Chuyên gia: Mỹ muốn lật đổ chế độ Iran theo kịch bản Iraq
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8.5 là bước đầu tiên trong kế hoạch của Washington nhằm thay đổi chế độ ở Tehran theo kịch bản Iraq.
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters
“Nếu nghe kỹ những gì ông Donald Trump nói, thì thực sự là Mỹ không chỉ đơn phương rút khỏi thỏa thuận quốc tế đa phương, xóa bỏ nó, mà thực tế còn đe dọa thay đổi chế độ ở Iran” – chuyên gia về Trung Đông Sami Ramadani nói với RT.
“Giọng điệu phát biểu của ông Donald Trump, lời lẽ mà ông ta dùng gợi nhớ đến bài phát biểu của cựu Tổng thống George Bush (Bush con) trước lúc Mỹ dẫn đầu cuộc xâm lược Iraq năm 2003, khi “những lời dối trá được sử dụng để phát động một cuộc chiến diệt chủng chống lại nhân dân Iraq” – ông Ramadani nói.
Chuyên gia lưu ý, không chỉ chính quyền Iraq bị lật đổ bởi sự can dự quân sự của Mỹ, mà toàn bộ đất nước bị phá hủy. Trong khi đó, Mỹ đã cố gắng làm mất ổn định Iran trong hàng thập kỷ.
Washington muốn từ Tehran nhiều hơn những nhượng bộ về thỏa thuận hạt nhân, mà chính quyền Iran không thể chấp nhận – ông Ramadani nhận xét.
Video đang HOT
“Tôi không nghĩ rằng Iran có khả năng nhượng bộ thêm – họ đã nói chưa bao giờ lên kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tuân thủ thỏa thuận. Điều này đã được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA xác nhận trong nhiều dịp” – ông Ramadani cho hay.
“Điều mà Mỹ muốn là Iran từ bỏ sự độc lập của mình. Đó là điểm mấu chốt… Họ không muốn bất kỳ một quốc gia độc lập mạnh mẽ nào trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Và, bất kể những gì chúng ta biết về hệ thống chính trị của họ, Iran đã chọn con đường độc lập với Mỹ. Họ không muốn trở thành một tay sai chính sách của Mỹ trong khu vực. Và Mỹ nói với họ: Chúng tôi trừng phạt các vị vì điều này” – chuyên gia giải thích.
Hôm 8.5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và sẽ tái áp đặt trừng phạt ở mức cao nhất.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi quyết định của ông Trump là bất hợp pháp, khẳng định Tehran vẫn ở lại thỏa thuận dù Washington rút lui.
KHÁNH MINH
Theo Ladong
Ông Tillerson bắt tay Hạ viện cứu thỏa thuận hạt nhân
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện chỉnh sửa quy định ba tháng một lần chính phủ báo cáo với Hạ viện tình trạng thực thi thỏa thuận của Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện nhằm cứu lấy thỏa thuận hạt nhân Iran trước sự theo đuổi hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump, một số quan chức Mỹ và một số nhà ngoại giao phương Tây nói với CNN.
Theo quy định của Hạ viện Mỹ, cứ ba tháng một lần chính phủ sẽ báo cáo với Hạ viện tình trạng thực thi thỏa thuận của Iran. Lịch báo cáo tiếp theo là vào ngày 15-10. Tổng thống Trump muốn nhân cơ hội này để tuyên bố Iran không thực thi đúng thỏa thuận. Một khi như thế, Hạ viện Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định có khôi phục trừng phạt Iran hay không. Nếu có, thỏa thuận hạt nhân sẽ bị phá vỡ. Nếu không, thỏa thuận vẫn sẽ được giữ nguyên.
Chính phủ Trump đã hai lần chứng nhận Iran tuân thủ đúng thỏa thuận, tuy nhiên cũng cáo buộc Iran vi phạm "tinh thần" thỏa thuận khi vẫn tiếp tục thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Thời gian qua Mỹ đã nhiều lần trừng phạt Iran vì thử tên lửa. Tại Bắc Kinh tuần trước, trong cuộc gặp với đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Tillerson nói đang hối thúc ông Trump chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận trong lần báo cáo ngày 15-10 trước Quốc hội.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện cứu thỏa thuận hạt nhân Iran trước đe dọa hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: GETTY
Theo các nguồn tin của CNN, ông Tillerson và các nghị sĩ Mỹ đang nỗ lực chỉnh sửa quy định này. "Ông Tillerson nói vấn đề không nằm ở thỏa thuận hạt nhân, mà là ở quy định. Mỗi 90 ngày tổng thống phải chứng nhận và nó tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị. Nếu chính phủ có thể để yên thỏa thuận hạt nhân này, mọi người có thể vui vẻ, chuyên tâm xử lý các vấn đề khác liên quan đến Iran" - một quan chức cấp cao Mỹ nói với CNN.
"Ông Tillerson cho rằng thỏa thuận không có khả năng chống đỡ về mặt chính trị, vì chính phủ Obama - chính phủ thương lượng và ký thỏa thuận - đã bị gạt ra khỏi Nhà Trắng. Vì thế ông ấy đang nỗ lực với hy vọng có thể thay đổi tình trạng đối kháng chính trị này, bằng cách chỉnh sửa quy định trong Hạ viện" - theo một quan chức Mỹ.
Chủ ý của ông Tillerson là thay vì báo cáo tập trung vào việc Iran thực thi thỏa thuận thì giờ báo cáo của chính phủ Trump với Hạ viện sẽ rộng hơn: Về thái độ với khủng bố, về chương trình tên lửa đạn đạo và các vấn đề Mỹ lo ngại về Iran. Điều này có thể cho phép Mỹ giữ lại thỏa thuận hạt nhân và chính phủ Trump không phải cứ mỗi ba tháng lại thực hiện động tác báo cáo về việc Iran thực thi thỏa thuận.
Bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ tháng trước, Ngoại trưởng Tillerson đã bàn về thỏa thuận Iran với ngoại trưởng Iran và ngoại trưởng các nước trong nhóm P5 1 cùng ký thỏa thuận năm 2015. Tất cả ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Iran đều thống nhất thỏa thuận này được thiết kế giải quyết chỉ riêng chương trình hạt nhân Iran. Các ngoại trưởng đều công nhận Iran thời gian qua đã tuân thủ đúng thỏa thuận.
Trong khi đó, điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói rằng ông tin duy trì thỏa thuận hạt nhân có lợi cho an ninh quốc gia Mỹ. "Nếu chúng ta xác định thỏa thuận này có lợi cho chúng ta và có thể khẳng định Iran tuân thủ đúng thỏa thuận, rõ ràng chúng ta nên duy trì nó. Tôi nghĩ tổng thống nên cân nhắc ở lại với thỏa thuận" - theo ông Mattis.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford đến cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10. Ảnh: GETTY IMAGES
Điều trần trước Ủy ban Quân vụ Tháng trước, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng cảnh báo hủy bỏ thỏa thuận Iran sẽ làm phức tạp hơn nỗ lực của Mỹ trong tìm kiếm thỏa thuận với các nước khác.
Ông Trump lâu nay vẫn phản đối mạnh thỏa thuận quá nhượng bộ Iran. Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ cuối tháng 9, ông Trump còn nói đây là "một trong những giao dịch tồi tệ và đơn phương nhất Mỹ từng có". Quan điểm của ông Trump là thương lượng lại thỏa thuận theo hướng có lợi hơn cho Mỹ hoặc hủy bỏ thỏa thuận, bất kể lo ngại từ nhiều nghị sĩ, Ngoại trưởng Tillerson, Bộ trưởng Mattis. Hiện chính phủ Trump đang chuẩn bị hoàn tất quá trình xem xét chính sách với Iran đã kéo dài nhiều tháng qua.
Theo Thiên Ân
Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Hàng tỉ USD treo lơ lửng quanh thỏa thuận hạt nhân Iran Giá dầu vượt qua cột mốc mới khi lần đầu tiên kể từ tháng 11-2014 nhảy vọt lên hơn 70 USD/thùng trong phiên giao dịch sáng 7-5 ở châu Á. Giá dầu tăng một phần là do dư luận lo ngại Tổng thống Donald Trump sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vào ngày 12-5. Nhờ thỏa thuận này mà...