Chuyên gia Mỹ bày mưu đối phó với Nga sau sự kiện Crimea

Theo dõi VGT trên

Sau biến cố Ukraine và Crimea, các học giả Mỹ kêu gọi chính quyền Obama không chỉ dừng lại ở việc áp đặt lệnh cấm vận mà phải thay đổi chiến lược ngoại giao với Nga và châu Âu.

“Nước Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nga chỉ là một cường quốc khu vực đang đe dọa một số quốc gia láng giềng không phải bằng sức mạnh mà bằng sự yếu đuối”, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói sau hội nghị G7 bàn về việc Nga chiếm bán đảo Crimea.

Phải chăng đây là lời “răn đe” của nước Mỹ nhằm cảnh cáo Nga trỗi dậy?

Chuyên gia Mỹ bày mưu đối phó với Nga sau sự kiện Crimea - Hình 1

Gương mặt chán nản của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2013.

Năm 2010, trong bài phát biểu tại Paris về tầm nhìn cho thế kỷ 21, Ngoại trưởng Mỹ khi đó bà Hillary Clinton cho rằng “sự chia rẽ cay đắng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã được thay thế bằng sự thống nhất, quan hệ đối tác và hòa bình”. Bài phát biểu của bà được đưa ra 1 năm sau khi Mỹ thực hiện chính sách “tái khởi động” quan hệ với Nga – với chính sách tìm đến những lợi ích chung để hai quốc gia hợp tác.

“Nước Nga không còn là đối thủ của chúng tôi nữa mà đã trở thành một đối tác”, bà Clinton khẳng định.

Tuy nhiên, trong tháng trước, chính sách trên của ông Obama và bà Clinton đã bị “chặt đứt” sau khi Nga sát nhập Crimea và điều động quân dọc theo biên giới với Ukraine.

Các nhà phân tích cho rằng sự bất ổn của châu Âu cho thấy chính sách “tái khởi động” quan hệ với Nga của chính quyền Obama đã phá sản.

>> Crimea sáp nhập vào Nga: Mỹ bí lời giải cho bài toán khó

Trên trang Strafor, tác giả George Friedman cho rằng sau biến cố Ukraine nói chung và việc Nga sát nhập bán đảo Crimea nói riêng, Mỹ và Nga đã rơi vào tình trạng đối đầu.

Video đang HOT

Friedman cũng cho rằng trong lúc Mỹ bị phân tán với các cuộc chiến tranh ở Trung Đông và châu Âu phải “vật lộn” với khủng hoảng kinh tế, Nga đã trỗi dậy và nâng cao quyền lực của nước này. Tác giả này cho rằng để ngăn chặn điều đó, Mỹ nên hành động sớm bằng cách tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng của Nga gồm Ba Lan, Romania và Azerbaijan. Ông này cho rằng chính sách đó sẽ giúp “bó tay bó chân” Nga trên đường thực hiện tham vọng trở thành cường quốc tầm cỡ thế giới.

Trong khi đó, trên trang Heritage các chuyên gia Nile Gardiner, Jack Spencer, Luke Coffey và Nicolas Loris đề xuất một loạt các chính sách mà chính quyền Obama nên áp dụng. Theo các chuyên gia này, Mỹ cần thực thi các biện này để bảo vệ an ninh cho các đồng minh NATO và cho Nga thấy hành động của nước này ở Ukraine là không thể chấp nhận được.

Cam kết xây dựng một hệ thống tên lửa đạn đạo tốc độ cao và tinh vi ở châu Âu. Các quốc gia Trung Âu và Đông Âu coi hệ thống phòng thủ tên lửa là yếu tố cơ bản trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Do đó, các chuyên gia này cho rằng Mỹ nên thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ này.

Hiện diện quân sự lâu dài ở vùng Baltic. Có dấu hiệu cho thấy các quốc gia vùng Baltic mong muốn quân đội Mỹ hiện diện lâu dài ở khu vực này. Các chuyên gia trên khuyên chính quyền Obama nên tận dụng cơ hội này để tăng cường tập trận quân sự chung với các nước Baltic. Cụ thể, Mỹ nên cân nhắc điều động luân phiên một lực lượng Thủy quân lục chiến tới vùng này.

Tăng cường cam kết hợp tác với các đồng minh NATO. Theo đó, Mỹ nên đảm bảo với các thành viên NATO ở Trung Âu và Đông Âu rằng an ninh của họ sẽ được đảm bảo và bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra cũng bị ngăn chặn để không lan tràn ra các quốc gia láng giềng. Để làm điều đó, có thể Mỹ sẽ cần phải điều động tạm thời một số lượng vũ khí khí tài nhất định tới các quốc gia thành viên NATO ở gần Nga.

Thực thi các lệnh cấm vận có hiệu quả đối với nước Nga. Hiện chỉ có 20 người có liên hệ với ông Putin và cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị cấm vận. Các chuyên gia này cho rằng chính quyền Obama nên đi xa hơn bằng cách áp dụng các lệnh cấm vận nhắm trực tiếp tới những quan chức Nga chịu trách nhiệm vì đã vi phạm chủ quyền Ukraine.

Hợp tác với các đối tác châu Âu. Chính quyền Mỹ nên thúc giục các đồng minh châu Âu thể hiện lập trường cứng rắn với Nga. Ví dụ, nước Pháp không nên tiếp tục hợp đồng bán tàu chiến đổ bộ cho Mátxcơva và Tây Ban Nha không nên tiếp tục cho phép Hải quân Nga sử dụng lãnh thổ của nước này ở Bắc Phi.

Rút khỏi Hiệp ước START mới và Hiệp ước INF. Theo các chuyên gia này, các hiệp ước trên làm tổn hại tới an ninh của Mỹ và các đồng minh đồng thời giúp Nga ở vào thế có lợi về mặt chiến lược.

Theo Infonet

Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng với ASEAN

Hôm qua (9/10), tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Trung Quốc đua nhau tranh giành ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực trong lúc Trung Quốc hưởng lợi nhờ sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tụ họp tại quốc gia nhỏ bé nhưng giàu dầu mỏ Brunei, lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN nhóm họp với các đồng nhiệm đến từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia "khách mời" của ASEAN đều mong muốn tăng cường hiện diện trong khu vực nhưng Mỹ và Trung Quốc là hai "ứng cử viên nặng ký" và từ lâu vẫn ganh đua nhau giành ảnh hưởng trong khu vực này mặc dù hai nước đều công khai phủ nhận.

Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng với ASEAN - Hình 1

Từ trái qua phải: Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah và Tổng thống Myanmar Thein Sein bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 9/10.

Thay thế Tổng thống Obama tham dự Hội nghị APEC diễn ra tại Bali và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh về quan hệ đối tác giữa Mỹ và khu vực trong thời gian dài qua và thúc giục các thành viên ASEAN đoàn kết để đối phó với lối hành xử ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ yếu chỉ đề cập tới các sáng kiến về đầu tư và phát triển của nước này đối với các quốc gia Đông Nam Á. Về vấn đề Biển Đông, ông này kêu gọi "hòa bình, hợp tác và hữu nghị" đồng thời nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo ASEAN rằng không nên để Mỹ can thiệp.

"Tất cả chúng ta đều nhất trí rằng vấn đề Biển Đông phải được giải quyết thông qua bàn bạc và thương lượng song phương", ông Lý phát biểu mở màn cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc. Cuộc họp này được sắp xếp diễn ra trước cuộc họp Mỹ - ASEAN và Ngoại trưởng Kerry phải ngồi trong phòng khách của chính phủ Brunei 1 tiếng để chờ.

Khi cuộc họp Mỹ - ASEAN bắt đầu, ông Kerry "mở màn" bằng lời xin lỗi về sự vắng mặt của Tổng thống Barack Obama và khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Tôi đảm bảo với các vị rằng tình hình hiện nay ở Washington chỉ là một khoảnh khắc chính trị không hơn không kém. Mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và ASEAN vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama", Ngoại trưởng Kerry phát biểu.

"Củng cố các mối quan hệ về an ninh, kinh tế và hơn thế nữa là một phần then chốt trong chiến lược tái cân bằng của Tổng thống Obama ở châu Á. Chiến lược đó là một cam kết, nó sẽ vẫn tồn tại và được duy trì trong tương lai", ông Kerry phát biểu tiếp.

Cả ông Lý và ông Kerry đều nói về quan hệ thương mại với ASEAN, khu vực đang lên kế hoạch chuyển mình thành một cộng đồng giống Liên minh châu Âu vào năm 2015. Nhưng trong khi vấn đề quan hệ thương mại là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của ASEAN, mối bất hòa về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông lại một lần nữa trỗi dậy.

Khối ASEAN đã nỗ lực hết mình để giải quyết các cuộc tranh chấp mà dư luận lo ngại có thể sẽ khơi mào một cuộc xung đột quân sự lớn ở châu Á.

Hôm 8/10, các nhà ngoại giao Trung Quốc và Philippines đã tranh cãi gay gắt về cách dùng từ ngữ trong một đoạn về tranh chấp chủ quyền nằm trong tuyên bố chung Trung Quốc - ASEAN. Tại Hội nghị ASEAN, ông Lý ra sức tô vẽ hình ảnh của Trung Quốc như một người khổng lồ hiền lành chưa từng có hành động xâm lược lãnh thổ nào ở châu Á - không giống như các cường quốc phương Tây.

Tuy nhiên, trong khi khẳng định Trung Quốc sẽ trỗi dậy một cách hòa bình, ông Lý tuyên bố nước này "sẽ kiên định vấn đề chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ".

Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng với ASEAN - Hình 2

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi "hòa bình, hữu nghị và hợp tác" cho Biển Đông nhưng khẳng định nước này sẽ không thay đổi lập trường về chủ quyền.

Theo các quan chức Mỹ, ông Kerry đang khuyến khích các quốc gia ASEAN tiếp tục "tăng cường đoàn kết thống nhất" nội bộ để củng cố vị thế trong các cuộc thương lượng về Bộ qui tắc ứng xử trên biển (COC) với Trung Quốc.

Trung Quốc tỏ ra giận dữ trước việc mà nước này coi là sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông, vùng biển mà Bắc Kinh vẫn luôn coi là "sân sau" và mới vừa miễn cưỡng đồng ý thảo luận với ASEAN về Bộ qui tắc ứng xử. Nước này cũng quyết liệt vận động một số quốc gia thành viên ASEAN để ngăn cản cả khối đồng thuận về vấn đề Biển Đông.

Mỹ đã can thiệp vào vấn đề này từ nhiệm kỳ đầu của Obama và khẳng định Washington có lợi ích quốc gia trong việc gìn giữ tự do đi lại ở Biển Đông, một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Một quan chức Mỹ cho hay hiện nước này và các nước ASEAN đang "nhất trí cao độ" về các nguyên tắc tự do đi lại trên biển và giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua thương lượng.

Sau khi họp riêng với các nhà lãnh đạo ASEAN, ông Lý và ông Kerry tiến hành hội đàm. Mặc dù hai ông đều ca ngợi mối quan hệ Washington - Bắc Kinh đã bước sang chương mới nhưng rõ ràng hai nước vẫn có bất đồng.

"Tôi tin chắc rằng cả hai nước chúng ta đều muốn sống hòa thuận với nhau", Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với Ngoại trưởng Kerry đồng thời nhắc lại lập trường của Trung Quốc bấy lâu nay là nước này vẫn còn chưa trở thành một quốc gia phát triển nên dư luận thế giới không thể nào kì vọng Trung Quốc đạt được các tiêu chuẩn của phương Tây.

Với giọng điệu "chua cay", Ngoại trưởng Kerry đáp lại: "Chúng tôi nghĩ các ông phát triển hơn những gì ông nói tuy nhiên dù thế nào chúng ta đều phải có trách nhiệm như nhau".

Theo Khám phá

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra
17:18:32 28/06/2024
Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng
20:09:25 28/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Tuấn Hưng bật khóc, diễn ca khúc "thảm họa" trên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, danh thủ Hồng Sơn hát hit Mỹ Tâm gây bất ngờ!
06:22:49 30/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!
06:29:27 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Ảnh cưới "full HD" trong hôn lễ của Midu - Minh Đạt: Ánh mắt chú rể hướng về cô dâu quá đỗi ngọt ngào
08:38:11 30/06/2024
Sao nhí đắt giá nhất showbiz "dậy thì thất bại" đầy đáng tiếc, 6 t.uổi phải gánh nợ cho bố còn bị b.ạo h.ành suýt c.hết
08:25:02 30/06/2024
Mẹ đẻ đề nghị tôi ly hôn khi chứng kiến hành động này của gia đình thông gia
08:58:06 30/06/2024
HIEUTHUHAI "cạch mặt" Đức Phúc sau tiết mục siêu sến?
06:25:40 30/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng trên núi Bà Đen

Du lịch

10:50:25 30/06/2024
Không chỉ là ngọn núi thiêng gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen (Tây Ninh) còn sở hữu nhiều công trình ấn tượng, đưa nơi đây trở thành điểm đến hành hương nổi tiếng bậc nhất Nam Bộ

Hai cha con người Hàn chạy bộ xuyên Việt chúc người bạn Việt Nam nhanh khỏe

Netizen

10:49:50 30/06/2024
Nghe tin người bạn Việt Nam bất ngờ phải phẫu thuật tại TP.HCM, hai cha con người Hàn Quốc đến Việt Nam bắt đầu hành trình chạy bộ với mong muốn bạn sớm hồi phục hoàn toàn.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 30/6: Bạch Dương may mắn, Bọ Cạp khó khăn

Trắc nghiệm

10:48:44 30/06/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 30/6 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Bạch Dương có cơ hội gặp đối tác tốt, Bọ Cạp hãy suy nghĩ tích cực hơn.

Đám cưới Midu: Anh Đức bị chất vấn, Nhã Phương hồi tưởng đòi Trường Giang 1 điều

Sao việt

10:36:00 30/06/2024
Lễ cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt đang là tâm điểm chú ý của toàn thể cư dân mạng. Dàn sao Vbiz đều tập trung hội tụ, để chúc mừng cho ngày vui của cô dâu chú rể. Loạt khoảnh khắc hài hước cũng được netizen chia sẻ.

Cô gái cao 1m75 khiến chàng trai vừa gặp đã muốn 'đưa t.iền cho vợ giữ'

Tv show

10:28:43 30/06/2024
Được mai mối với cô nàng cao 1m75 trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , chàng trai đến từ TPHCM run rẩy khi đối diện, ngỏ lời muốn cưới sau một năm tìm hiểu.

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người

Tin nổi bật

10:23:14 30/06/2024
Sáng 30/6, lãnh đạo xã Hà Linh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe máy khiến một người phụ nữ đi bán cá t.ử v.ong tại chỗ.