Chuyên gia Mỹ đề xuất tiêm liều vaccine tăng cường
Ngày 25/7, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauchi đề xuất những người có hệ miễn dịch bị tổn thương có thể cần phải tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 – liều vaccine thứ ba.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang đối mặt với tình trạng số ca mắc mới COVID-19 đang tăng do biến thể Delta.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ, ngày 14/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn CNN, Tiến sĩ Fauci nói: “Những người đã trải qua phẫu thuật cấy ghép, hóa trị ung thư, các bệnh tự miễn dịch, tức là đang trong phác đồ điều trị ức chế miễn dịch, là những người đầu tiên cần được xem xét khi tiến hành việc tiêm tăng cường liều vaccine thứ ba”. Các nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ miễn dịch của những người đã được tiêm vaccine có thể giảm và các quan chức y tế Mỹ đang nghiên cứu các dữ liệu để xác định thời điểm nào phù hợp để tiêm vaccine tăng cường.
Những phát biểu trên được đưa ra sau khi ngày 23/7, Pfizer/BioNTech cũng thông báo Mỹ đã mua 200 triệu liều vaccine để thực hiện chương trình tiêm chủng cho trẻ em cũng như chuẩn bị cho khả năng tiêm thêm liều vaccine thứ ba cho một số người đã tiêm đủ 2 liều. Tuần trước, Bộ Y tế Israel thông báo về vấn đề vaccine của hãng Pfizer/BioNTech giảm hiệu quả ngăn ngừa mắc COVID-19 và các triệu chứng bệnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Israel vẫn khẳng định việc tiêm đủ hai liều vaccine này có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng. Tình trạng vaccine của Pfizer/BioNTech giảm hiệu quả phòng bệnh xảy ra cùng với sự lây lan của biến thể Delta, hiện đang là chủng lây lan chính tại Israel. Vì vậy, quốc gia này đang tiến hành việc tiêm liều thứ ba cho những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, trong đó bao gồm những người mắc các bệnh tim mạch, phổi, thận, cấy ghép gan hoặc các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị.
Tiến sĩ Fauci cho biết thêm Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ đang cân nhắc việc điều chỉnh hướng dẫn phòng chống COVID-19. Theo đó, cơ quan này đang xem xét đưa ra khuyến nghị những người đã tiêm đủ liều phòng vaccine COVID-19 vẫn nên duy trì việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ông nhấn mạnh một số địa phương có tỷ lệ mắc COVID-19 cao đã thực hiện điều này trong bối cảnh số ca mắc mới tại Mỹ tiếp tục tăng.
Tuần trước, Nhà Trắng cho biết số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh nhất tại các khu vực có tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh thấp. Các bang Florida, Texas và Missouri chiếm khoảng 40% số ca mắc mới trên toàn quốc, trong đó khoảng 20% số ca mắc mới là tại Florida. Ngày 25/7, CDC Mỹ cũng cho biết cho biết số người được tiêm vaccine trong 24 giờ qua là 778.996 người. Mức này thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 4,63 triệu liều vaccine được tiêm trong ngày 10/4 vừa qua. Các chuyên gia y tế cho rằng sự gia tăng ca mắc COVID- 19 gần đây là do tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ chưa đủ để ứng phó với tốc độ lây truyền mạnh mẽ của biến thể Delta.
Vaccine của Pfizer có thể kháng biến thể COVID-19 mới
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, vaccine do Pfizer và đối tác BioNTech phát triển dường như có khả năng kháng biến thể COVID-19 mới.
Theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do nhà sản xuất dược phẩm Mỹ thực hiện, vaccine do Pfizer và đối tác BioNTech phát triển có thể hoạt động chống lại đột biến quan trọng trong các biến thể COVID-19 mới được phát hiện ở Anh và Nam Phi.
Nghiên cứu được thực hiện bởi hãng dược phẩm Pfizer và các nhà khoa học từ Đại học Texas Medical Branch cho thấy, vaccine có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa đột biến có tên gọi N501Y của virus corona chủng mới được phát hiện trong protein gai.
Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin Pfizer COVID-19 ở Los Angeles, California. (Ảnh: Reuters)
Phil Dormitzer, nhà khoa học về vaccine hàng đầu của Pfizer, cho biết đột biến là nguyên nhân dẫn đến khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn.
Nghiên cứu được thực hiện trên máu của những người đã được tiêm vaccine. Phát hiện trong nghiên cứu này vẫn còn hạn chế do chưa xem xét, đánh giá được hết tác dụng của vaccine đối với toàn bộ các đột biến được tìm thấy ở một trong hai biến thể COVID-19 mới.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Dormitzer cho rằng, điều này rất đáng khích lệ khi vaccine do Pfizer-BioNTech phát triển dường như có hiệu quả chống lại đột biến quan trọng của biến thể COVID-19 mới. Trước đó, Pfizer cũng đã thử nghiệm vaccine cho hiệu quả tốt trên 15 đột biến của virus.
"Chúng tôi đã thử nghiệm vaccine đối với 16 đột biến khác nhau của virus và không có đột biến nào trong số đó thực sự khó kiểm soát. Đó là một tin tốt", Dormitzer nói, song nhấn mạnh điều này không có nghĩa là vaccine sẽ có tác dụng kháng đột biến tiếp theo.
Cũng theo Dormitzer, công ty cũng đang thử nghiệm vaccine trên một đột biến khác được tìm thấy trong biến thể COVID-19 mới phát hiện ơ Nam Phi, được gọi là đột biến E484K.
Hiện các nhà nghiên cứu có kế hoạch thực hiện các thử nghiệm tương tự để xem liệu vaccine có hiệu quả chống lại các đột biến khác được tìm thấy ở Anh và các biến thể Nam Phi hay không và hy vọng sẽ có thêm dữ liệu trong vòng vài tuần.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại, vaccine được các hãng dược phẩm tung ra thị trường và được các nước phê duyệt có thể không thể bảo vệ khỏi các biến thể mới, đặc biệt là biến thể xuất hiện ở Nam Phi.
Simon Clarke, phó giáo sư về vi sinh vật học tế bào tại Đại học Reading, cho biết mặc dù cả hai biến thể COVID-19 mới phát hiện ở Anh và Nam Phi đều có một số điểm chung mới, nhưng biến thể được tìm thấy ở Nam Phi phức tạp hơn, "có một số đột biến bổ sung".
Vaccine COVID-19 do Pfizer-BioNTech và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mới là RNA thông tin tổng hợp (mRNA), có thể nhanh chóng được điều chế để giải quyết các đột biến mới của virus. Các nhà khoa học cho biết, những thay đổi có thể được thực hiện trong vòng 6 tuần.
Chuyên gia Mỹ: Nên yêu cầu đeo khẩu trang trở lại Khi biến thể Delta lan nhanh, đặc biệt ở những người chưa tiêm chủng, các chuyên gia cho rằng chính phủ nên nối lại quy định đeo khẩu trang. Giáo sư Leana Wen, trường Y tế Công cộng Milken Institute thuộc Đại học George Washington, nhận định: "Tình hình đang rất khác so với một tháng trước. Do đó, chúng ta nên làm...