Chuyên gia “mổ xẻ” những bí ẩn vụ mất tích máy bay Malaysia
Chuyên gia hàng đầu về an toàn hàng không cho rằng, việc phi công trên chiếc máy bay mất tích của Malaysia, với 239 người trên khoang, không gửi tín hiệu cấp cứu là “vô cùng bất thường”.
Chuyên gia cho rằng vụ máy bay Malaysia mất tích gợi nhớ đến vụ rơi máy bay Pháp Air France năm 2009, làm 228 người chết, và 2 năm sau người ta mới tìm thấy xác.
Theo David Learmount, chuyên gia về an toàn hàng không, làm việc cho Flight Global, thì chiếc máy bay Boeing B777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines vẫn có thể bay ở độ cao 35.000 feet khi bị mất liên lạc trên Biển Đông, và phi công trên máy bay vẫn còn “rất nhiều thời gian” để thông báo về các sự cố kỹ thuật.
“Có điều gì đó đã xảy ra và phi công không thể nói với ai. Tại sao vậy? Đó là một câu hỏi đáng giá.”, ông Learmout với tờ Mail Daily của Anh.
“Vô cùng bất thường khi phi công không gọi cấp cứu bởi họ có rất nhiều thời gian. Trừ khi là có bom trên máy bay. Tuy nhiên, không có bằng chứng về điều đó”, ông nói.
Greg Feith, cựu điều tra viên của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ, cho rằng phi công vẫn có thể gửi thông báo được trong trường hợp mất điện trên máy bay, do máy bay luôn có pin dự phòng để có thể “sử dụng cho một số thiết bị bay và hệ thống liên lạc để hoàn thành chuyến bay an toàn”.
Vì vậy, Greg Feith chỉ ra rằng, có thể có vấn đề về điều áp trên máy bay. “Nếu có vấn đề về điều áp trên cao, thì thời gian phi công xử lý tình huống thiếu oxy trên độ cao 9.000 đến 12.000m chỉ tính bằng giây.”
Còn ông Learmout, cũng là một phi công, đã có so sánh vụ máy bay mất tích của Malysia với vụ rơi máy bay 447 của hãng Air France, Pháp, trên Đại Tây Dương vào năm 2009, khiến 228 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Ông cho biết, máy bay Pháp rơi khi phi công mất kiểm soát với máy bay, sau khi tinh thể băng ảnh hưởng tới các máy cảm ứng đo vận tốc máy bay.
Vì vậy theo ông “đây là so sánh dựa trên điều đã xảy ra và có thể có sự trùng hợp”.
“Sự việc xảy ra vào những giờ đầu tiên của buổi sáng, sau giữa đêm “chết chóc” và bị mất tích mà không có một lời kêu cứu từ các phi công”.
“Máy bay hiện đại được xây dựng chắc chắn và vô cùng an toàn. Nếu động cơ bị phỏng do dòng chảy nhiên liệu bị ngắt, các phi công có thể để máy bay trôi bình an trong khoảng 40 phút ở độ cao đó”, ông nói.
Theo Learmount, thời điểm máy bay Malaysia mất tích có thể là một yếu tố vô cùng quan trọng. “Từ giữa đêm đến 2h sáng, con người không tỉnh táo về thể chất cũng như tinh thần, mà thực tế là ở thời điểm kém nhất trong vòng sinh học 24 giờ”.
Ông cũng cho rằng việc không xác định được vị trí máy bay không hề bất thường, bởi các nhà điều tra Pháp cũng đã phải mất 2 năm mới tìm thấy chiếc máy bay mất tích 777 của Air France.
Shukor Yusof, nhà phân tích về hàng không tại S&P Capital IQ, nhận định, máy bay Malaysia không thể còn trên không vì vào thời điểm này đã hết nhiên liệu. “Hoặc là máy bay đã hạ cánh trên mặt đất, bình an vô sự, hoặc là đã rơi xuống biển”.
Các chuyên gia hàng không cũng cho rằng, giả xử máy bay đột ngột rơi, thì cũng xuất phát từ nhiều nhân tố. Có thể là hỏng động cơ nghiêm trọng, phi công có hành động nhằm tránh máy bay khác, hoặc là có một vụ nổ.
Chuyên gia về hàng không Richard Quest của Mỹ cũng cho biết, máy bay Malaysia mất tích vào thời điểm được xem là an toàn nhất trong hành trình bay. “Chuyến bay đã bay được 2 giờ. Đây là thời điểm được gọi là “bay bằng”. Một chuyến bay được chia ra làm các giai đoạn chạy trên đường băng, cất cánh, bay lên cao và rồi bay bằng”. Thời điểm này máy bay bay tự động và phi công sẽ chỉ sửa chữa lỗi nhỏ hoặc thay đổi nhỏ về độ cao khi máy bay hết nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay không phải là quá cũ và Malaysia có nhiều năm kinh nghiệm với loại máy bay này.
Vì vậy ông dự đoán có điều gì đó “vô cùng nghiêm trọng” đã xảy ra với máy bay.
Xuất phát từ xác nhận của hãng hàng không, máy bay không phát tín hiệu cấp cứu, nhiều chuyên gia dự đoán có khả năng đã có một thảm họa bất ngờ xảy ra.
Khó tìm hộp đen Theo các chuyên gia, tìm máy bay mất tích trên biển vô cùng khó khăn. Các “hộp đen” máy bay, bộ ghi dữ liệu bay và âm thanh trong buồng lái, được trang bị bộ phận phát ra tín hiệu siêu âm, để có thể được phát hiện khi ở dưới nước. Theo John Goglia, cựu thành viên Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, ở điều kiện tốt, tín hiệu có thể được phát hiện cách xa nhiều trăm km. Nếu “hộp đen” vẫn nằm trong xác máy bay, tín hiệu có thể truyền đi kém xa hơn. Nếu “hộp đen” nằm dưới nước, thì khả năng truyền xa cũng bị hạn chế. Và theo thời gian tín hiệu có thể bị yếu đi. Trong khi đó, có thông tin chưa được kiểm chứng cho biết máy bay bị mất tích từng va chạm với một máy bay khác vào 8/2012. Máy bay đã làm hư đuôi của một máy bay của hãng China Eastern Airlines tại sân bay Shanghai Pudong. Khi đó, đầu cánh của máy bay Malaysia bị vỡ.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Sáng 9-3, trực thăng Việt Nam tiếp tục tìm kiếm cứu nạn
Chiều 8-3, trực thăng Việt Nam đã tham gia bay tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích. Sau khi tiếp nhiên liệu, sáng 9-3 các trực thăng của Việt Nam tiếp tục cất cánh, tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Khi phóng viên có mặt tại sân bay Cần Thơ, đội bay của Trung đoàn không quân 917, Sư đoàn Không quân 370 đang cơ động huấn luyện tại sân bay Cần Thơ đã sẵn sàng đợi lệnh xuất phát.
Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng, cho biết đơn vị này đã chuẩn bị 3 máy bay Mi 171 (số hiệu 02, 04 và 431), lắp thêm thùng dầu phụ, và các tổ bay đợi lệnh. Theo đại tá Quang, tất cả anh em trong tổ bay đều là những người có nhiều kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển xa, hải đảo trong mọi điều kiện thời tiết...
Đến 15 giờ ngày 8-3, nhận được lệnh xuất phát, các trực thăng 02 và 04 được điều về hướng Cà Mau, nơi gần vùng biển chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Chiếc Mi 17102 đã tiếp xong nhiên liệu (Ảnh: VOV)
Sau khi quay trở về tiếp nhiên liệu, các trực thăng sẽ tiếp tục xuất phát vào sáng 9/3. Khi đó, các chuyến bay này sẽ được trang bị ống nhòm quân báo và trang thiết bị ghi hình tối tân để ghi rõ hình ảnh vệt loang trên biển.
Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đã chuẩn bị ít nhất 4 tàu chuyên dụng, sẵn sàng nhận lệnh ra biển cứu hộ cứu nạn bất cứ lúc nào. Trong đó, Hải đội Biên phòng 2 là 2 tàu, Đồn Biên phòng Hòn Chuối và Hòn Khoai.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Cà Mau cho biết, các đơn vị tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Cà Mau sẽ sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh. Trong đó, tỉnh sẽ huy động tối đa lực lượng và phương tiện sẵn có.
Về tình hình tìm kiếm máy bay bị mất tích, thông tin mới nhất, cho đến 21 giờ ngày 8-3, các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam vẫn chưa tìm ra bất cứ manh mối nào về chiếc Boeing 777-200 của Malaysia bị mất tích. Ngay kể các các tàu cá đánh bắt gần khu vực biển nghi máy bay có thể rơi, cũng không có thông tin gì. Ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn khẳng định, công tác tìm kiếm cứu hộ sẽ diễn ra suốt đêm.
Theo ANTD
Máy bay Malaysia chở 239 người có thể rơi cách đảo Thổ Chu 153 hải lý Lúc 11g sáng 8-3, Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát- chính ủy Hải Quân vùng 5 cho biết, máy bay Malaysia có thể bị rơi tại vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300km). Trước đó, Hãng hàng không Malaysia Airlines thông báo họ đã mất liên lạc...