tiêm kích F-22 đến nhiều căn cứ, thay vì tập trung ở một địa điểm lớn và trở thành mục tiêu dễ dàng cho tên lửa đạn đạo Trung Quốc. Toàn bộ 6 phi đoàn F-22 tiền phương của Mỹ sau đó đều áp dụng chiến thuật này.
Tháng 4/2016, Phi đoàn tiêm kích số 95 đã triển khai biên đội hai chiếc F-22 đến Đông Âu nhằm răn đe Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine. Tháng 3/2017, một vận tải cơ C-17 hỗ trợ hai tiêm kích F-22 đến thực hiện nhiệm vụ ở Australia.
Không quân Mỹ dần áp dụng phương thức này cho các chiến đấu cơ khác trong biên chế dưới tên gọi "Học thuyết triển khai tác chiến linh hoạt". Lực lượng này cũng đang cải tạo một sân bay quân sự cũ trên đảo Tinian ở Thái Bình Dương và bắt đầu triển khai luân phiên oanh tạc cơ B-52 đến căn cứ Darwin ở miền bắc Australia.
"Việc không quân Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực một cách khó đoán sẽ trấn an đồng minh và đối tác, cũng như tăng cường khả năng răn đe với các đối thủ tiềm tàng", tướng Herbert Carlisle, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến không quân Mỹ, đánh giá.
Tuy nhiên, theo mô hình chỉ huy hiện nay, biên đội tiêm kích phân tán vẫn phải nhận nhiệm vụ và thông tin mục tiêu từ số ít trung tâm tác chiến không quân quy mô lớn. Trong trường hợp Trung Quốc gây nhiễu hoặc phá hủy vệ tinh, các đơn vị triển khai chớp nhoáng có thể bị cô lập. Do đó, không quân Mỹ muốn các chỉ huy biên đội có khả năng hoạt động độc lập cao hơn.
Nếu Mỹ nổ ra xung đột quân sự với Trung Quốc, các đồng minh của Washington cũng phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch tác chiến và sẵn sàng triển khai trong điều kiện mất liên lạc. Tướng Brown cho rằng khái niệm tác chiến mới cần được thực hành trong các đợt diễn tập ở Thái Bình Dương.
"Khi đối mặt mối đe dọa gia tăng nhanh chóng từ Trung Quốc, chúng ta phải thay đổi tư duy khi triển khai tác chiến, thay vì tiếp tục rập khuôn những gì đã thực hiện trong quá khứ", tướng Brown nhấn mạnh.
Theo Duy Sơn (VNE)
S-500 của Nga liệu có "hạ gục" được F-22 và F-35 của Mỹ? Liệu hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 hiện đại của Nga có "hạ gục" được những chiến đấu cơ tối tân như F-22 và F-35 của Mỹ? Truyền thông chính phủ Nga đã bắt đầu tiết lộ một số thông tin về hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ tiếp theo của quốc gia này mang tên S-500. Theo Sputnik, S-500...