Chuyên gia Mỹ: Dỡ bỏ tổ hợp Yongbyon là bước đi quan trọng
Giáo sư Siegfried Hecker tại Đại học Stanford của Mỹ đưa ra nhận định phản bác lập luận cho rằng nhà máy Yongbyon đã quá cũ để coi việc đóng cửa tổ hợp này là một nhượng bộ lớn của Bình Nhưỡng.
Tháp làm nguội của cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên trước khi bị phá hủy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Việc Triều Tiên dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon là “bước đi tiếp theo cốt yếu nhất” trong tiến trình phi hạt nhân hóa.
Đây là nhận định của giáo sư Siegfried Hecker tại Đại học Stanford của Mỹ, qua đó phản bác lập luận cho rằng nhà máy Yongbyon đã quá cũ để coi việc đóng cửa tổ hợp này là một nhượng bộ lớn của Bình Nhưỡng.
Theo hãng thông tấn Yonhap, phát biểu tại hội nghị chuyên đề diễn ra ở Seoul, giáo sư Hecker nhấn mạnh mặc dù dỡ bỏ tổ hợp Yongbyon không chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng sẽ hạn chế “đáng kể” năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Tổ hợp Yongbyon là cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên. Một số ý kiến cho rằng cơ sở vật chất tại tổ hợp Yongbyon đã quá cũ kỹ nên xem nhẹ đề xuất của Bình Nhưỡng dỡ bỏ cơ sở hạt nhân này.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Hecker, nếu theo dõi có thể nhận thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục xây dựng các tòa nhà mới, các đập dưới sông, nâng cấp hệ thống làm mát tại địa điểm này, và các hoạt động tại đây vẫn diễn ra không ngừng.
Giáo sư Hecker khẳng định sơ sở này vẫn được phát triển và hoạt động. Vì vậy, việc đóng cửa toàn bộ tổ hợp này là một bước đi lớn đối với Bình Nhưỡng.
Chuyên gia Mỹ cũng ước đoán Triều Tiên có tới 37 thiết bị hạt nhân, cao hơn con số 35 được đưa ra hồi tháng Tư. Ông cũng cho rằng Triều Tiên đã tăng lượng urani làm giàu cấp độ cao từ khoảng 400-650kg lên tới 700kg trong cùng khoảng thời gian nêu trên, song lưu ý rằng con số ước đoán này “không chắc chắn.”
Giáo sư Siegfried Hecker được đánh giá là chuyên gia hàng đầu về chương trình hạt nhân của Triều Tiên và đã từng trực tiếp chứng kiến cơ sở làm giàu urani của quốc gia này trong chuyến thăm tổ hợp Yongbyon năm 2010./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam )
Cảnh báo "sắc lạnh" về sức mạnh hạt nhân Triều Tiên
Một chuyên gia từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã ước tính rằng Triều Tiên có thể tăng gấp đôi kho đầu đạn hạt nhân vào năm tới.
Chuyên gia Dan Smith thuộc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) dự đoán rằng Bình Nhưỡng sẽ có từ 30 đến 40 đầu đạn hạt nhân có thể sẵn sàng sử dụng vào năm 2020, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, trích dẫn bài phát biểu của ông tại dinh thự của Đại sứ Thụy Điển tại Seoul, Hàn Quốc.
Các chuyên gia quốc tế vẫn hết sức lo ngại sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Báo cáo trước đây của SIPRI chỉ ra rằng Triều Tiên sở hữu 20 đến 30 đầu đạn trong kho vũ khí của mình, tăng từ con số 10-20 đầu đạn năm 2018. Do đó, ước tính của chuyên gia Smith cho thấy Bình Nhưỡng vẫn không ngừng phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh đang tiến hành các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.
"Mặc dù vậy, thành thật mà nói, có rất nhiều điều không chắc chắn liên quan đến ước tính của chúng tôi về khả năng hạt nhân tiềm tàng của Triều Tiên. Và điều đó chủ yếu là do Triều Tiên không tiết lộ về năng lực của mình, chuyên gia của SIPRI, Shannon Kile, một trong những nhà phân tích hàng đầu thế giới về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, trước đó đã thừa nhận với đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT.
Về phần mình, chuyên gia Smith nói rằng Washington và Bình Nhưỡng trước hết cần phải nhất trí cách xác định các khái niệm. Định nghĩa về phi hạt nhân hóa là "một vấn đề lớn cần được giải quyết" bởi vì đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là "vấn đề chính trị lớn", ông nói thêm. Theo Smith, "chìa khóa quyết định để mở khóa các vấn đề, không nằm trong tay Hàn Quốc, mà nằm trong tay người Mỹ".
Trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có nhiều cuộc hội đàm với cá nhân ông Trump và cả hai bên đã đồng ý rằng phải phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, hai bên lại có cách tiếp cận khác nhau về quá trình này. Các quan chức Mỹ định nghĩa phi hạt nhân hóa là sự kết thúc của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, trong khi Triều Tiên định nghĩa phi hạt nhân hóa là việc quân đội Mỹ rời khỏi Bán đảo Triều Tiên.
Trong bối cảnh căng thẳng về hạt nhân của nước này, Triều Tiên đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ muốn hướng đến sự phát triển kinh tế. Triều Tiên hiện đang chịu lệnh trừng phạt toàn cầu nghiêm ngặt nhất trong lịch sử sau vụ thử vũ khí hạt nhân năm 2017.
Theo báo cáo gần đây của SIPRI, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ và Israel cũng đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân trong năm qua.
Quý Hoàng
Theo toquoc
Triều Tiên nhấn mạnh chỉ đàm phán với Mỹ sau khi mọi đe dọa được gỡ bỏ Ngày 16/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn một tuyên bố của giới chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết đàm phán cấp chuyên viên với Mỹ có thể diễn ra "trong vài tuần tới". Song nhấn mạnh các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa chỉ có thể diễn ra sau khi tất cả các đe dọa...