Chuyên gia Mỹ: Phần lớn thành viên NATO không có sức mạnh quân sự
Friedman cho rằng việc châu Âu hướng tới “ sức mạnh mềm” đơn giản chỉ là để trốn tránh thực tại.
Tuyên bố mới đây của ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các nước châu Âu hiện đang không đóng góp tài chính một cách công bằng cho NATO và rằng sẽ tốt hơn nếu để liên minh này sụp đổ đã gây ra mối quan tâm mạnh mẽ tại châu Âu.
Bình luận về nhận xét này, chuyên gia phân tích chính trị, quân sự, văn hóa trên tờ Business Insider (Mỹ), George Friedman bày tỏ quan điểm chỉ ra những vấn đề chồng chéo, cũng như các điểm yếu của các nước châu Âu dẫn tới hệ quả là làm suy yếu đáng kể khả năng NATO.
Ban đầu, NATO được định vị là một liên minh bảo vệ châu Âu khỏi ảnh hưởng của Liên Xô.
NATO là một khối quân sự-chính trị thành lập vào năm 1949. Ban đầu, NATO được định vị là một liên minh bảo vệ châu Âu khỏi ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô, liên minh này vẫn tiếp tục tồn tại. Hiện nay, các thành viên NATO là 28 quốc gia – hầu hết các nước châu Âu và Mỹ, Canada.
Theo quan điểm của Friedman, các cuộc khủng hoảng địa chính trị gần đây đã làm lộ rõ những vấn đề chung về an ninh đối với toàn bộ châu Âu. Phần lớn các nước châu Âu không có khả năng quân sự, ngoại trừ liên minh NATO, nhưng khối này lại đang ở trong tình trạng hỗn độn.
“NATO là một liên minh quân sự, nhưng châu Âu đã làm suy yếu đáng kể tiềm năng quân sự của nó”, ông nói.
Nhiều người châu Âu xem NATO là nền tảng an ninh của họ. Từ khi được thành lập, người châu Âu đã mong muốn NATO phục vụ họ như một cơ chế để phê duyệt và giám sát các hoạt động quân sự. Họ muốn có một tiếng nói quyết định trong liên minh.
Video đang HOT
Nhưng lực lượng quân sự của họ lại rất nhỏ, trong một số trường hợp chỉ là sự tượng trưng. Xét trên cả phương diện đóng góp tài chính và quân sự, các nước châu Âu đều thua kém Mỹ. Họ dựa rất nhiều vào Mỹ – thành viên NATO có khả năng quân sự ở cấp độ toàn cầu – và cắt giảm các nguồn đầu tư cho quân đội riêng của mình.
Theo thời gian, người châu Âu nhận ra rằng Mỹ không đổ nhiều tiền vào NATO để người châu Âu có tiếng nói trong việc sử dụng nó. Châu Âu ngày càng trở thành một yếu tố ít có vai trò quyết định trong liên minh cũng như tác động tới quyết định của Mỹ.
Friedman cho rằng việc châu Âu hướng tới “sức mạnh mềm” đơn giản chỉ là để trốn tránh thực tại.
Trong khi Mỹ cung cấp nguồn lực quân sự, các nước châu Âu hướng tới phát huy vai trò của cái gọi là “quyền lực mềm” như sử dụng các biện pháp xử phạt, huy động công luận và các chiến lược khác có thể giúp tránh được các hoạt động quân sự. Họ thường hướng tới các giải pháp “mềm” để giảm chi phí so với việc trở thành một quyền lực toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Friedman cho rằng việc châu Âu hướng tới “sức mạnh mềm” đơn giản chỉ là để trốn tránh thực tại. Chỉ tới khi sức mạnh quân sự của Nga trỗi dậy và làn sóng bất ổn ở châu Âu lan sang, người châu Âu mới nhận ra rằng quyền lực mềm… chỉ là mềm và họ cần sức mạnh cứng rắn hơn như Mỹ và Anh, Pháp có.
Trong thời gian theo đuổi quyền lực mềm, NATO đã bị sụt giảm các chức năng ban đầu nó được tạo ra. Khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, một số quốc gia Đông Âu đã tìm cách trở thành thành viên của liên minh. Nhưng các nước này không tìm kiếm sự bảo vệ quân sự mà vì lợi ích khi họ được hội nhập vào cộng đồng châu Âu.
Tổng dân số của Liên minh châu Âu hơn 508 triệu người. Dân số của Mỹ khoảng 320 triệu người. GDP của Liên minh châu Âu là 18,45 nghìn tỷ USD, trong khi GDP của riêng nước Mỹ là là 18,3 nghìn tỷ USD.
Châu Âu và Mỹ đều bình đẳng về của cải, và chưa kể tới châu Âu nhiều hơn gần 200 triệu người so với Mỹ nên họ có đủ khả năng để cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ.
Nói cách khác, châu Âu và Mỹ đều bình đẳng về của cải, và chưa kể tới châu Âu nhiều hơn gần 200 triệu người so với Mỹ. Do đó, theo Friedman, không có lý do gì người châu Âu lại không thể có khả năng quân sự bằng hoặc thậm chí lớn hơn của Mỹ.
Freidman cho rằng nguyên do xảy ra tình trạng bất đối xứng về ảnh hưởng giữa Mỹ và châu Âu trong NATO nằm ở chỗ Liên minh châu Âu thiếu quan tâm tới đầu tư cho quân đội.
Trên thực tế, không phải chỉ riêng tỷ phú Donald Trump mới nhìn ra sự chênh lệch trong NATO và cho rằng nó không nên tiếp tục tồn tại. Nhưng nếu NATO sụp đổ, Mỹ và các nước châu Âu sẽ phải đối mặt với những rắc rối lớn, Freidman kết luận.
Không chỉ cần phải cân bằng quyền lực với một nước Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ, Mỹ và châu Âu cũng cần rất nhiều nguồn lực để giải quyết các mối đe dọa an ninh đến từ Trung Đông.
Ngoài ra, bản thân Mỹ cũng thừa nhận rằng không thể hành động một mình. Mỹ cũng mong muốn các đối tác NATO chia sẻ nhiều gánh nặng hơn trong việc giải quyết các mối đe dọa chung, nhà phân tích kết luận.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
ASEAN-Hoa Kỳ: Hợp tác để gia tăng sức mạnh
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược tin cậy và thực chất giữa ASEAN và Mỹ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên tham gia mà còn gia tăng hợp tác, sức mạnh trong việc đối phó với thách thức chung mà cả hai bên đang phải đối mặt.
Các nhà lãnh đạo ASEAN - Mỹ đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt để xây dựng quan hệ đối tác tin cậy và thực chất
Tuyên bố chung Sunnylands đưa ra sau Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ lần đầu tiên tổ chức tại Mỹ trong 2 ngày 15 và 16-2 đã đúc rút được những thỏa thuận cốt lõi giữa hai bên, khẳng định mối quan hệ và sự hợp tác bền chặt hơn giữa ASEAN và Mỹ trong tương lai. Thành công của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ cũng xua tan đi những hoài nghi về sự đoàn kết, thống nhất trong ASEAN cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN với Mỹ - cường quốc mạnh bậc nhất thế giới.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ ba diễn ra ở Malaysia tháng 11-2015 mới đây, có thể thấy, tiếng nói chưa phải là đồng nhất trong các thành viên ASEAN với vấn đề Biển Đông đang ngày càng trở lên nóng bỏng, cùng mối quan tâm của Mỹ tới ASEAN khi thực hiện chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương. Đó là một trong những lý do để Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra lời mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến Mỹ vào đầu năm 2016 để tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt.
Một trong những thành công dễ nhận thấy là việc chính quyền Tổng thống Obama đã khẳng định vị trí và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, mong muốn đưa quan hệ ASEAN - Mỹ đi vào thực chất, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia và khu vực. ASEAN - một tổ chức khu vực năng động và thành công bậc nhất thế giới cùng với Mỹ - cường quốc hàng đầu thế giới - hiểu rõ và tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng lợi ích và lĩnh vực hợp tác hiệu quả từ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục... cho tới an ninh - quốc phòng, đặc biệt là duy trì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế, trong đó có Biển Đông.
Trong vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận, các thành viên ASEAN và Mỹ đã cùng nhất trí quan điểm, xác định các nguyên tắc chung xử lý đối với các vấn đề liên quan tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Theo đó, hai bên khẳng định đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN; cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, kể cả thông qua các tiến trình pháp lý và ngoại giao; kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, không quân sự hóa; đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Có thể nói, việc đạt được thỏa thuận lớn mang tính nguyên tắc trên là cơ sở vững chắc để tạo dựng đoàn kết trong ASEAN cũng như thắt chặt hợp tác ASEAN - Mỹ để xử lý, giải quyết các thách thức chung về an ninh, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra, nhất là các hoạt động ráo riết xây đảo nhân tạo nhằm thay đổi hiện trạng, đồng thời tiến hành quân sự hóa vùng biển chiến lược sống còn này. Đối tác thật sự tin cậy và thực chất giữa ASEAN và Mỹ sẽ khiến cho tiếng nói chung của hai bên trở nên mạnh mẽ hơn và nhất là hành động trở nên quyết liệt, hiệu quả hơn để đối phó với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sẽ choáng váng trước sức mạnh của Mỹ ở Biển Đông Trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã thông báo kế hoạch triển khai cả một hạm đội tàu ngầm không người lái đến gần khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Mỹ tin rằng, Trung Quốc sẽ không thể lường được sức mạnh của siêu cường số 1 thế...