Chuyên gia Mỹ: Omicron có khả năng đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch COVID-19
Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho biết biến thể Omicron thực sự có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của virus SARS-CoV-2 sang một loại cúm thông thường, kết thúc đại dịch COVID-19.
Người dân thành phố New York xếp hàng tại một trạm xét nghiệm COVID-19 ở quảng trường Thời Đại – Ảnh: AP
Chỉ vài tuần trước, Mỹ đang trên đường chấm dứt đại dịch vào năm 2022. Sau đó, biến thể Omicron tấn công, nhanh chóng chiếm 73% ca nhiễm COVID-19 mới trong một thời gian rất ngắn, theo Đài truyền hình CNBC.
Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ lây truyền cao của Omicron nguy hiểm cho những người chưa được tiêm chủng. Cùng lúc đó, số người nhập viện và tử vong có thể tăng đáng kể trong những tuần và tháng tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số dân cư miễn nhiễm còn lại có thể xuất hiện trạng thái “miễn dịch cộng đồng”.
Tiến sĩ David Ho, một nhà virus học nổi tiếng thế giới và là giáo sư Đại học Columbia (Mỹ), ví von: “Như tất cả những người làm trong lĩnh vực y tế công cộng đã nói, đôi khi ngọn lửa có thể bùng cháy rất nhanh nhưng sau đó lại tự dập tắt”.
Đáng chú ý, thời gian chờ khả năng miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên sẽ chậm hơn miễn dịch được vắc xin hỗ trợ. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 62% dân số Mỹ được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi và 30% trong số những người này đã được tiêm mũi 3. Đây là chỉ số rất quan trọng để tăng cường khả năng bảo vệ người dân chống lại Omicron.
Video đang HOT
Tiến sĩ Bruce Farber, giám đốc các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện New Hyde Park (thuộc mạng lưới bệnh viện Northwell Health có trụ sở tại TP New York), cho biết “trường hợp tốt nhất” sẽ là một biến thể virus rất dễ lây lan mà không làm cho hầu hết mọi người bị bệnh nặng. Biến thể này sẽ giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng.
“Nó chắc chắn có thể giúp chấm dứt số lượng lớn người chết và nhập viện cao”, ông Farber nói.
Biến thể Omicron bước đầu có những tín hiệu tốt: Dù tốc độ lây nhiễm dịch rất nhanh nhưng nhiều quốc gia đã báo cáo tình trạng bệnh nhẹ và tử vong thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn rất thận trọng, cho rằng cần thêm thời gian để xem thêm ảnh hưởng lâu dài của nó trong cộng đồng dân cư.
Tại Nam Phi, nơi mà biến thể này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11, số ca nhập viện và tử vong vẫn ở mức tương đối thấp mặc dù số ca nhiễm mới tăng mạnh.
“Tuy nhiên, nếu phần lớn thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lây lan và đột biến”, ông Farber nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là tương lai của đại dịch rất không chắc chắn, ngay cả khi các chuyên gia đồng ý rằng dịch COVID-19 cuối cùng sẽ trở thành một bệnh dịch đặc hữu và có khả năng xảy ra theo mùa.
Tiến sĩ Timothy Brewer, giáo sư y khoa chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y David Geffen thuộc Đại học California – Los Angeles (UCLA), đồng ý quan điểm với ông Farber.
“Virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Đúng hơn, mọi người sẽ phải học cách sống chung với nó. Tiêm chủng thường xuyên và điều trị bằng thuốc kháng virus sẽ làm cho các đợt bùng phát dịch COVID-19 ít nghiêm trọng hơn đáng kể trong những năm tới”, ông Brewer dự đoán.
Biến chủng Omicron lan nhanh, Anh ghi nhận hơn 106.000 ca/ngày
Anh đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 mạnh chưa từng có, được cho là có liên quan đến Omicron - biến chủng mới của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với các biến chủng khác.
Bất chấp sự lây lan của Omicron, Anh chưa có kế hoạch siết hạn chế trước Giáng sinh (Ảnh: AFP).
Guardian dẫn số liệu của cơ quan y tế Anh cho biết, trong ngày 22/12, Anh ghi nhận 106.122 ca Covid-19 mới, tăng khoảng 16.000 ca so với một ngày trước đó. Số ca Covid-19 ở Anh liên tục lập kỷ lục mới thời gian gần đây và đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới ở Anh vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày.
Những con số này càng làm dấy lên lo ngại về tốc độ lây lan của biến chủng Omicron và tác động của nó đến số ca nhập viện trong dịp năm mới. Nó cũng làm tiêu tan kỳ vọng của giới chức Anh rằng nước này đã qua đỉnh dịch.
Theo Cơ quan An ninh Y tế Anh, số ca nhiễm Omicron ở nước này hôm 22/12 tăng hơn 13.000 ca lên hơn 69.000 ca. Một số chuyên gia y tế Anh cho rằng, đây chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", thực tế, mỗi ngày số ca nhiễm Omicron mới ở Anh có thể lên tới hàng chục nghìn ca thậm chí hàng trăm nghìn ca.
Anh là một trong những điểm nóng bùng phát làn sóng Omicron hiện nay. Giới chuyên gia đã hối thúc chính phủ nước này hành động khẩn cấp để ngăn kịch bản hệ thống y tế sụp đổ vì số ca nhiễm tăng đột biến. Tuy nhiên, trong tuần này, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố sẽ chưa áp đặt các biện pháp hạn chế mới trước dịp Giáng sinh.
Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi và đã lan ra ít nhất 106 quốc gia trên thế giới. Trong khi tâm dịch Omicron đầu tiên ở Nam Phi đã bắt đầu hạ nhiệt, châu Âu lại đối mặt với mối đe dọa lớn từ Omicron. Omicron được dự đoán sẽ trở thành chủng trội ở châu Âu vào đầu năm 2022. Hiện tại, Omicron đã trở thành chủng trội ở Đan Mạch, Pháp.
Hiện có rất ít dữ liệu về Omicron, song các nghiên cứu ban đầu đều cho thấy đánh giá chung về khả năng lây lan vượt trội của Omicron so với các biến chủng khác của SARS-CoV-2.
"Có bằng chứng nhất quán cho thấy biến thể Omicron lây nhanh hơn đáng kể so với biến thể Delta. Những người đã tiêm phòng vắc-xin hoặc hồi phục sau khi mắc Covid-19 nhiều khả năng nhiễm hoặc tái nhiễm", Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.
Nói về khả năng lây lan của Omicron, Claudia Hoyen, giám đốc tại một bệnh viện của Mỹ, ví Omicron đang lan "như cháy rừng ở bang Ohio. "Điều mà chúng ta đã biết về biến chủng này là nó lây lan mạnh hơn rất nhiều. Nó là virus lây lan nhanh thứ hai trên hành tinh (chỉ sau virus gây bệnh sởi)", bà Hoyen nói. Virus sởi hiện đã được kiểm soát nhờ chương trình tiêm chủng.
Một số nghiên cứu từ Nam Phi nói rằng, Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn so với Delta và các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Cụ thể, một nghiên cứu mới công bố cho thấy, nguy cơ nhập viện ở những người nhiễm Omicron thấp hơn 80% so với người nhiễm các biến chủng khác. Nghiên cứu hiện chưa có bình duyệt.
Mặc dù vậy, WHO và chuyên gia ở các nước khác tỏ ra thận trọng, cho rằng chưa nên vội vàng kết luận Omicron ít nghiêm trọng hơn các chủng khác ở thời điểm này. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói, Anh chưa thấy có bằng chứng Omicron có độc lực thấp hơn và các phân tích của Cơ quan An ninh Y tế Anh vẫn chưa hoàn tất.
Trung Quốc phong tỏa toàn bộ thành phố 13 triệu dân vì COVID-19 Chính quyền TP. Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc triển khai lệnh phong tỏa, yêu cầu toàn bộ 13 triệu dân trong thành phố ở nhà vì xuất hiện ổ dịch COVID-19. Hãng Reuters đưa tin chính quyền thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 22-12 đã triển khai lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, yêu cầu toàn bộ 13...