Chuyên gia Mỹ: Tổng thống Putin “nhạy cảm đúng” về tình hình thế giới
Sputnik dẫn lời Giáo sư Luật quốc tế Đại học Illinois, Francis Boyle ngày 12-2 cho biết, 9 năm sau khi Tổng thống Nga Valdimir Putin đưa ra lời cảnh báo rằng, chính sách vô trách nhiệm của Mỹ sẽ khiến thế giới bất ổn và phải đối mặt với các mối đe dọa bùng nổ. Ngày nay, lo ngại đó đã trở thành sự thật, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự đoán trước những điểm xung đột chính trên thế giới ngày nay cách đây gần chục năm
Chuyên gia Francis Boyle nhận định: “Tôi đã đọc bài phát biểu của ông Putin tại Hội thảo an ninh Munich năm 2007 và khá đồng ý với những gì mà ông nói. Hiện cuộc đối đầu giữa Mỹ/NATO chống lại Nga đã trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn”.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga cáo buộc Mỹ khơi mào một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới, mở rộng sự bành trướng của NATO ở châu Âu, và khiến Trung Đông càng thêm bất ổn.
Chuyên gia này cho rằng, mọi vấn đề mà ông Putin nhắc đến đều trở nên tồi tệ hơn.
“Với sự triển khai quân của NATO ngay cạnh biên giới Nga, chúng ta đang đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba trước đây. Và với việc cả Moscow và Washington cùng ném bom ở Syria thì mọi việc có thể càng trở nên sai lầm”, ông cảnh báo.
Theo ông Boyle, sự căng thẳng đang leo thang ở khắp Trung Đông và lan sang cả Đông Âu đều bắt nguồn từ những chính sách bất ổn của Mỹ.
Ông Boyle nhấn mạnh, chính quyền của Tổng thống Obama, cũng giống như thời ông George W.Bush, quyết tâm tiến gần và có được quyền kiểm soát đối với các quốc gia sở hữu nguồn hydrocarbon chính trên thế giới ở khu vực Trung Đông và Trung Á.
Điều này sẽ giúp Washington kiểm soát được 2/3 nguồn dự trữ hydrocarbon của thế giới, và kiểm soát trực tiếp nguồn năng lượng cơ bản của hệ thống kinh tế toàn cầu, đó là dầu mỏ và khí gas.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Căng thẳng Saudi Arabia Iran "kéo" Trung Đông lún sâu vào bất ổn
Theo giới phân tích, căng thẳng Iran Saudi Arabia khó có khả năng leo thang thành bạo lực nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình Trung Đông.
Trung Đông đang đứng trước nguy cơ "trượt dài" đến gần hơn với một cuộc xung đột khu vực sau khi Saudi Arabia cùng với các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của cộng đồng quốc tế.
Chỉ một ngày sau khi Saudi Arabia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, hai quốc gia Arab khác tại khu vực là Bahrain và Sudan, cũng đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và rút đại sứ của mình ở Tehran về nước.
Người biểu tình phản đối Saudi Arabia ở Tehran, Iran (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ngoài Bahrain và Sudan, một số quốc gia Arab khu vực cũng có những động thái thể hiện quan điểm chống lại Iran trong cuộc khủng hoảng quan hệ với Saudi Arabia. Trong đó, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) quyết định triệu hồi Đại sứ về nước và giáng cấp quan hệ ngoại giao với Iran, còn một số nước khác tuyên bố ủng hộ phản ứng của Saudi Arabia trước việc Đại sứ quán và Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Iran bị tấn công.
Cộng đồng quốc tế kêu gọi Saudi Arabia và Iran kiềm chế
Theo nhận định của giới phân tích, sự phân cực sâu sắc giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite đã có từ lâu đời và mâu thuẫn giữa Iran và Saudi Arabia có thể là "giọt nước làm tràn ly" đẩy Trung Đông vào vòng xoáy hỗn loạn. Và dường như, những diễn biến căng thẳng này cũng đang gây áp lực không nhỏ đối với Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây khác trong việc lựa chọn hoặc đồng minh Saudi Arabia hoặc nước Cộng hòa Hồi giáo Iran - một trong số những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết cuộc nội chiến ở Syria.
"Chúng tôi đang thúc giục tất cả các bên thể hiện thiện chí, kiềm chế và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực", người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói với các phóng viên ở Washington.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu EU, Nga và Trung Quốc cũng kêu gọi Tehran và Riyadh thực hiện các bước đi cần thiết để giải quyết những khác biệt một cách hòa bình.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua đã có các cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Saudi Arabia và Iran trong đó lên án vụ hành quyết Giáo sĩ Sheikh Nimr cũng như các cuộc tấn công nhằm vào Đại sứ quán và Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Iran. Ông Ban - người nhiều lần kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề khu vực mô tả những diễn biến căng thẳng mới trong quan hệ Saudi Arabia - Iran là "vô cùng đáng lo ngại".
Ở chiều ngược lại, phía Iran gửi một bức thư cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc trong đó nói rằng, Tehran đã thực hiện "các biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc tăng cường an ninh" để bảo vệ các cơ sở ngoại giao của Saudi Arabia trên lãnh thổ Iran.
Nga - một đồng minh chiến lược của Iran ngay lập tức cũng lên tiếng về những căng thẳng ở Trung Đông. Trong một tuyên bố trên trang web chính thức, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, "Moscow lo ngại về diễn biến xấu đi gần đây ở Trung Đông liên quan đến hai nước lớn trong khu vực là Saudi Arabia và Iran. Nga sẽ duy trì mối quan hệ thân thiện vốn có với cả hai nước. Chúng tôi kêu gọi Tehran và Riyadh cũng như các quốc gia vùng Vịnh khác kiềm chế".
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm rằng, "những khó khăn nảy sinh trong quan hệ của các quốc gia phải được giải quyết trên cơ sở đối thoại, thông qua đàm phán. Về phía Nga, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực như vậy".
Từ Berlin, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết, "mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và Yemen cũng như sự ổn định của toàn khu vực". Chính vì lẽ đó, Đức mong muốn các bên liên quan kiềm chế, tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn hiện nay trên cơ sở hòa bình.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên tiếng kêu gọi Saudi Arabia và Iran kiềm chế để giải quyết những tranh cãi ngoại giao vừa phát sinh; đồng thời cho rằng mâu thuẫn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực.
"Chúng tôi muốn cả hai nước ngay lập tức tháo gỡ bất đồng bởi mâu thuẫn sẽ chỉ làm gia tăng những căng thẳng nghiêm trọng tồn tại ở Trung Đông. Khu vực này vốn đã chẳng khác nào thùng thuốc súng. Chúng ta cần hòa bình trong khu vực", Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói.
Căng thẳng Saudi Arabia và Iran sẽ dẫn đến đâu?
Tuyên bố của Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự đồng tình của giới phân tích khi có nhiều ý kiến cho rằng, mâu thuẫn nảy sinh giữa Saudi Arabia và Iran không đơn thuần là những tranh giành ảnh hưởng của hai "gã khổng lồ" trong khu vực mà nguy hiểm hơn, động thái này còn đẩy cục diện chính trị ở Trung Đông lún sâu hơn vào khủng hoảng khi mà nguy cơ từ cuộc nội chiến ở Syria, bất ổn ở Yemen hay mối đe dọa từ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS vẫn hiện hữu.
Mâu thuẫn giữa Iran và Saudi Arabia khiến tình hình Trung Đông thêm căng thẳng. (Ảnh: Reuters)
Giáo sư Mohamad Bazzi tại đại học New York nhận định, "tôi không nghĩ rằng điều này sẽ mở ra một cuộc chiến, nhưng nó sẽ tạo ra những trận chiến ủy nhiệm tồi tệ hơn. Một mô típ quen thuộc đó là một bên khởi xướng leo thang căng thẳng, bên kia cũng làm điều tương tự và rồi tất cả bị cuốn vào một vòng xoáy".
Theo giáo sư Bazzi, căng thẳng phát sinh giữa Saudi Arabia và Iran hoàn toàn có khả năng khiến những nỗ lực của cộng đồng quốc tế giải quyết cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm qua ở Syria trở thành "công cốc".
"Người Mỹ và người Nga đã rất khó khăn để thuyết phục tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán nhưng nỗ lực của họ có thể sẽ trở thành con số không sau diễn biến này", giáo sư Bazzi nói.
Giáo sư Bazzi cho rằng, điều nguy hiểm hơn cả, đó là sự phân cực giáo phái ngày càng gia tăng trong khu vực sẽ chỉ mang lại lợi ích cho IS, tổ chức vốn chủ trương kích động chia rẽ sắc tộc để thực hiện các mưu đồ đen tối.
Trong khi đó, cựu thành viên của Hội đồng Bảo an quốc gia Iran, Aziz Shahmohammadi thì cho rằng, "hành động cắt đứt quan hệ ngoại giao tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hậu quả của nó là khôn lường. Điều này là tín hiệu xấu cho toàn bộ khu vực, nó không chỉ tác động đến tình hình Syria, Yemen mà còn ít nhiều có ảnh hưởng đến Lebanon cũng như Iraq. Động thái này có thể là cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa vốn đang âm ỉ cháy ở Trung Đông".
Trên thực tế, không phải căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia bây giờ mới bùng phát mà những đợt sóng ngầm vẫn tồn tại giữa hai quốc gia này từ bấy lâu nay với nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tham vọng tranh giành quyền lực và ảnh hưởng chính trị trong khu vực, bên cạnh mâu thuẫn giáo phái. Chính vì lý do này, có thể nói rằng, hòa bình ở Trung Đông - khu vực vốn tiềm ẩn nhiều bất ổn bậc nhất trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục là đề tài "nóng" một khi các lợi ích đan xen của những "người chơi chính" chưa thể được đáp ứng./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Tổng thống Ukraine cảnh báo tình hình tồi tệ hơn ở miền đông Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng phe ly khai ở miền đông nước này có thể gia tăng hoạt động quân sự quy mô lớn, trong bối cảnh lãnh đạo Nga và Đức sắp có cuộc gặp trao đổi về khủng hoảng. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Telegraph "Nguy cơ về hoạt động quân sự quy mô lớn của các phiến...