Chuyên gia minh oan cho S-200 bắn hạ Il-20?
Nhiều chuyên gia tranh luận về hệ thống phân biệt địch-ta của S-200 khi bắn nhầm Il-20.
Đã có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân chiếc Il-20 bị hệ thống S-200 Syria bắn hạ được đưa ra.
Cùng với sự láu cá khi bay núp bóng của chiếc F-16 Israel cũng đã xuất hiện không ít ý kiến nói về điểm yếu của phòng không Syria, sự yếu kém của hệ thống S-200 và còn xuất hiện nghi vấn thủ phạm chưa hẳn đã là S-200.
S-200 bị mù tạm thời?
Theo nhà nghiên cứu Justin Bronk tại viện nghiên cứu an ninh và phòng thủ quốc tế ở London, một phần câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở công nghệ quân sự của Syria.
Hệ thống S-200 Syria.
Được thiết kế từ thời Liên Xô vào thập niên 1950, các tổ hợp tên lửa đất đối không S-200 của Syria không phải là hệ thống toàn năng.
Nếu không được trang bị các hệ thống radar và kiểm soát hỏa lực tốt hơn, S-200 sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu.
“Nếu các hệ thống phòng không của Syria đang tìm cách khóa các máy bay của Israel trong vùng lân cận có sự xuất hiện của Il-20, thì khi gặp các tín hiệu gây nhiễu, việc Syria vô tình chĩa S-200 về phía máy bay Nga là điều hoàn toàn có thể hiểu được”, ông Bronk nhận định.
Chuyên gia Bronk cho rằng Israel có thể không có ý định dàn xếp trận địa để tên lửa Syria bắn rơi máy bay Nga. Thay vào đó, máy bay Israel chỉ định núp bóng Il-20 với hy vọng Syria nhìn thấy sẽ không kích hoạt hệ thống phòng không để tấn công máy bay Israel.
Tuy nhiên, S-200 hóa ra không có khả năng phân biệt địch ta và phân biệt sự khác biệt giữa các máy bay.
Video đang HOT
Ông Bronk nói: “Ít có khả năng Israel tìm cách sắp đặt một tình huống để Syria bắn rơi máy bay Nga. S-200 không phải là hệ thống quá phức tạp. S-200 không thể phân biệt được máy bay chiến đấu và máy bay cỡ lớn”.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, khi hệ thống phòng không Syria đang phải đối mặt với tình trạng gây nhiễu nặng nề, kết hợp với mối đe dọa bị Israel tấn công, sự xuất hiện của một máy bay Nga ngay phía trên các máy bay F-16 của Israel gây không ít khó khăn cho S-200 trong việc nhận diện mục tiêu.
Đồng tình với quan điểm này, Đại tá Viktor Litovkin, chuyên gia quân sự Nga lại cho rằng, tổ hợp S-200 được chuyển giao cho Syria từ những năm 80 của thế kỷ trước, chính vì thế mà có thể chúng không có hệ thống nhận biết địch-ta.
‘S-200 có hệ thống phân biệt địch-ta’
Trong khi đó, cùng nói về hệ thống nhận diện địch-ta của S-200, chuyên gia Mikhail Aleksandrov thuộc Trung tâm nghiên cứu quân sự- chính trị MGIMO (Trường đại học quan hệ quốc tế Moscow) lại có nhận định khác.
Cụ thể theo ông, hiện vẫn còn rất nhiều điểm chưa rõ về việc chuyện gì đã xảy ra trên thực tế. Các tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố là tên lửa Syria đã bắn nhầm Il-20 của chúng ta do bị mắc cái bẫy của người Israel.
Tuy nhiên, trong các tổ hợp tên lửa phòng không S-200 bao giờ cũng có hệ thống nhận biết địch-ta. Tại sao hệ thống đó lại không hoạt động để ngăn các tên lửa (Syria) phóng vào máy bay Nga?
Các tướng lĩnh của chúng ta đã lờ đi chuyện này. Trong khi lẽ ra họ phải có trách nhiệm giải trình tình huống một cách rõ ràng và chi tiết. Vì thế mà có khả năng là thủ phạm bắn hạ Il-20 của Không quân Nga lại chính các máy bay chiến đấu của Israel.
Vậy nếu Israel là thủ phạm thực sự thì họ bắn hạ Il-20 của Nga nhằm mục đích gì? Chuyên gia Mikhail Aleksandrov cho rằng, do Il-20 là máy bay trinh sát điện tử. Nó có thể ghi lại tất cả các đòn tấn công tên lửa và đường không vào lãnh thổ Syria.
Máy bay cung cấp cho các phương tiện phòng không những thông tin về tuyến, đường bay của các máy bay tấn công Israel.
Và như vậy mà làm tăng hiệu quả tác chiến của lực lượng phòng không lên hàng chục lần. Chính vì thế mà Il-20 của Nga cực kỳ gây khó chịu cho Israel. Còn bây giờ, để tránh một vụ scandal nghiêm trọng với Israel, rất có thể, Moscow đã quyết định trút hết tội lên đầu lực lượng phòng không Syria.
Không thể loại trừ một khả năng như vậy (đổ tội cho phòng không Syria để tránh vụ scandal với Israel). Chính vì thế mà nếu không có những giải thích rõ ràng và đủ sức thuyết phục của Bộ Quốc phòng Nga về những gì đã xảy ra với hệ thống nhận biết địch- ta của S-200, rất khó có thể tin vào kết luận chính thức của Bộ Quốc phòng Nga.
“Còn nếu như quả thực các tên lửa Syria không có hệ thống nhận biết địch-ta hoặc chúng hoạt động không hiệu quả thì không thể hiểu nổi là Nga trong suốt 3 năm qua đã tiến hành chiến tranh ở Syria như thế nào?
Không nhẽ trong suốt ba năm đó, lúc nào các phi công Nga cũng phải nơm nớp đối mặt với rủi ro bị phòng không Syra bắn hạ?” – vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Thêm giả thuyết sốc việc máy bay Il-20 bị bắn hạ
Trong khi mọi ánh mắt đang dồn vào S-200 Syria và coi đây chính là thủ phạm bắn hạ chiếc Il-20 thì xuất hiện giả thuyết mới về thủ phạm thực sự.
Việc xuất hiện giả thuyết S-200 không phải là thủ phạm thực sự bắn hạ chiếc trinh sát cơ Il-20 được đưa ra sau khi Nga công bố khoảng cách từ nơi chiếc máy bay này bị bắn hạ đến đất liền - nơi triển khai hệ thống S-200 và trận địa phòng không của Syria.
Theo thông báo của Nga, địa điểm chiếc máy bay bị bắn hạ cách đất liền khoảng 35km. Với khoảng cách này, đánh chặn bất kỳ mục tiêu đường không nào với S-200 là điều không thể bởi đây được coi là vùng mù của cả radar và tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống phòng không tầm xa này.
Nga tập trận với hệ thống S-400.
Xuất hiện tình trạng này không phải do hiệu suất chiến đấu của S-200 quá kém mà do đặc tính thiết kế của hệ thống phòng không này được thiết kế chuyên để đối phó với những mục tiêu tầm xa.
Chính vì vậy, đài radar P-14/5N84A của S-200 chỉ được thiết kế có tầm phát hiện mục tiêu gần nhất là 46km.
Vì vậy, để phát hiện một mục tiêu đang bay ở khoảng cách 35km như trường hợp của chiếc trinh sát cơ Il-20 của Nga vào tối 17/9 ở ngoài khơi Syria gần như là điều không thể với hệ thống phòng thủ này.
Trong khi đó, tình trạng tương tự cũng xảy ra với hàng loạt tổ hợp phòng không khác của Syria là Pantsir-S1, Buk-M2, Kub, Strela-10, Osa, S-125...
Cùng với đó là việc Nga nhanh chóng tuyên bố S-200 của Syria chính là thủ phạm bắn nhầm chiếc Il-20 đã xuất hiện nghi vấn về tính xác thực của thông tin và câu hỏi được đặt ra là đâu mới là vũ khí thực hiện vụ bắn hạ?
Theo nhận định của một số chuyên gia, có thể chính hệ thống S-300 hay thậm chí S-400 Nga triển khai và vận hành tại Latakia mới chính là thủ phạm thực sự.
Khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra bởi chính truyền thông Nga từng tiết lộ, trong vụ Latakia bị không kích tối 17/9, phòng không Nga cùng Syria phối hợp đánh chặn mục tiêu từ phía Địa Trung Hải.
Sự kiện trên ghi nhận lần đầu tiên các hệ thống tên lửa phòng không Nga trực tiếp tham chiến và bắn thẳng vào tên lửa tấn công Latakia chứ không giữ tư thế ngồi ngoài và quan sát như trước nữa.
Nguyên nhân dẫn tới hành động trên của Nga có thể là vì họ cảm thấy bị đe dọa khi những mục tiêu mà tên lửa Pháp nhắm tới nằm rất gần các căn cứ quân sự được Moskva đặt trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông này, khiến họ bắt buộc phải đánh trả.
Nhưng qua sự kiện trên có thể nhận thấy hiệu quả khi có cả Nga tham chiến bên cạnh cũng không cải thiện được nhiều lắm năng lực của phòng không Syria, khi đã có rất nhiều đạn tên lửa hành trình tới được mục tiêu và gây ra thiệt hại.
Nguyên nhân khiến kíp trắc thủ Nga khai hỏa nhầm vào chiếc Il-20 có thể là do nó nhầm lẫn tín hiệu từ những quả tên lửa hành trình được tiêm kích F-16 hay chiến hạm Pháp phóng đi ngay trước đó.
Và khi nhận ra có mục tiêu lao về phía mình và không được hồi đáp, kíp chiến đấu của Nga đã vội vã phóng đạn đánh chặn do lo ngại đây lại là một vụ tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử đã diễn ra nhiều lần trước đó.
Phối hợp không nhuần nhuyễn giữa phòng không và không quân khi chưa thông báo vị trí hoạt động cho nhau cùng sự láu cá của tốp tiêm kích F-16 Israel hoạt động trước đó đã gây nên thảm họa khiến chiếc Il-20 bị bắn hạ cùng với 14 quân nhân Nga.
Tuấn Hưng
Theo baodatviet
Lý do Putin không làm căng với Israel, trả thù cho Il-20 bị bắn Nhà lãnh đạo Nga đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Israel, bởi những lợi ích chiến lược khiến Tổng thống Nga không thể gây thêm căng thẳng vì vụ trinh sát cơ Il-20 bị bắn rơi ở Syria. Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu Không giống như vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ...