Chuyên gia Mỹ: Đại dịch chưa kết thúc
Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết dịch Covid-19 còn rất lâu mới bị đẩy lùi hoàn toàn.
Tại hội nghị trực tuyến ngày 9/6 của Tổ chức Đổi mới Công nghệ Sinh học, Fauci phát biểu: “Chỉ trong bốn tháng, căn bệnh đã tàn phá thế giới. Đến giờ nó vẫn chưa kết thúc”. Tiến sĩ cũng gọi Covid-19 là “cơn ác mộng kinh hoàng”, với tốc độ lây lan nhanh chóng, gây ra triệu chứng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.
Dù biết trước loại dịch bệnh thế này có thể xảy ra, ông vẫn tỏ ra kinh ngạc với “việc nó đã chiếm lĩnh hành tinh nhanh đến thế nào”.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về đỉnh dịch Covid-19 thứ hai trong bối cảnh các nước lần lượt gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp, nhấn mạnh nhân loại vẫn đang ở giữa đợt bùng phát đầu tiên. Trong khi tình hình dịch bệnh tại một số quốc gia đã suy yếu, số ca nhiễm mới ở nhiều nước Trung và Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi có chiều hướng gia tăng.
“Vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh căn bệnh cũng như cách nó tấn công cơ thể. Cần thực hiện thêm nghiên cứu để làm rõ những điều này”, tiến sĩ Fauci cho biết.
Video đang HOT
Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia trong cuộc họp tại Nhà Trắng hồi tháng 3. Ảnh: NY Times
So sánh với HIV, ông nhận định Covid-19 dường như đơn giản hơn.
Theo ông, sự khác biệt bao gồm phạm vi biểu hiện của người mắc, từ không có triệu chứng đến cực kỳ nghiêm trọng, cuối cùng là tử vong do tổn thương phổi, phản ứng miễn dịch thái quá, rối loạn đông máu hoặc đột quỵ.
Tiến sĩ Fauci nhận định tiêm chủng là hy vọng duy nhất để ngăn chặn Covid-19. Ông cho rằng các nhà khoa học sẽ phát triển thành công ít nhất một loại vaccine. Nhiều “ứng viên” tiềm năng đang được thử nghiệm trên người, kết quả giai đoạn ba dự kiến được công bố trong tháng 7 năm nay.
Cuộc đua toàn cầu điều chế vaccine và thuốc của một số hãng dược cũng như các chính phủ đang ở trong giai đoạn nước rút. Nhiều nhà hoạt động xã hội kêu gọi đảm bảo nguồn cung toàn cầu, phân phối vaccine tới cả các quốc gia đang phát triển bằng vốn nhà nước để không ai bị bỏ lại phía sau.
Tính đến ngày 11/6, Covid-19 đã lây lan đến 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 7,4 triệu người mắc bệnh và khoảng 418.000 người tử vong. Số ca nhiễm đang gia tăng nhanh chóng ở Ấn Độ và một số quốc gia khu vực Mỹ Latinh.
WHO cảnh báo một số nước mở cửa "mù quáng" giữa dịch Covid-19
Giới chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, một số nước đang liều lĩnh mở cửa kinh tế trở lại khi chưa đáp ứng được các điều kiện nhằm ngăn dịch tái bùng phát mạnh.
Nhiều nước bắt đầu nới lỏng hoặc dỡ phong tỏa, mở cửa kinh tế trở lại khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. (Ảnh minh họa: AP)
Phát biểu ngày 11/5, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, nói rằng các biện pháp truy vết nguồn lây Covid-19 ở một số nước như Đức, Hàn Quốc đã mang lại hy vọng rằng các nước này có thể phát hiện và ngăn chặn các ổ dịch trước khi chúng vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, một số quốc gia khác không có được khả năng đó nhưng vẫn dỡ phong tỏa, mở lại kinh tế bất chấp nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh.
"Nhắm mắt cố lèo lái qua đại dịch này một cách mù quáng là một việc làm dại dột. Tôi thực sự quan ngại việc một số nước nhắm mắt cho qua đại dịch trong vài tháng tới", ông Ryan nói. Ông Ryan không nêu cụ thể đó là những nước nào.
Ông Ryan nói thêm: "Một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta đã đạt đến các điều kiện như có các biện pháp dịch tễ đủ mạnh, có thể điều tra các ca lây nhiễm theo nhóm, ngăn chặn các trường hợp lây nhiễm theo nhóm hay chưa... Còn rất nhiều việc cần phải làm và điều quan trọng là chúng ta phải nhìn vào gương một số nước sẵn sàng mở to mắt và luôn mở to mắt để đề phòng dịch bệnh".
Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc nhiều nước, trong đó có Pháp, Bỉ, Hà Lan, Mỹ, Anh, bắt đầu nới lỏng hoặc dỡ phong tỏa để mở cửa kinh tế trở lại bất chấp nguy cơ dịch bùng phát mạnh trở lại.
Thậm chí, các nước được đánh giá đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 như Đức, Hàn Quốc, cũng đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai sau khi nới lỏng các lệnh hạn chế.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm ngoái và hiện đã lan ra hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại dịch đã khiến hơn 4 triệu người mắc bệnh, trong đó gần 290.000 người đã tử vong.
Tổng thống Brazil dọa rút khỏi WHO Tổng thống Bolsonaro dọa rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới sau khi cơ quan này cho rằng Brazil chưa đủ điều kiện dỡ bỏ hạn chế ngăn dịch bệnh. Phát biểu trước các phóng viên ở Brasilia hôm 5/6, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho hay nước này sẽ xem xét việc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),...