Chuyên gia Mỹ: Quan hệ Mỹ – Nga đã đạt đến điểm nguy hiểm
Quan hệ giữa Mỹ và Nga đã đạt đến điểm nguy hiểm, khi ngày càng khó ngăn chặn các xung đột tiềm tàng.
Vì vậy hai nước cần khôi phục các kênh liên lạc, ông George Bibi, phó chủ tịch Trung tâm lợi ích quốc gia ở Washington, cựu phân tích trưởng của CIA về Nga cho biết.
Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin.
Ngoài CIA, ông Bibi từng là cố vấn cho Phó Tổng thống Mỹ Richard Cheney về Nga, Eurasia và tin tình báo. Theo ông, báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Muller “về Nga”, mặc dù làm giảm bớt những nghi ngờ “sự thông đồng của Donald Trump với Nga”, nhưng tại Mỹ, người ta vẫn tin rằng “Nga đang cố gắng phá hoại nền dân chủ Mỹ” và nói chung là gây hại cho Mỹ.
“Điều này rất nguy hiểm, đó là điểm quan trọng. Ý tưởng Mỹ đang đối mặt với sự rủi ro tồn tại, khiến việc xử lý khủng hoảng trở nên khó khăn hơn nhiều. Việc thiết lập các kênh liên lạc cần thiết để quản lý khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột trở nên khó khăn hơn”, Bibi nói – Điều này không cho phép các chuyên gia và chính trị gia Mỹ đưa ra các biện pháp cho phép quản lý các mối quan hệ của chúng ta, trong tình trạng đối đầu và loại bỏ rủi ro. Chúng ta đã không làm những điều cần thiết để ngăn chặn sự đối đầu này vượt ra ngoài sự kiểm soát”.
Bibi đã phát hành trong tháng này cuốn sách “Cái bẫy của Nga: cuộc chiến trong bóng tối với Nga có thể biến thành thảm họa hạt nhân như thế nào”. Trong cuốn sách, ông chứng minh luận điểm các định kiến và hiểu lầm lẫn nhau có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng giữa các quốc gia, do đó, có thể dẫn đến một cuộc xung đột mở rộng không kiểm soát được. “
Video đang HOT
Chúng ta cần nói chuyện với nhau, phải có sự giao tiếp. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, có nhiều liên lạc giữa Washington và Moscow hơn bây giờ. Mỹ thậm chí còn có luật không cho phép thực hiện một số loại giao tiếp – ví dụ như giữa hai quân đội. Có rất nhiều nghi ngờ liên quan đến việc liên lạc với các quan chức Nga, nhiều người lo lắng điều này có thể dẫn đến các cáo buộc về tội phản quốc, hoặc về hành động biện minh cho Nga, không cho phép chúng tôi thực hiện các liên lạc cần thiết để quản lý các mối quan hệ “, Bibi nói. – Tôi cũng nghĩ rằng chúng ta cần thiết lập các quy tắc mới của trò chơi. Trong chiến tranh Lạnh, chúng ta có các quy tắc… không được hình thành để chúng ta trở thành bạn bè. Mục tiêu để đảm bảo các đối thủ cạnh tranh, sẽ không trở thành kẻ thù trong một cuộc chiến tranh thực sự. Hầu hết (các quy tắc này) đã biến mất và những gì còn lại đang gặp nguy hiểm. Ngay cả những quy tắc còn lại không được hình thành theo cách đáp ứng các điều kiện mới mà chúng ta đang phải đối mặt – các công nghệ vũ khí mới”.
Ông giải thích công nghệ mới phát triển gần đây đòi hỏi một cách tiếp cận khác với hệ thống ổn định chiến lược hiện có. Ví dụ, tên lửa chiến thuật hiện giờ có thể có công dụng chiến lược và chúng quan trọng gần như vũ khí hạt nhân. “Chúng ta có các phương tiện mang siêu âm mới rất khó phát hiện và đánh chặn, giảm thời gian ra quyết định sau khi nhận cảnh báo. Trí thông minh nhân tạo làm tăng mối đe dọa, cũng như các hệ thống chống vệ tinh. Và trong thế giới mạng, chúng ta có các công nghệ chìa khóa, làm việc theo một logic khác với bầu không khí răn đe thời kỳ trước đây. Chúng ta cần tìm cách đạt được sự ổn định chiến lược trong tình hình mới”, – Bibi nói. “Chúng ta vẫn không hiểu làm thế nào để đạt được điều này, không thực sự nói về vấn đề này với nhau. Tôi nghĩ rằng tất cả các lĩnh vực này đòi hỏi phải xây dựng các quy tắc mới của trò chơi, nên được thực hiện song phương giữa Washington và Moscow, một số thứ cần đạt được trên cơ sở đa phương với sự tham gia của một số lượng lớn nhà đàm phán của các bên liên quan”, – ông tin tưởng. – Chúng ta cần những cách tiếp cận mới, bởi vì các hiệp ước kiểm soát vũ khí kiểu cũ chủ yếu liên quan đến các chỉ số và giới hạn. Có vẻ như điều này không hoạt động trong bầu không khí mới. Chúng ta cần sáng tạo hơn. Nhưng trước hết, cần bắt đầu nói chuyện với nhau, và điều này hiện không xảy ra”.
Đồng thời, theo ông, việc khôi phục dần dần cuộc đối thoại theo nguyên tắc “từ dưới lên trên” không có tác dụng trong quá khứ, và đến một lúc nào đó, giao tiếp ở cấp lãnh đạo các nước vẫn là cần thiết. Ông Bibi thừa nhận logic chính trị của thời điểm này, đòi hỏi giới lãnh đạo Mỹ hạn chế đàm phán với Nga, mâu thuẫn với cuộc đối thoại cần thiết để giảm nguy cơ xung đột. Trong cuốn sách của mình, Bibi mô tả một tình huống tương tự, theo ý kiến của ông, trước khi diễn ra Thế chiến thứ nhất. Sau đó, theo ông, thảm họa đã gây ra, đặc biệt là do sự đánh giá thấp lẫn nhau từ các đối thủ tiềm tàng, tham vọng địa chính trị không tương thích, cũng như các công nghệ mới khuyến khích đòn đánh đầu tiên và tạo ra ảo tưởng về sự vượt trội so với kẻ thù. “Hiện tại có rất nhiều yếu tố kích hoạt trên khắp thế giới có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tương tự. Và chúng ta không có kênh liên lạc, luật chơi, đường ranh giới hạn chế cần thiết để giải quyết vấn đề này. Chúng ta phải nhận ra sự nguy hiểm của tình huống này. Nếu làm như vậy, tôi nghĩ có thể đối phó với điều đó, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng đang có một mối nguy hiểm “, Bibi kết luận.
Theo Danviet
Ông Trump đề nghị giúp dập tắt đám cháy rừng ở Siberia, Putin từ chối
Tổng thống Trump trực tiếp gọi điện tối 31/7 đề nghị giúp Nga xử lý cháy rừng ở Siberia song Tổng thống Putin từ chối.
Thông cáo trước báo giới, cơ quan báo chí của Điện Kremlin hôm 31/7 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đề nghị được hỗ trợ Liên bang Nga trong việc dập tắt các vụ cháy rừng ở Siberia.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga cảm ơn ông Trump vì sẵn sàng giúp đỡ, và hứa sẽ dùng đến nó trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, Điện Kremlin khẳng định Siberia đã thành lập một đội bay cứu hộ để đối phó với đám cháy. Tuy nhiên, theo Bộ Tình trạng khẩn cấp, hiện vẫn đang có đôi chút vấn đề xảy ra với việc tiếp nhiên liệu và triển khai máy bay và trực thăng.
Ông Putin coi đề xuất của ông Trump là một bước tiến tới khôi phục mối quan hệ giữa hai nước. (Ảnh: kremlin.ru)
Cũng theo thông cáo của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đánh giá cao đề xuất của ông Trump, đồng thời coi đó là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ đầy đủ định dạng giữa Matxcơva và Washington có thể sẽ được khôi phục trong tương lai.
Ngoài ra, trong cuộc trò chuyện, hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục duy trì liên lạc: cả qua điện thoại, lẫn gặp mặt trực tiếp - Điện Kremlin kết luận.
Lệnh "Tình trạng khẩn cấp" đã được ban bố do các đám cháy rừng xảy ra ở vùng Krasnoyarsk, tỉnh Irkutsk và một phần Cộng hòa Buryatia (một chủ thể liên bang của Nga). Khói từ các đám cháy còn lan tận đến Kazakhstan và Mông Cổ. Tính đến ngày 31/7, tổng diện tích các đám cháy đã là 3 triệu ha.
Những đám cháy ở sâu trong rừng và không đe dọa đến các dân cư, cũng như các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Đám cháy đã diễn ra nhiều tuần qua hiện vẫn chưa được khống chế. Theo tính toán của chính quyền địa phương, chi phí dập tắt các đám cháy này còn cao hơn gấp nhiều lần so với thiệt hại mà đám cháy có thể gây ra.
Những đám cháy lớn lan rộng tại 4 vùng của Siberia và Viễn Đông. (Ảnh: themoscowtimes.com)
Người dân Nga đang kêu gọi lập ra một đơn thỉnh nguyện yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bộ vùng lãnh thổ Siberia vì lý do cháy rừng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có gần 850 nghìn người ký vào đơn thỉnh nguyện này.
Lần cuối cùng ông Putin và ông Trump gặp nhau là vào ngày 28/6 tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản. Khi đó, cả hai nhà lãnh đạo của Nga và Mỹ đều nhất trí rằng việc cải thiện mối quan hệ song phương có ý nghĩa rất lớn đối với lợi ích của toàn bộ cộng đồng thế giới.
(Nguồn: Interfax)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Máy bay do thám Mỹ bất ngờ bị chiến đấu cơ Su-30 Venezuela áp sát, "khiêu khích" Một chiến đấu cơ Su-30 của Venezuela có hành động "gây hấn" bất ngờ với một máy bay do thám Mỹ, khi không ngừng áp sát ở khoảng cách không an toàn. Theo RT, máy bay do thám, trinh sát EP-3 của Mỹ đã tung video quay cảnh chiến đấu cơ Venezuela không ngừng áp sát, khiêu khích. Quân đội Mỹ nói vụ...