Chuyên gia Mỹ: ‘ Cảng Cam Ranh là chốt chặn chủ nghĩa bành trướng trên Biển Đông’
Chuyên gia Yevgen Sautin, một chuyên gia luôn theo sát tình hình châu Á – Thái Bình Dương đã nhận xét như vậy trong một bài xã luận của mình.
Toàn cảnh quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
“Việt Nam có căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh, nơi được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á. Giá trị chiến lược của khu cảng càng tăng lên khi có một sân bay lớn gần nó, thích hợp để các máy bay vận tải hạng nặng và máy bay ném bom chiến lược hạ cánh.
Nếu duy trì thường xuyên một lực lượng hải quân mạnh tại hải cảng này, nó sẽ là chốt chặn gây khó cho bất kỳ nước nào có ý đồ độc chiếm Biển Đông, ngay cả khi đất nước đó chiếm gần hết các đảo tranh chấp trên Biển Đông”, ông Yevgen Sautin viết trong bài xã luận tên “This Vietnamese Base Will Decide the South China Sea’s Fate” (Cơ sở quân sự này của Việt Nam quyết định số phận của Biển Đông) được đăng trên tạp chí ngoại giao The National Interest (Lợi ích Quốc gia) của Mỹ.
Quân cảng Cam Ranh là nơi có vị trí vô cùng đắc địa trên Biển Đông. Từ Cam Ranh các chiến đấu cơ Su-30 của không quân Việt Nam thừa sức thực hiện các cuộc tuần tra trên hầu hết diện tích Biển Đông.
Video đang HOT
Trong vịnh Cam Ranh bình quân nước sâu 16-25 m, chỗ sâu nhất lên đến 32 m, dài 20 km, rộng 6 km, tổng diện tích khu vực biển là 60 km2, thuận tiện cho các tàu lớn neo đậu, kể cả tàu sân bay. Một hạm đội lớn hoàn toàn đủ sức vào trong vịnh và được bảo vệ bởi dãy núi lớn bao bọc ngoài vịnh.
Điều có sức hút hơn ở Cam Ranh là nếu thực hiện hải trình từ cảng biển này, chưa đến 1 giờ đồng hồ là con tàu sẽ ra được tuyến hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Một số chuyên gia quân sự cho rằng có được vịnh Cam Ranh thì có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, thậm chí còn có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persian, thậm chí cả biển Hoa Đông.
Chính vì vị thế của mình mà hải quân của nhiều nước lớn đều muốn được sử dụng dịch vụ, thậm chí là thuê hẳn cảng Cam Ranh để trở thành căn cứ quân sự của mình. Tuy nhiên, Việt Nam với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới đã chủ trương biến Cam Ranh trở thành một hải cảng quốc tế, dịch vụ hậu cần cho tất cả các nước muốn sử dụng dịch vụ.
* Thạc sĩ Yevgen Sautin hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính, ông nhận bằng Thạc sĩ tại Đại học Chicago và sử dụng tốt tiếng Trung Quốc cũng như tiếng Nga.
(Theo Một Thế Giới)
Bộ Ngoại giao: Không nước nào được đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam
Thời gian qua, truyền thông quốc tế đã nhiều lần đưa tin về việc Nga sẽ "quay trở lại" Cam Ranh. Ngày 13/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã có thông tin khẳng định một lần nữa về lập trường của Việt Nam về vấn đề này.
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 13/10, phóng viên đã đặt câu hỏi với Người phát ngôn Lê Hải Bình về việc truyền thông quốc tế khẳng định Nga sẽ quay trở lại đóng quân ở Cam Ranh và Việt Nam có cho nước ngoài thuê cảng Cam Ranh để đặt căn cứ quân sự hay không?
Tàu khu trục "Đô đốc Pantelev" thăm Đà Nẵng, ngày 31/7/2015. Ảnh: Hải Châu
Người phát ngôn Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vấn đề Cam Ranh. Theo đó, ông Bình cho biết: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba, và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam".
Trước đó, Người phát ngôn cũng cho biết, chính sách đối ngoại của Việt Nam là độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển, không đứng về một phía nào để chống lại nước thứ ba.
"Việt Nam luôn thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng; phát triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới", Người phát ngôn cho biết.
Người phát ngôn Lê Hải Bình
Vào ngày 7/10, tờ Sputnik của Nga đưa tin cho biết, Phó lãnh đạo đảng "Nước Nga công bằng" trong Duma Quốc gia Nga, ông Oleg Nilov cho rằng Nga nên mở lại các căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba.
"Nếu cần thiết, thì những căn cứ như vậy, tôi cho rằng, cần trở lại cả ở Việt Nam và Cuba. Nếu người ta không muốn nói chuyện với chúng ta bằng ngôn ngữ ngoại giao, thì chúng ta sẽ đấu tranh với mối đe dọa thế giới. Điều đó áp dụng trước hết với những tổ chức tân phát-xít với tên gọi IS và tất cả những kẻ bảo trợ chúng", ông Oleg Nilov nói với các phóng viên.
Hãng thông tấn RIA Novosti cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Nikolai Pankov cho hay, Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét các vấn đề để có thể trở lại các căn cứ quân sự ở Cuba và Việt Nam. "Chúng tôi đang tiến hành công việc này", ông Pankov nhấn mạnh và không tiết lộ thêm chi tiết về vấn đề.
Căn cứ Cam Ranh nằm trên bờ biển Đông, trong vịnh Cam Ranh. Trước đây, Hải quân Liên Xô đã có những cơ sở hậu cần-kỹ thuật ở khu vực này. Cho đến trước những năm 2000, thành phố Cam Ranh là một điểm cung cấp hậu cần của tàu chiến Hải quân Nga.
Theo Infonet
Trả lời cho câu hỏi Quân đội Nga được trở lại Cam Ranh Các chuyên gia Nga cho rằng, việc Quân đội Nga trở lại Cam Ranh với tư cách đầy đủ là không thể, tình hình bây giờ đã khác rất nhiều. Vừa qua, Nga đã được phía Iran cho phép sử dụng căn cứ không quân của họ để các máy bay Tu-22M3 và máy bay Su-34 của Lực lượng Không quân- Vũ trụ...