Chuyên gia lý giải về bệnh nhân “siêu lây nhiễm”
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Hà – “siêu lây nhiễm” của bệnh nhân ở Hàn Quốc là do việc nữ bệnh nhân này tiếp xúc quá gần với nhiều người và trở thành nguồn lây cho họ chứ không do virus Sars-Cov-2 tăng độc lực.
Nữ bệnh nhân ở Hàn Quốc là nguồn lây cho hàng chục người khác.
Bệnh nhân thứ 31 tại Hàn Quốc được coi là siêu lây nhiễm Covid – 19 khi người này đã đi khắp TP Daegu và lây bệnh cho nhiều người. Đặc biệt giữa thời điểm lần đầu tiên vào bệnh viện và khi được xác định dương tính với Covid-19, bệnh nhân thứ 31 đã ra ngoài ít nhất 4 lần. Cả 4 lần bà đều đi đến những nơi vô cùng đông người.
Bà đã đến một nhà hàng buffet, nhà tắm công cộng kiểu Hàn Quốc và sau đó đến nhà thờ 2 lần. Ước tính, bệnh nhân thứ 31 đã tiếp xúc với khoảng 1.160 người.
Chính quyền Hàn Quốc đang chịu áp lực trong việc chống virus lây lan vì người phụ nữ này đã đi khắp nơi ở Daegu. Sự lây lan lớn nhất đến từ việc bà đến nhà thờ Tân Thiên Địa làm lễ.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, nữ bệnh nhân này được coi là “siêu lây nhiễm” vì bà đã tiếp xúc với quá nhiều người và tiếp xúc với cự ly rất gần.
Bác sĩ Hà cho biết việc tiếp xúc gần với các giọt bắn, dịch tiết từ ho, hắt hơi của người bệnh khiến người tiếp xúc xung quanh có nguy cơ nhiễm phải virus này. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng là môi trường lý tưởng để virus này sống lâu hơn so với thời tiết nắng nóng.
Điều đó cũng có thể làm số người nhiễm virus này tăng nhanh ở Hàn Quốc những ngày qua. Hiện vẫn chưa biết virus Sars – cov- 2 tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ.
Video đang HOT
Bác sĩ Hà cho biết nhiều người chia sẻ hay băn khoăn về độc lực của virus Sars – Cov- 2 này có tăng lên hay không? Điều này hoàn toàn không liên quan tới độc lực của virus vì độc lực liên quan tới số ca tử vong nhưng hiện tại số ca tử vong do Covid – 19 vẫn chỉ chiếm hơn 2 % số ca mắc bệnh nên không thể coi siêu lây nhiễm là do độc lực của virus mà chỉ do người mang chủng virus mới này đã tiếp xúc quá gần với nhiều người.
Bác sĩ Hà nhấn mạnh chủng mới của virus corona lần này là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi; nước miếng hoặc các xuất tiết từ mũi.
Điều quan trọng là tất cả mọi người cần vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.
Theo infonet
Tranh cãi về thuật ngữ bệnh nhân 'siêu lây nhiễm'
Tình hình dịch Covid-19 tại Hàn Quốc diễn biến phức tạp khi xuất hiện bệnh nhân "siêu lây nhiễm" đã lây ít nhất 38 người. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn nhiều tranh cãi.
Ngày 20/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc đã mô tả đợt dịch bùng phát nhiễm virus corona của nước này liên quan đến một nhà thờ ở thành phố Daegu và cho rằng đây là một sự kiện siêu lây lan, bệnh nhân 61 tuổi lây ít nhất 38 người. Các chuyên gia, bao gồm WHO, đều cho biết thuật ngữ "siêu lây nhiễm" chưa được xác định đầy đủ.
Những bệnh nhân bị gán mác "siêu lây nhiễm"
Một doanh nhân tại Anh bị coi là bệnh nhân "siêu lây nhiễm" vì ít nhất 11 người lây bệnh Covid-19 sau khi dự hội nghị chung ở Singapore với ông. Chia sẻ với New York Times, người đàn ông này tâm sự bản thân bỗng chốc trở thành kẻ "gieo rắc mầm bệnh" trong mắt nhiều người. Cuộc sống của một bệnh nhân bình thường như nhiều bệnh nhân khác trở nên rắc rối hơn bởi nhiều lời quấy rối.
Tàu Diamond Princess bị nhiều nước từ chối cập cảng vì có bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: RT.
Mới đây, Hàn Quốc phát hiện một ca bệnh "siêu lây nhiễm" khác là cụ bà 61 tuổi, lây ít nhất 38 người sau khi đi nhà thờ Deagu.
Những trường hợp kể trên đều bị gọi là bệnh nhân "siêu lây nhiễm" hay "ổ dịch di động"... với hàm ý mức độ lây lan và nguy hiểm của các cá nhân này. Nhiều người lo sợ, kỳ thị và chỉ trích những ca bệnh trên.
Vì sao có "siêu lây nhiễm"?
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ không sử dụng cụm từ "siêu lây nhiễm" như một thuật ngữ kỹ thuật. Và đến nay, nó vẫn chưa được xác định một cách đầy đủ hay chính thức. Có thể hiểu "siêu lây nhiễm" là một sự cố lây truyền trong đó có nhiều người nhiễm bệnh từ một nguồn/người cụ thể, Reuters dẫn lời.
Những người bị gán "bệnh nhân siêu lây nhiễm" Covid-19 chưa có triệu chứng vô tình lây nhiễm cho nhiều người khác. Ảnh: Communal News.
Thay vào đó, chúng ta nên nhìn nhận nguyên nhân virus lây nhiễm nhanh cho nhiều người từ một bệnh nhân nào đó. Những bệnh nhân bị coi là "siêu lây nhiễm" hoàn toàn vô thức trong việc tiếp xúc với người xung quanh bởi họ không biết mình đã dương tính với virus corona. Chẳng hạn, nếu họ vô tình bắt tay người khác hoặc dùng chung thức ăn, việc lây nhiễm là rất dễ xảy ra.
Một khả năng khác, siêu lây nhiễm xảy ra khi người bệnh có tải lượng virus cao vì họ có hệ thống miễn dịch kém. Sau đó, virus giải phóng từ cơ thể của những người này.
Chỉ trích người "siêu lây nhiễm" không giúp chống lại Covid-19
PGS Hsu Li Yang, người đứng đầu chương trình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hoc, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết, sự hiện diện của hiện tượng "siêu lây nhiễm" là đáng lo ngại, nhưng điều đáng lo hơn đó chính là đánh giá hiện tượng này tiêu cực.
Những bệnh nhân bị cho là "siêu lây nhiễm" cũng giống như bất kỳ bệnh nhân nào trong dịch bệnh. Đây không phải lỗi của cá nhân đó. Và không có lý do gì khiến họ bị phỉ báng hay nhận chỉ trích từ cộng đồng.
Chỉ trích người "siêu lây nhiễm" không giúp chống lại Covid-19. Ảnh: SCMP.
"Typhoid Mary" là bệnh nhân khét tiếng trong lịch sử bởi cô là người đầu tiên nhiễm thương hàn tại Mỹ và lây cho các gia đình tại New York. Tuy nhiên, bản thân Mary Mallon không biết mình bị bệnh và không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Mary đã phải chịu 26 năm cách ly với cộng đồng, cho đến khi bà qua đời.
Sự kỳ thị với bệnh nhân được cho là "siêu lây nhiễm" không giúp tình hình chống lại dịch Covid-19 hiệu quả hơn. Nó chỉ gieo thêm những khó khăn và mệt mỏi cho những người nhiễm bệnh. Điều duy nhất chúng ta có thể làm và cần làm đó là tự bảo vệ bản thân bằng những khuyến cáo từ WHO, Bộ Y tế.
Theo Zing
Chuyên gia Mỹ: Virus corona tồn tại trên thẻ tín dụng lâu hơn tiền mặt Một chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ nhận định việc sử dụng thẻ tín dụng có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm virus corona cao hơn so với tiền mặt. Ngày 15/2, tờ Tài Kinh đưa tin chi nhánh Quảng Châu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo sẽ tiêu hủy tiền mặt thu từ các bệnh viện,...