Chuyên gia Mỹ nêu điểm yếu của quân đội Trung Quốc
Nhóm chuyên gia RAND nhận định khí tài của Trung Quốc lạc hậu vài năm so với Mỹ do lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài và nạn tham nhũng.
Trong báo cáo công bố ngày 14/7, hãng nghiên cứu RAND nhận định Trung Quốc “là mối đe dọa rõ ràng” với Mỹ trong việc đầu tư vào năng lực quân sự. Tuy nhiên, RAND cho rằng phần lớn tiến bộ quân sự Trung Quốc đạt được là “kết quả của hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, thâu tóm và liên doanh với nước ngoài”.
Báo cáo của RAND được công bố trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang xem xét lại chính sách với Trung Quốc, trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng tốc nỗ lực ngăn công nghệ Mỹ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc.
RAND nhận định Trung Quốc “thất bại trong thúc đẩy tự lực đổi mới quân sự”, nêu ra ba yếu tố chính mà quân đội Trung Quốc còn thiếu là chất bán dẫn cao cấp, tàu ngầm độ ồn thấp và động cơ máy bay.
Các chuyên gia của RAND cho biết Trung Quốc “phụ thuộc vào hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ” và khiến các hệ thống vũ khí của họ tụt hậu vài năm so với quân đội Mỹ. Báo cáo cũng chỉ ra những điểm tương đồng rất lớn giữa tiêm kích J-20 và J-31 với các mẫu tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2021 cất cánh trong buổi thử nghiệm cuối năm 2020. Ảnh: Weibo .
Video đang HOT
Khi được hỏi về báo cáo của RAND, đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington cho biết Mỹ “chưa bao giờ đưa ra bất cứ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ”, đồng thời khẳng định nước này “đang nỗ lực đổi mới khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.
Mỹ năm 2016 kết án tù một công dân Trung Quốc vì thu thập thông tin quân sự nhạy cảm, bao gồm dữ liệu liên quan đến tiêm kích tàng hình F-22 và F-35, cùng vận tải cơ C-17.
Động cơ máy bay từ lâu là điểm nghẽn trong tiến bộ quân sự của Trung Quốc, đặc biệt với công nghệ lá cánh tuabin, báo cáo của RAND cho biết. Tiêm kích tàng hình J-20 của quân đội Trung Quốc sử dụng động cơ Nga khiến năng lực tác chiến bị giảm. Một số mẫu J-20 đã được trang bị động cơ nội địa WS-10, song việc phát triển động cơ nội địa hiệu suất cao cho mẫu tiêm kích này bị trì hoãn vì Covid-19.
“Việc phát triển thành công động cơ máy bay nội địa và sản xuất với số lượng lớn sẽ đánh dấu bước ngoặt trong năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”, các chuyên gia của RAND nhận định.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định nước này “cam kết theo con đường phát triển hòa bình và thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ”.
“Mọi người mong Mỹ sẽ bỏ tâm lý và thành kiến Chiến tranh Lạnh, nhìn nhận khách quan và hợp lý việc Trung Quốc phát triển quân sự, đồng thời có hành động cụ thể để đảm bảo quan hệ Mỹ – Trung phát triển lành mạnh và ổn định”, đại sứ quán Trung Quốc cho biết.
RAND công bố báo cáo vài ngày sau khi chính quyền Biden liệt một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc liên quan đến ngành công nghiệp quân sự nước này. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ không được phép bán sản phẩm cho những công ty Trung Quốc bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách đen nếu chưa được Washington chấp thuận.
Động thái trên của chính quyền Biden được nhận định vẫn duy trì áp lực lên Trung Quốc, vốn leo thang trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Biden từng mô tả cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc giống “một trận chiến” để giành “chiến thắng thế kỷ”.
Nguyên mẫu FC-31 bay biểu diễn năm 2014. Ảnh: Wikipedia .
Các chuyên gia của RAND còn nhận định thiếu sót về quốc phòng của Trung Quốc một phần do “tham nhũng và giám sát lỏng lẻo” với các nhà thầu quân sự. “Các thanh tra viên thường là người mới tốt nghiệp khóa đào tạo kỹ thuật cơ bản, khiến họ bị cản trở trong việc giám sát tiến trình phát triển công nghệ tiên tiến của các nhà thầu”, báo cáo cho biết.
Một số quan chức Trung Quốc từng công khai thừa nhận tình trạng tham nhũng trong quân đội. Năm 2019, một cố vấn quốc phòng Trung Quốc viết rằng quân đội nước này “chưa thể tiêu diệt tận gốc nạn tham nhũng ngăn họ trở thành lực lượng tác chiến hiện đại”.
Hồ Văn Minh, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) và cựu giám sát trưởng chương trình tàu sân bay nước này, hồi tháng 1 bị khai trừ đảng sau cáo buộc nhận hối lộ.
Năng lực quân sự Trung Quốc tiến triển nhờ đánh cắp công nghệ Mỹ?
Nghiên cứu của Mỹ cho rằng Trung Quốc tiến triển nhanh về năng lực quân sự chủ yếu nhờ đánh cắp sở hữu trí tuệ, sáp nhập và liên doanh với nước ngoài.
Một nhà thiết kế chính của tiêm kích J-20 của Trung Quốc từng thừa nhận mẫu máy bay này chịu ảnh hưởng nhiều từ các tiêm kích Mỹ. Ảnh KHÔNG QUÂN TRUNG QUỐC
Tờ South China Morning Post ngày 15.7 dẫn một nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ cho thấy quân đội Trung Quốc thiếu sáng tạo nội địa và còn tham nhũng trong ngành công nghiệp quốc phòng, nhưng đã vượt qua nhiều thách thức công nghệ để bám theo Mỹ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức RAND Corporation (Mỹ) cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa rõ rệt đối với Mỹ về tiến triển trong đầu tư vào năng lực quân sự, nhưng phần lớn tiến triển là nhờ đánh cắp sở hữu trí tuệ, sáp nhập và liên doanh với nước ngoài.
RAND Corporation là tổ nghiên cứu chính sách có trụ sở ở California và nhận khoảng 80% nguồn tài trợ từ các ban ngành khác nhau của chính phủ Mỹ. Nghiên cứu trên được tài trợ và thực hiện theo đơn đặt hàng của Lục quân Mỹ.
Cho rằng Trung Quốc thất bại trong việc thúc đẩy sáng tạo quân sự trong nước, nghiên cứu chỉ ra 3 diêm93 thua sút của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), gồm bán dẫn công nghệ cao, tàu ngầm tàng hình và động cơ máy bay.
Việc lệ thuộc vào đánh cắp sở hữu trí tuệ khiến các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đi sau "vài năm" so với Mỹ. Nghiên cứu còn lưu ý về những nét tương đồng đáng kể giữa các máy bay J-20 và J-31 của Trung Quốc với F-22 và F-35 của Lockheed Martin (Mỹ).
Phản ứng với nghiên cứu trên, một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington cho rằng Mỹ "chưa bao giờ đưa ra chứng cứ chắc chắn về những cáo buộc lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ". Vị đại diện này cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh "nỗ lực trong sáng tạo khoa học công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ".
Trước đó vào năm 2016, Mỹ kết án một công dân Trung Quốc tìm cách lấy thông tin quân sự nhạy cảm, bao gồm dữ liệu liên quan F-22 và F-35 cũng như máy bay vận tải quân sự C-17.
Trung Quốc công bố nguyên nhân tháp chọc trời rung lắc Các nhà điều tra nói cộng hưởng dòng xoáy do hai cột trên đỉnh tháp SEG Plaza gây ra là nguyên nhân vụ rung lắc bí ẩn hai tháng trước. Sau hai tháng kiểm tra và thử nghiệm, các điều tra viên thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông loại trừ các yếu tố như tàu điện ngầm chạy bên dưới tòa nhà,...