Chuyên gia Mỹ: ‘Tiến triển nhanh ở bán đảo Triều Tiên có thể dễ bị đảo ngược’
Giới quan sát bày tỏ mong muốn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có động thái thực chất hơn, thể hiện thiện chí vì hòa bình trên bán đảo.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trái, và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, trong cuộc gặp ngày 27/4. Ảnh: AFP.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4 giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, hai bên đã liên tiếp công bố những cam kết và thỏa thuận nhằm hiện thực hóa mong muốn hòa giải và hòa bình.
Triều Tiên ngày 1/5 đã dỡ bỏ các loa phát thanh tuyên truyền dọc biên giới chống Hàn Quốc, điều mà Seoul đã thực hiện trước đó. Các hệ thống loa cỡ lớn này đã được hai bên sử dụng trong hàng chục năm qua, phát các nội dung chỉ trích lẫn nhau, một phần trong hoạt động tâm lý chiến. Bình Nhưỡng cũng tuyên bố đẩy múi giờ quốc gia từ GMT 8:30 lên GMT 9 để khớp với Seoul, thể hiện tinh thần hòa hợp giữa hai quốc gia.
Triều Tiên còn dự định mời các chuyên gia của Mỹ và Hàn Quốc tới kiểm chứng việc đóng cửa điểm thử hạt nhân Punggye-ri trong tháng 5. Hai nước cũng thống nhất việc mở văn phòng liên lạc của nhau ở Seoul và Bình Nhưỡng để tăng cường giao lưu.
“Kinh nghiệm từ lịch sử trên bán đảo Triều Tiên cho thấy khi đèn đã chuyển sang màu xanh thì sẽ xuất hiện chiếc công tắc của tiến triển nhanh chóng. Nhưng vấn đề đặt ra là cả hai bên có thể duy trì nó trong vài tháng hoặc một năm hay không”, chuyên gia Robert Carlin, Đại học Stanford, Mỹ, đánh giá khi trao đổi với VnExpress.
Ông Carlin cho rằng các trở ngại và bất đồng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là điều không tránh được, khiến hai bên phải đối mặt với cuộc thử nghiệm thực sự. Chuyên gia của Đại học Stanford không đánh giá tình hình hiện nay ở bán đảo Triều Tiên là lạc quan hay bi quan, khuyến cáo mọi người cần xem xét bối cảnh của từng sự kiện và thấy được xu hướng của chúng.
Cũng thể hiện sự thận trọng, ông Nah Liang Tuang, Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore cho rằng ông muốn thấy Triều Tiên và Hàn Quốc có những bước đi cụ thể hơn, dù tất cả những tuyên bố mà hai bêncông bố là đáng hoan nghênh.
“Các cam kết mà hai nước đưa ra có thể dễ dàng bị đảo ngược hoặc chấm dứt nếu như quan hệ xấu đi vì bất cứ lý do gì. Chúng ta chỉ có thể thực sự lạc quan nếu có những bước đi cụ thể và không thể bị đảo ngược được thực hiện”, ông Nah nêu rõ.
Video đang HOT
Theo chuyên gia của Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, những gì ông Kim Jong-un tuyên bố đến nay về phi hạt nhân hóa giống với những gì mà ông và cha ông đã tuyên bố. Thế nhưng các biện pháp phi hạt nhân hóa chưa từng được thực hiện qua ba thế hệ.
“Tôi chỉ lạc quan nếu ông Kim thực hiện các quá trình nghiêm túc như phá hủy lò phản ứng hạt nhân ở Yeongbyon hoặc các biện pháp tương tự khác”, ông Nah nói.
Nhà máy hạt nhân Yongbyon ở phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 90 km, là cơ sở có thể cung cấp đủ lượng plutonium để chế tạo bom hạt nhân. Đầu năm 2017, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên có thể đã tái khởi động nhà máy Yongbyon, lượng plutonium ở đây đã được dùng trong vụ thử bom hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006 cũng như các vụ thử gần đây. Hôm 7/4, Triều Tiên bị nghi khởi động việc thử lò hạt nhân mới, tiếp tục tăng năng lực của các cơ sở hạt nhân, theo Viện Khoa học và An ninh Quốc tế Mỹ (ISIS).
Theo ông Robert Carlin ở Đại học Stanford, bất cứ sự tiến triển nào trong xử lý một vấn đề có được không đơn giản chỉ dựa vào quyết định chiến lược của một bên mà dựa trên các hành động mang tính củng cố. Ông cho rằng người Triều Tiên là những người thực dụng.
“Nếu sự tiến triển đi theo cách họ nhận thấy có lợi thì họ là bên đáng tin trong việc xúc tiến. Nếu họ nghi ngờ bên kia không nghiêm túc, họ sẽ ngừng, rẽ sang hướng khác. Nếu họ là bên không nghiêm túc, sẽ có nhiều cách để chúng ta sớm nhận ra”, ông Carlin nói.
Lãnh đạo Triều tiên Kim Jong-un dự kiến gặp Tổng thống Mỹ Trump trong vài tuần tới. Các chuyên gia cho rằng ông Kim cần phải làm rõ hơn cam kết phi hạt nhân hóa mà ông đã nêu lên trong cuộc họp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 27/4.
Theo Khánh Lynh (VNE)
Trung Quốc sẽ phải đứng ngoài nhìn Mỹ và Triều Tiên bắt tay?
Mỹ và Triều Tiên có thể trực tiếp đàm phán trong hội nghị sắp tới, loại Trung Quốc khỏi tiến trình đàm phán hòa bình cho bán đảo.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.
Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27.4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thống nhất sẽ tiến tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" bán đảo Triều Tiên, song không đề cập đến các bước cụ thể để đạt mục tiêu này, theo SCMP.
Hai bên cũng cam kết tiến tới chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong năm nay thông qua các đàm phán ba bên với Mỹ, hoặc đàm phán bốn bên bao gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Mỹ và Triều Tiên là các bên ký Hiệp định đình chiến năm 1953, Hàn Quốc không phải một bên ký hiệp định này.
Tuy nhiên, Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trường đảng trung ương Trung Quốc, nơi chuyên đào tạo quan chức cho đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng chính sách đối với Bình Nhưỡng trong những năm gần đây có thể khiến Bắc Kinh bị loại khỏi tiến trình hòa bình.
"Lập trường của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Bắc Kinh không phải một bên liên quan (trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên), Triều Tiên và Mỹ nên liên lạc trực tiếp với nhau. Chính vì vậy, mọi thứ bây giờ đều ngoài kiểm soát của Bắc Kinh và không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc bị loại khỏi các cuộc thảo luận", Zhang nói trong bài báo đăng hôm 29.4.
Trước đó, một nhà ngoại giao cấp cao ở Seoul từng tiết lộ cả hai miền Triều Tiên đều muốn giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với bán đảo.
Nhà sử học Shen Zhihua cũng cảnh báo ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên có thể đang suy yếu. Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông Shen nói rằng Bắc Kinh sẽ không quá lạc quan về sự tiến triển, và hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un có thể đưa tới thỏa thuận Washington thừa nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, đổi lại, Bình Nhưỡng phải từ bỏ các tên lửa tầm trung và tầm xa vốn bị xem là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ.
Zhang Liangui cũng cho rằng có khả năng Mỹ sẽ từ bỏ quan điểm cứng rắn của họ để tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
"Bây giờ vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên phụ thuộc vào 'thái độ' của Mỹ. Cơ hội để thực sự phi hạt nhân hóa chỉ đến nếu Mỹ xác định rõ ràng quan điểm và không chỉ xem trọng lợi ích của riêng họ", ông Zhang nói.
Trong khi đó, giám đốc Viện Nghiên cứu Biên giới tại Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh cho biết Trung Quốc nên được tham gia các cuộc đàm phán vì là một bên ký hiệp định đình chiến.
"Từ quan điểm pháp lý, nếu hiệp định đình chiến trở thành hiệp ước hòa bình thì tất cả các bên ký kết nên tham gia vào tiến trình này, đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng nên được ngồi vào bàn đàm phán", ông nhận xét.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 29.4, Trump nói rằng cuộc gặp giữa ông và Kim Jong-un có thể diễn ra trong "ba hoặc bốn tuần tới". Trong khi đó, cùng ngày, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri vào tháng 5 và mời các chuyên gia, nhà báo đến chứng kiến, theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27.4
Các nhà khoa học Trung Quốc nghi ngờ rằng lãnh đạo Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân vì khu vực này không còn sử dụng được do vụ thử hạt nhân hồi tháng 9 năm ngoái gây ra hàng loạt dư chấn và khiến ngọn núi sụp đổ. Tuy nhiên, Kim Jong-un khẳng định việc bãi thử bị hỏng không ảnh hưởng đến các vụ thử nghiệm mới và đó không phải lý do Bình Nhưỡng đóng cửa bãi thử.
"Một số người cho rằng chúng tôi sẽ phá hủy bãi thử nghiệm không còn sử dụng được, nhưng vẫn còn hai đường hầm lớn đang hoạt động tốt", ông Kim nói.
Các nhà phân tích của trang 38 North thuộc Viện Mỹ - Triều ở Đại học Johns Hopkins cũng cho rằng bãi thử Punggye-ri vẫn "hoạt động đầy đủ" vì "vẫn còn hai khu vực cửa chính đủ khả năng thực hiện các vụ thử nghiệm trong tương lai nếu Bình Nhưỡng ra lệnh".
"Không có căn cứ để kết luận bãi thử hạt nhân Punggye-ri không còn khả thi cho các thử nghiệm hạt nhân tương lai", trích bài phân tích trên 38 North.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc vẫn hoài nghi tuyên bố của Kim Jong-un.
"Trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm, Triều Tiên chỉ nhấn mạnh 'phi hạt nhân hóa', không hề nói rằng sẽ hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc có thể đã hiểu quá mức về định nghĩa phi hạt nhân của Triều Tiên", Sun Xingjie, một chuyên gia về các vấn đề Hàn Quốc tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, nhận xét.
Theo Huyền Lê (VnExpress)
Hàn Quốc khẳng định Mỹ sẽ không rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc bác nhận định cho rằng quân đội Mỹ sẽ rút khỏi bán đảo sau khi hiệp ước hòa bình kết thúc Chiến tranh Triều Tiên được ký. Lính Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc diễn tập chung. Ảnh: Yonhap. "Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) là vấn đề trong phạm vi liên minh Mỹ-Hàn và không...