Chuyên gia Mỹ: Thế giới không cần G7, nhưng cần đối thoại với Nga
Việc loại Nga khỏi bất kỳ nhóm thúc đẩy đối thoại nào là một ý tưởng tồi, bởi Matxcơva có thể hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột trên thế giới.
Từ khi G7 được thành lập đến nay, thế giới đã thay đổi. Các nền kinh tế trong nhóm này không còn đóng vai trò quyết định. Italia, Canada, hay thậm chí cả Đức và Pháp đều không còn có thể tự hào về mức tăng trưởng kinh tế và triển khai các tiềm lực của mình. Thêm vào đó là sự “ tự sát văn hóa” của Canada và Tây Âu – nơi là điểm đến của hàng triệu người di cư từ Bắc Phi, những người không tôn trọng cả luật pháp, văn hóa phương Tây, tôn giáo và cả phụ nữ. “ Nói tóm lại, châu Âu đang chết dần chết mòn” – nhà bình luận Todd Wood của The Washington Times viết.
“ Thế thì cần gì đến cuộc họp của các nhà lãnh đạo này để đưa ra quyết sách về các vấn đề thế giới và củng cố an ninh? Điều này giống như kiểu Nữ hoàng Anh đưa ra tuyên bố về các vấn đề thế giới vậy: đơn giản là không được chú ý đến” – tác giả tin tưởng.
“ Và khi đã xác định rằng G7 không còn quan trọng nữa, vậy còn nước Nga và Vladimir Putin thì sao? Vị trí của gấu Nga ở đâu trong thế giới này?” – ông Wood đặt câu hỏi.
Chỉ có duy nhất một lý do để các nhà lãnh đạo của các quốc gia quan trọng trên thế giới ngồi lại với nhau, đó là hòa bình cho toàn thế giới. Đối thoại đương nhiên là tốt. Do đó, theo ý kiến của nhà bình luận, các nhà lãnh đạo đó không nên bị loại khỏi chương trình đối thoại chỉ vì những bất đồng, bởi điều đó sẽ khiến rất nhiều cuộc chiến nổ ra.
Video đang HOT
Thế giới không cần G7, nhưng cần đối thoại với Nga. (Ảnh: Reuters)
“ Tôi không nói rằng các nước sẽ không phải chịu trách nhiệm với những hậu quả mà mình gây ra. Bản thân tôi tin rằng điều đó là đúng. Tuy nhiên, theo tôi, đóng cửa đối thoại không nên là một phần trong việc bắt chịu trách nhiệm đó. Tất cả chúng ta đều là người trưởng thành và chúng ta phải có lối cư xử phù hợp – ngay cả khi có những bất đồng với nhau” – tác giả nhấn mạnh.
Nga là quốc gia lớn trên thế giới. Đế quốc Nga cũng có một lịch sử lâu dài và xứng đáng có được sự tôn trọng, nước Nga xứng đáng có quyền lên tiếng khi bàn về các vấn đề quốc tế. Trong vài năm qua, truyền thông phương Tây đã lên tiếng chỉ trích Nga quá nhiều, bởi vì họ cho rằng Matxcơva can thiệp vào tiến trình bầu cử Tổng thống của nước Mỹ.
“ Nga có thể là đối thủ, nhưng không nhất thiết phải là kẻ thù. Đối thoại và hợp tác với Kremlin, nếu có thể, sẽ mang lại yếu tố có lợi cho hòa bình và an ninh thế giới” – tác giả tin tưởng.
Tình hình thế giới hiện nay thậm chí còn nguy hiểm và bất ổn hơn cả thời Chiến tranh Lạnh, khi hai siêu cường chỉ đơn giản là nhìn nhau và “chơi” theo quy tắc của riêng mình.
“ Khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt đang là một mớ hỗ độn chết chóc. Tôi không chắc liệu Nga có được mời quay trở lại G7, hay nhóm này có thực sự cần thiết phải tồn tại hay không. Thành thật mà nói, dường như tất cả những thứ đó chỉ là ý tưởng của ông Trump để có thể tiếp tục đối thoại với Matxcơva. Có thể cố gắng đạt được mục tiêu này bằng những cách khác nhau” – tác giả nói.
Bên cạnh đó, thế giới đang bên bờ vực của một cuộc xung đột lớn mới ở Trung Đông giữa người Sunni và người Shiite, giữa các lực lượng thân Matxcơva và thân Mỹ, giữa chủ nghĩa khủng bố và sự ổn định, giữa tự do và chế độ toàn trị tôn giáo.
“Mối đe dọa Iran”, theo tác giả, là hoàn toàn hiện hữu, và chính quyền Tổng thống Trump đã đúng trong việc xếp nó vào vị trí ưu tiên trong kế hoạch sử dụng các nguồn lực và “vốn liếng” địa chính trị của Mỹ. Trong khi đó, Nga lại là nước có thể giúp tránh khỏi một cuộc chiến tranh nóng ở khu vực này, cũng như nhiều cuộc xung đột kéo dài mang lại hậu quả nghiêm trọng khác.
Một số người đã nói về khả năng thỏa thuận giữa Matxcơva và Washington: Nga muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, trong khi Mỹ muốn có được sự trợ giúp trong việc đối phó với người Hồi giáo và giảm ảnh hưởng của họ đối với những kẻ khủng bố ở Trung Đông. “ Một cuộc đối thoại với Kremlin trong bối cảnh như vậy đang ngày càng trở nên logic hơn so với trước” – nhà bình luận nhận định.
“ Nước Mỹ đã mệt mỏi vì các cuộc chiến. Chúng ta nên quay lại dùng tiền và nguồn nhân lực cho chính đất nước mình, khôi phục cơ sở hạ tầng, bổ sung ngân quỹ. Nói tóm lại, nước Mỹ cần trở nên vĩ đại trở lại. Và sau cuộc khủng hoảng để lại từ thời chính quyền Obama, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nếu chúng ta có thể tiến hành đối thoại với Nga và tránh được một cuộc xung đột khác ở Trung Đông, thì mục tiêu đó mới có thể thành công” – ông Todd Wood kết luận.
(Nguồn: The Washington Times)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nga, Mỹ cần tránh chạy đua vũ trang không giới hạn
Tổng thống Nga cho rằng Moskva và Washington cần phải nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn bùng phát "một cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn".
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Hội đồng An ninh Nga, ngày 5/8. (Ảnh: Reuters)
Nga sẽ buộc phải khởi động tiến trình phát triển các tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung, nếu Mỹ cũng bắt đầu tiến trình này sau khi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) đổ vỡ. Cảnh báo được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra sau cuộc họp hôm 5/8 với Hội đồng An ninh quốc gia.
Tổng thống Putin đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao cùng cơ quan tình báo giám sát chặt chẽ mọi bước đi của Mỹ trong việc phát triển, sản xuất hay triển khai những loại tên lửa đã bị cấm trong INF. Ông Putin cũng khẳng định với kho vũ khí tên lửa hiện có, cùng với những tiến bộ của Nga trong phát triển tên lửa siêu thanh, Nga có đủ năng lực để đối phó với mọi mối đe dọa từ Mỹ.
Tổng thống Nga cho rằng Matxcova và Washington cần phải nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn bùng phát "một cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn".
Theo PV/VTV
Tại sao Mỹ cần gieo rắc nỗi sợ hãi cho Nga? Muốn buộc Matxcơva chấm dứt lối hành xử ngang nhiên, Washington cần tìm cách khiến Nga sợ Mỹ, truyền thông Mỹ nhận định. Mỹ cần làm hai điều để cải thiện mối quan hệ với Nga, một trong số đó là gieo rắc nỗi sợ hãi, tạp chí Foreign Policy khẳng định. Theo tác giả của bài viết, để kiềm chế Nga, Tổng...