Chuyên gia Mỹ bình luận đòn phạt mới dành cho Nga
Quan hệ NgaMỹ lại tiếp tục nóng lên sau khi Nhà Trắng mở rộng danh sách trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức của Nga.
Nhà Trắng đã ban hành thêm các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga
Mỹ đã ban hành thêm các lệnh trừng phạt chống lại Nga qua các sự kiện ở miền Đông Ukraina và Crimea.
Danh sách đen của Washington đã được mở rộng với sự bổ sung của 11 cá nhân và 15 công ty.
Francis Boyle từ Đại học Luật Illinois đã nói với hãng tin Sputnik về các lệnh trừng phạt mới và các hệ quả của chúng.
“Đây là một hành động khiêu khích của chính quyền Obama chống lại Tổng thống Putin. Tôi thấy rất khó hiểu họ có thể thực hiện việc đó như thế nào, xét về thực tế Putin đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran.
Cá nhân tổng thống Obama cũng đã gọi điện cho Putin để cám ơn, và đã công khai ca ngợi ông ấy. Chúng tôi đã hy vọng rằng điều này sẽ dẫn tới sự tham gia mang tính xây dựng giữa Mỹ và Nga,” Francis Boyle đã nói với hãng tin Sputnik trong một cuộc phỏng vấn.
Boyle nhắc thêm rằng các lệnh trừng phạt mang tính khiêu khích đưa ra bởi Obama chống lại một người bạn tốt của Putin – doanh nhân Gennady Timchenko là một bước thụt lùi trong quan hệ giữa hai nước.
Video đang HOT
“Sau thỏa thuận hạt nhân Iran, người ta tin tưởng rằng Mỹ sẽ đưa ra những bước đi cần thiết để củng cố quan hệ với Nga. Điều này là sự lạc quan đối với người Mỹ; họ đã hy vọng rằng thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ phá vỡ sự băng giá ở Ukraina.”
Danh sách mở rộng bao gồm một vài công ty con của gã khổng lồ dầu mỏ – tập đoàn Rosneft của Nga, các tổ chức liên quan tới ngân hàng VEB của Nga và các nhà khai thác cảng ở Crimea.
Danh sách này cũng hướng tới các nhà sản xuất quốc phòng nòng cốt của Nga – Tập đoàn Kalashnikov.
Động thái mới nhất đưa ra sau khi Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc liên quan đến sự thành lập một tòa án quốc tế để điều tra vụ rơi máy bay MH17 ở vùng Donetsk.
Những động thái mới đây của chính quyền Obama liệu có tăng thêm căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ?
Mặc dù Bộ ngoại giao Mỹ đã bác bỏ các cáo buộc sự liên hệ giữa hai sự kiện này, phó phát ngôn viên Bộ này – Mark Toner đã nói hôm 30/7 rằng quyết định của Washington rõ ràng nhằm mục đích tăng cường các lệnh trừng phạt đã ban hành trước đó chống lại Nga.
Boyle đã lưu ý rằng, “Đây là một sự sắp đặt, họ đã tạo ra các bằng chứng ở Libya và không đáng ngạc nhiên đối với tôi rằng họ cũng sẽ tạo ra các bằng chứng ở đây. Họ đang cố tình thực hiện việc này cho mục đích tuyên truyền.
Chúng ta đã mong đợi rằng thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ đóng góp vào các mối quan hệ mang tính xây dựng hơn với Nga, thế nhưng cả đề nghị về tòa án và các lệnh trừng phạt đang được đưa ra từ cục ngân sách ngày hôm qua dường như chỉ ra rằng mọi việc đâu sẽ lại vào đấy.”
Uy Phong
Theo_Báo Đất Việt
TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý
Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những "là bài chính trị bản đồ", mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy.
Thủ tướng Hun Sen: Không có chuyện "đòi" Phú Quốc, Nam BộTs Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thay đổi lập trường bản đồ Hiến pháp 93?Động thái lạ của ông Hun Sen trong vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia
LTS: Xung quanh những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia và quá trình đàm phán, phân giới cắm mốc giữa hai nước ông nói trước cuộc họp Nội các hôm Thứ Sáu 24/7, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có một vài lời bình luận xin trân trọng gửi đến độc giả.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Là người đã tham gia đoàn đàm phán về biên giới với Campuchia ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã nói đúng sự thật về việc Campuchia cạo sửa bản đồ trước khi đàm phán với Việt Nam: "Tôi không làm gì sai về điều này. Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi."
Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen đã phản ánh đúng thực tế của quá trình nghiên cứu, lựa chọn các mảnh bản đồ bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in trước năm 1954 do 2 đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới Việt Nam và Campuchia thực hiện ngay từ khi hai bên đồng ý tiến hang đàm phán về biên giới.
Cụ thể là, phía Campuchia đã đưa ra 26 mảnh bản đồ dọc tuyến biên giới đã được cắt dán thành 3 mảnh lớn, trên đó có cạo sửa 9 khu vực, lớn nhất là khu vực Bu - phơ - răng. Phía Việt Nam đã kiểm tra 3 mảnh bản đồ lớn này và đã phát hiện chỉ có 5 mảnh là của Sở Địa dư Đông Dương in, 5 mảnh không xác định được Cơ quan in vì bị cắt dán, 16 mảnh do Campuchia in và tái bản.
Những mảnh bản đồ bonne bị cạo sửa là: 156w- 172w- 192w-201e- 219e-219w -218e. Việt Nam đã thẳng thắn trao đối với phía Campuchia về những phát hiện này, phía Campuchia cũng đã phải thừa nhận và cuối cùng hai bên đã thống nhất lựa chọn được 26 mảnh bản đồ bonne gốc để đính kèm Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983.
Từ tình hình nói trên cho thấy, thực chất của những mảnh bản đồ mà một số nhân vật thuộc đảng phái đối lập Campuchia CNRP đang sử dụng chỉ có thể là những mảnh bản đồ bị cạo sửa theo lệnh của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Vì vậy, có thể nói đó chỉ là những "lá bài chính trị" trong ván cờ quyền lực đang diễn ra hết sức khốc liệt ở Campuchia.
Chính Thủ tướng Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những "là bài chính trị bản đồ", mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy của những chính khách bản lĩnh mà chỉ là những lời phân bua, thanh minh đầy cảm xúc trước tình thế chính trị hiện nay của Campuchia.
Liên quan đế chủ quyền các đảo bao gồm Phú Quốc, thậm chí cả đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen nói: "Ở thời điểm đó, họ đã "bỏ rơi" đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, ViệtNam)...cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được".
Phát biểu này nếu quả đúng là do chính miệng ông Hun Sen nói ra thì phải chăng đây là một sự né tránh bị động trước sức ép của phe đối lập kích động cử tri chĩa mũi nhọn vào đảng cầm quyền CPP hiện nay? Hay đây lại là cách thức mà Thủ tướng Campuchia buộc phải sử dụng để làm "hài lòng" cho những thế lực đang áp dụng mọi thủ đoạn để hạ bệ ông? Hoặc phải chăng lời nói ấy xuất phát từ nhận thức theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy tại Campuchia?
Để trả lời những câu hỏi này không đơn giản một vài câu là xong, xin vui lòng đón đọc phần bình luận tiếp theo để thấy rõ quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như việc phân định chủ quyền các đảo và vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia một cách công khai, minh bạch, hợp pháp.
Ts Trần Công Trục
Theo giaoduc
Tập Cận Bình thị sát gần biên giới với Bắc Triều Tiên Tập Cận Bình cho thấy thiện chí của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng. Quan hệ Mỹ - Hàn đang phát triển và đó không phải chuyện tốt lành... Ông Tập Cận Bình đến một ngôi làng dân tộc Triều Tiên ở Diên Biên, Cát Lâm. Ảnh: SCMP. South China Morning Post ngày 17/7 đưa tin, Chủ tịch Trung...