Chuyên gia Mỹ cảnh báo “sóng thần” Omicron với người chưa tiêm vaccine
Mỹ đang chứng kiến một đợt bùng phát Covid-19 mới, và chuyên gia cảnh báo biến chủng Omicron có khả năng lây lan cao có thể kéo theo “sóng thần” lây nhiễm cho những người chưa tiêm chủng vaccine.
Số ca Covid-19 mới trung bình mỗi ngày ở Mỹ hiện là gần 130.000 ca (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, hiện mỗi ngày Mỹ ghi nhận trung bình gần 130.000 ca Covid-19 mới, tăng vọt so với chỉ 70.000 ca hồi đầu tháng 11. Đợt bùng phát mạnh này được cho một phần là do biến chủng Omicron.
“Biến chủng Omicron có khả năng lây lan rất cao. Nó dễ lây lan như bệnh sởi. Đó là virus dễ lây lan nhất mà chúng tôi từng biết”, ông Jonathan Reiner, giáo sư về dược và phẫu thuật của Đại học George Washington cho biết. Ông cũng cảnh báo, Omicron có thể gây ra “sóng thần” lây nhiễm cho những người chưa tiêm chủng ở Mỹ.
Các nhà khoa học cho rằng còn quá sớm để xác định Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng khác của SARS-CoV-2. Tuy vậy, theo ông Reiner, với khả năng lây lan cao, Omicron vẫn sẽ gây sức ép lớn cho hệ thống y tế.
“Làm sao chúng ta có thể bước vào cuộc chiến đó khi không được trang bị vũ khí. Vaccine sẽ giúp bảo vệ các bạn, đặc biệt là những người đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19. Những người chưa tiêm vaccine thì không nên chần chừ nữa. Hãy nhanh chóng tiêm chủng”, ông Reiner nói.
Theo ông kể cả khi Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ, người dân vẫn cần thận trọng để tránh kịch bản hệ thống y tế “vỡ trận”. Theo số liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, hiện hơn 69.000 người ở nước này đang phải nằm viện để điều trị Covid-19, công suất sử dụng giường bệnh điều trị tích cực là hơn 20%.
Thực tế, các làn sóng dịch liên tiếp do biến chủng Delta gây ra đã khiến các nhân viên y tế Mỹ kiệt sức. “Giường bệnh không phải là vấn đề. Đó là vấn đề thiếu các y tá phụ trách giường bệnh… Tất cả đều là do số ca mắc Covid-19 gia tăng nhanh chóng và các y tá của chúng tôi đều đã kiệt sức”, bác sĩ Lisa Hays, giám đốc một bệnh viện ở thành phố Kansas, Missouri, cho biết. Dù Delta hiện đang lan rộng ở Mỹ, nhưng các chuyên gia dự đoán, Omicron sẽ trở thành biến chủng trội tại nước này chỉ sau vài tuần nữa.
Video đang HOT
Ông Reiner khuyến cáo: “Chúng ta cần bảo vệ hệ thống y tế, đó là lý do tại sao tất cả người Mỹ nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tiêm vaccine đầy đủ bởi hệ thống y tế của chúng ta đang bị đe dọa”.
Đến nay, khoảng hơn 61% dân số Mỹ đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Covid-19, khoảng 32% đã tiêm mũi tăng cường. Một dữ liệu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ chỉ ra, người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tử vong do Covid-19 gấp 20 lần và có nguy cơ nhiễm bệnh cao gần 10 lần so với người đã tiêm vaccine mũi tăng cường.
Ông Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ cho biết, hai liều vaccine mRNA như Pfizer/BioNTech và Moderna giúp giảm đáng kể nguy cơ bệnh nặng do Covid-19, tuy nhiên, với Omicron, mức độ bảo vệ này giảm đi đáng kể. Ông cũng cho biết, vaccine liều tăng cường có thể giúp tăng khả năng bảo vệ trước Omicron.
Toàn thế giới đã ghi nhận 275,14 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 20/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 275,14 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 5,37 triệu người không thể qua khỏi.
Số bệnh nhân bình phục hiện là trên 246,91 triệu người.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh ngày 18/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với hơn 60% số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày trên toàn cầu tập trung tại châu lục này. Trong khi đó, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron virus SARS-CoV-2 trên khắp châu Âu và Mỹ, đang đặt ra những thách thức lớn, đe dọa ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của kinh tế thế giới.
Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) thông báo đã ghi nhận 82.886 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, thấp hơn so với mức 90.418 ca của ngày trước đó, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 11.361.387 ca. Trong đó, Anh ghi nhận 12.133 ca nhiễm biến thể Omicron, mức cao nhất theo ngày kể từ khi biến thể này xuất hiện tại đây. Tổng số ca nhiễm biến thể Omicron tại Anh hiện là 37.101 ca. Anh đến nay có 12 ca tử vong và 104 ca đang phải điều trị trong các bệnh viện vì nhiễm biến thể Omicron.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cảnh báo biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ rất nhanh, thậm chí số ca mắc trên thực tế có thể cao hơn bởi nhiều người không làm xét nghiệm biến thể này.
Trong khi đó, Bộ Y tế Ireland thông báo đã ghi nhận 5.124 ca mắc mới, hơn 50% trong số này là ca nhiễm biến thể Omicron.
Ông Tony Holohan, một quan chức y tế, nhận định việc Omicron chỉ mất chưa đầy 2 tuần để trở thành biến thể chủ đạo tại Ireland đã cho thấy tốc độ lây nhiễm của biến thể này. Ông Holohan cũng kêu gọi người dân đủ điều kiện đi tiêm mũi tăng cường sớm nhất có thể, đồng thời nhấn mạnh mọi biện pháp hiện nay là rất quan trọng trong việc ngăn chặn làn sóng dịch để có thể giảm số ca tử vong và nguy cơ đối với những đối tượng dễ bị tổn thương.
Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab ngày 20/12 cho biết ông không thể đưa ra bất cứ bảo đảm nào về việc chính phủ có siết chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 trong dịp lễ Giáng sinh hay không.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, tại Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19, giới chức y tế nước này hối thúc người dân tiêm vaccine mũi tăng cường phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, đồng thời đeo khẩu trang và thận trọng nếu đi nghỉ trong mùa đông.
Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ, ông Francis Collin, cảnh báo số ca nhiễm biến thể Omicron sẽ tăng mạnh tại Mỹ trong 2 tuần tới. Ông Collin cũng kêu gọi những người nằm trong số 60% đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường tại Mỹ cần đi tiêm ngay trong tuần này.
Cùng ngày, Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng và là chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ cảnh báo mùa đông ảm đạm trong bối cảnh biến thể Omicron tạo ra làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu, kéo theo các biện pháp hạn chế tại nhiều nước. Hiện Omicron chiếm khoảng 3% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều công ty lớn ở nước này đang phải đánh giá lại các kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng làm việc, đồng thời đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến tiêm phòng hoặc đeo khẩu trang, trong bối cảnh biến thể Omicron đang làm gia tăng văn hóa làm việc từ xa do đại dịch COVID-19.
Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, nhà chức trách Thái Lan thông báo có thêm 8 công dân nước này trong 2 nhóm du lịch trở về từ chuyến hành hương hàng năm đến thánh địa Hồi giáo Mecca ở Saudi Arabia có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron.
Các nhà chức trách đã kêu gọi người dân không hoang mang về các ca nhiễm biến thể Omicron nhập cảnh từ nước ngoài này vì các ca nhiễm đã được cách ly. Trong số 8 người nói trên, 7 người đang được cách ly tại một khách sạn - bệnh viện tại Bangkok, trong khi người còn lại được cách ly tại bệnh viện Khok Pho ở tỉnh Pattani.
Cho đến nay, Thái Lan ghi nhận khoảng 80 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 52 ca được phát hiện trong thời gian từ ngày 11 - 19/12. Trong khi đó, Bộ Y tế Thái Lan đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc rằng tất cả các hội chợ và những sự kiện khác được tổ chức trên toàn quốc có thể bị cấm nếu các nhà tổ chức hạ thấp cảnh giác với dịch bệnh COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh trên, việc nâng cao tỷ lệ người hoàn thành tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường đang là vấn đề ưu tiên của các chính phủ nhằm bảo vệ người dân trước nguy cơ của dịch COVID-19. Để làm được điều này, đa dạng hóa nguồn cung vaccine song vẫn đảm bảo yếu tố hiệu quả, an toàn và chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Novavax. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 Nuvaxovid do hãng dược phẩm Mỹ Novavax sản xuất, cho người từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, Nuvaxovid sẽ là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 được lưu hành tại châu lục này, sau vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Trong khi đó, hãng dược Moderna của Mỹ công bố kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho biết tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA-1273 của hãng sẽ giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron, đồng thời khẳng định phiên bản vaccine hiện nay sẽ tiếp tục là "sự phòng vệ tuyến đầu của Moderna chống Omicron".
Moderna cho biết liệu trình tiêm 2 mũi vaccine của hãng tạo ít kháng thể chống Omicron, nhưng mũi tiêm tăng cường với liều lượng 50 microgram giúp tăng lượng kháng thể gấp 37 lần để chống lại Omicron. Đáng chú ý, mũi tiêm với lượng cao hơn - 100 microgram - của cùng loại vaccine này giúp tăng lượng kháng thể cao hơn 80 lần so với mức chưa tiêm bổ sung.
Hiện các nhà quản lý dược phẩm Mỹ cho phép tiêm mũi tăng cường với liều lượng 50 microgram, bắt đầu từ tháng 10 vừa qua. Hai mũi vaccine đầu tiên đều có có liều lượng 100 microgram.
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, biến thể Omicon hiện đã lây lan tới 89 quốc gia. Omicron lây lan rất nhanh, song hiện chưa có số liệu chính xác về mức độ nghiêm trọng của bệnh mà biến thể này gây ra.
Bình Dương có mua kit test của Công ty Việt Á Tỉnh Bình Dương đã sử dụng số lượng test COVID-19 rất lớn, lãnh đạo tỉnh cho biết có mua kit test của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á nhưng "số lượng không nhiều". Trụ sở chi nhánh của Công ty Việt Á tại Bình Dương, tuy được giới thiệu có thể cung cấp hàng chục triệu kit test mỗi tháng nhưng...