Chuyên gia lý giải tuyết rơi sớm ở Sa Pa
“Hiện tượng không khí lạnh kèm theo mưa tuyết ở Sa Pa trong những ngày qua là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp. Sau 51 năm đến nay mới một có một đợt mưa tuyết rơi vào giữa tháng 12″ – Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, trong ngày 15 và ngày 16/12 ở đèo Ô Quý Hồ, Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có tuyết rơi. Tuyết dày ở mức 10 cm. Nhiệt độ trong ngày đo được đỉnh đèo Ô Quý Hồ là 2 độ C. Trong sáng nay (16/12) ở khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) cũng ghi nhận tuyết rơi, nhưng với độ dày không nhiều. Hiện tượng này sẽ chấm dứt trong đêm nay. Sáng ngày mai (17/12) mưa tạnh, nhiệt độ sẽ nhích dần lên cao.
“Hiện tượng không khí lạnh kèm theo mưa tuyết ở Sa Pa trong những ngày qua là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp. Sau 51 năm, đến nay mới có một đợt mưa tuyết rơi vào giữa tháng 12. Tuyết rơi ngắn ngày nên cây trồng và vật nuôi không bị ảnh hưởng nhiều.” ông Hải chia sẻ.
Tuyết rơi phủ trắng các con đường, cành cây ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai ngày 15/12
Theo ông Hải, ở Việt Nam các đợt không khí lạnh xuống từng đợt, thường thì 3 đến 5 ngày lại có một đợt không khí lạnh. Còn các dòng xiết trong đới gió Tây ở trên cao thì cứ 10 ngày đến nửa tháng lại có một lần (tức là khí quyển ở tầng cao hơn). Khi không khí lạnh tràn xuống gặp dòng xiết trong đới gió Tây ở trên cao đã gây ra tuyết ở Sa Pa, kèm theo đó là mưa rào, rét buốt.
Mưa đá thường xuất hiện vào mùa xuân còn mưa tuyết xuất hiện vào mùa đông ở các tháng 1, 2 hoặc 3. Khả năng ở Việt Nam xảy ra tuyết rơi lần nữa vẫn có thể xảy ra và nếu có khả năng sẽ rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2/2014.
“Sau khi xem xét các số liệu từ các trạm quan trắc báo về, chúng tôi thấy vào giữa tháng 12 mà có không khí lạnh kèm theo mưa tuyết là điều hiếm gặp. Thông thường một năm có từ 1 đến 2 trận mưa tuyết. Nhưng các lần trước đều rơi vào khoảng tháng 2, tháng 3 chứ không phải sớm như năm nay” – ông Hải cho hay.
Ông Hải cho biết thêm, trận mưa tuyết ở Sa Pa ngày hôm qua (15/12) là do biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoạn. Tức là hiện tượng nóng thì rất nóng, lạnh thì rất lạnh. Và tuyết rơi ở Việt Nam vào giữa tháng 12 là một hiện tượng như vậy.
Điều cảm nhận dễ nhất của hình thái thời tiết cực đoan là sự phân bố không đều. Điển hình như các cơn bão những năm gần đây có xu hướng giãn ra chứ không xuất hiện tập trung vào các tháng 7 hoặc 8 giống như các năm trước. Bão xuất hiện cũng với tần suất nhiều hơn, cấp gió mạnh hơn.
Video đang HOT
Tuyết là hiện tượng kỳ thú, ở vùng núi nhiệt độ phải từ 2 đến 5 độ C, thậm chí là 0 độ C mới có tuyết rơi. Ở Việt Nam, tháng 3/2011 cũng từng có tuyết rơi. Sang năm 2012 cũng có tuyết rơi vào tháng 3. Còn năm nay, tuyết lại rơi vào giữa tháng 12. Điều này có thể coi là hiện tượng kỳ lạ.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Một số thông tin cho rằng ở Cairo, Ai Cập có tuyết rơi sau 120 năm, đây là một hiện tượng lạ bởi đất nước này ít khi có nhiệt độ xuống thấp như vậy và hiện tượng này có liên quan đến tuyết rơi ở Việt Nam. Ông Hải nói rằng đây đúng là một hiện tượng bất thường, hiếm gặp và đều do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoạn.
Việc tuyết rơi ở Ai Cập và Việt Nam không liên gì đến nhau. Bởi vì hai khối khí khác nhau nên không thể có chuyện di chuyển khối khí từ Ai Cập lên tận Việt Nam. Khối khí gây lạnh ở Việt Nam là di chuyển từ vùng Liên Xô cũ qua Trung Quốc và xuống các vùng phía nam Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo Khí tượng hạn vừa – hạn dài (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương), từ nay đến Tết Nguyên Đán, Việt Nam sẽ còn chịu ảnh hưởng của một số đợt rét đậm, kéo dài 2 đến 3 ngày. Nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Hà Nội trong ngày rét đậm có thể xuống đến 9 độ C, cao nhất ở ngưỡng 17 đến 19 độ C.
Riêng đêm Giáng sinh 24/12, Thủ đô Hà Nội rét, nhiệt độ từ 9-11 độ C vào ban đêm, ban ngày 17-19 độ C. Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp. Các tỉnh miền Trung ít mưa, trời rét vào ban đêm và sáng. Mưa có khả năng xảy ra ở khu vực Quảng Trị, Quảng Ngãi. Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết tốt, nhiệt độ se lạnh vào đêm và sáng.
Tết dương lịch, ngày 30/12, có một đợt không khí lạnh tăng cường và sẽ có mưa nhỏ, vùng mưa sau đó sẽ lan dần sang các tỉnh trung Trung bộ. Ngày 1 tết dương lịch, nhiệt độ thấp nhất từ 9 đến 11 độ, nhiệt độ cao từ 17 đến 19 độ C.
Hôm nay, tại Sa Pa, cơ quan chức năng đã cứu hộ thành công 2 du khách và 1 hướng dẫn viên trên độ cao 1.900 m trên đỉnh Fasiphan xuống…Cho đến thời điểm hiện tại ở khu vực quốc lộ 4D, đoạn Cổng trời, giao thông vẫn đang tắc nghẽn, du khách vẫn tiếp tục đổ về Sa Pa khiến nhiều đoạn đường bị chia cắt. Do tuyết rơi liên tục khiến 100 ha su su, hoa hồng và rau sạch bản địa bị dập úa. Dọc đoạn đường từ TP Lào Cai đi Sa Pa, người dân mổ xẻ thịt vật nuôi bán ven đường khá nhiều. Hiện nay chưa thống kê hết được thiệt hại vật nuôi chết do giá rét bất thường xảy ra trong hai ngày qua.
Theo Khampha
Tuyết rơi sớm bất thường ở Sa Pa: Chuyên gia lý giải
"Hiện tượng không khí lạnh kèm theo mưa tuyết ở Sa Pa trong những ngày qua là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp. Sau 22 năm đến nay mới một có một đợt mưa tuyết rơi vào giữa tháng 12" - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, trong ngày 15 và ngày 16/12 ở đèo Ô Quý Hồ, Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có tuyết rơi. Tuyết dày ở mức 10 cm. Nhiệt độ trong ngày đo được đỉnh đèo Ô Quý Hồ là 2 độ C. Trong sáng nay (16/12) ở khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) cũng ghi nhận tuyết rơi, nhưng với độ dày không nhiều. Hiện tượng này sẽ chấm dứt trong đêm nay. Sáng ngày mai (17/12) mưa tạnh, nhiệt độ sẽ nhích dần lên cao.
"Hiện tượng không khí lạnh kèm theo mưa tuyết ở Sa Pa trong những ngày qua là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp. Sau 22 năm, đến nay mới có một đợt mưa tuyết rơi vào giữa tháng 12. Tuyết rơi ngắn ngày nên cây trồng và vật nuôi không bị ảnh hưởng nhiều." ông Hải chia sẻ.
Tuyết rơi phủ trắng các con đường, cành cây ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai ngày 15/12
Theo ông Hải, ở Việt Nam các đợt không khí lạnh xuống từng đợt, thường thì 3 đến 5 ngày lại có một đợt không khí lạnh. Còn các dòng xiết trong đới gió Tây ở trên cao thì cứ 10 ngày đến nửa tháng lại có một lần (tức là khí quyển ở tầng cao hơn). Khi không khí lạnh tràn xuống gặp dòng xiết trong đới gió Tây ở trên cao đã gây ra tuyết ở Sa Pa, kèm theo đó là mưa rào, rét buốt.
Mưa đá thường xuất hiện vào mùa xuân còn mưa tuyết xuất hiện vào mùa đông ở các tháng 1, 2 hoặc 3. Khả năng ở Việt Nam xảy ra tuyết rơi lần nữa vẫn có thể xảy ra và nếu có khả năng sẽ rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2/2014.
"Sau khi xem xét các số liệu từ các trạm quan trắc báo về, chúng tôi thấy vào giữa tháng 12 mà có không khí lạnh kèm theo mưa tuyết là điều hiếm gặp. Thông thường một năm có từ 1 đến 2 trận mưa tuyết. Nhưng các lần trước đều rơi vào khoảng tháng 2, tháng 3 chứ không phải sớm như năm nay" - ông Hải cho hay.
Ông Hải cho biết thêm, trận mưa tuyết ở Sa Pa ngày hôm qua (15/12) là do biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoạn. Tức là hiện tượng nóng thì rất nóng, lạnh thì rất lạnh. Và tuyết rơi ở Việt Nam vào giữa tháng 12 là một hiện tượng như vậy.
Điều cảm nhận dễ nhất của hình thái thời tiết cực đoan là sự phân bố không đều. Điển hình như các cơn bão những năm gần đây có xu hướng giãn ra chứ không xuất hiện tập trung vào các tháng 7 hoặc 8 giống như các năm trước. Bão xuất hiện cũng với tần suất nhiều hơn, cấp gió mạnh hơn.
Tuyết là hiện tượng kỳ thú, ở vùng núi nhiệt độ phải từ 2 đến 5 độ C, thậm chí là 0 độ C mới có tuyết rơi. Ở Việt Nam, tháng 3/2011 cũng từng có tuyết rơi. Sang năm 2012 cũng có tuyết rơi vào tháng 3. Còn năm nay, tuyết lại rơi vào giữa tháng 12. Điều này có thể coi là hiện tượng kỳ lạ.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Một số thông tin cho rằng ở Cairo, Ai Cập có tuyết rơi sau 120 năm, đây là một hiện tượng lạ bởi đất nước này ít khi có nhiệt độ xuống thấp như vậy và hiện tượng này có liên quan đến tuyết rơi ở Việt Nam. Ông Hải nói rằng đây đúng là một hiện tượng bất thường, hiếm gặp và đều do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoạn.
Việc tuyết rơi ở Ai Cập và Việt Nam không liên gì đến nhau. Bởi vì hai khối khí khác nhau nên không thể có chuyện di chuyển khối khí từ Ai Cập lên tận Việt Nam. Khối khí gây lạnh ở Việt Nam là di chuyển từ vùng Liên Xô cũ qua Trung Quốc và xuống các vùng phía nam Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo Khí tượng hạn vừa - hạn dài (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương), từ nay đến Tết Nguyên Đán, Việt Nam sẽ còn chịu ảnh hưởng của một số đợt rét đậm, kéo dài 2 đến 3 ngày. Nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Hà Nội trong ngày rét đậm có thể xuống đến 9 độ C, cao nhất ở ngưỡng 17 đến 19 độ C.
Riêng đêm Giáng sinh 24/12, Thủ đô Hà Nội rét, nhiệt độ từ 9-11 độ C vào ban đêm, ban ngày 17-19 độ C. Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp. Các tỉnh miền Trung ít mưa, trời rét vào ban đêm và sáng. Mưa có khả năng xảy ra ở khu vực Quảng Trị, Quảng Ngãi. Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết tốt, nhiệt độ se lạnh vào đêm và sáng.
Tết dương lịch, ngày 30/12, có một đợt không khí lạnh tăng cường và sẽ có mưa nhỏ, vùng mưa sau đó sẽ lan dần sang các tỉnh trung Trung bộ. Ngày 1 tết dương lịch, nhiệt độ thấp nhất từ 9 đến 11 độ, nhiệt độ cao từ 17 đến 19 độ C.
Hôm nay, tại Sa Pa, cơ quan chức năng đã cứu hộ thành công 2 du khách và 1 hướng dẫn viên trên độ cao 1.900 m trên đỉnh Fasiphan xuống...Cho đến thời điểm hiện tại ở khu vực quốc lộ 4D, đoạn Cổng trời, giao thông vẫn đang tắc nghẽn, du khách vẫn tiếp tục đổ về Sa Pa khiến nhiều đoạn đường bị chia cắt. Do tuyết rơi liên tục khiến 100 ha su su, hoa hồng và rau sạch bản địa bị dập úa. Dọc đoạn đường từ TP Lào Cai đi Sa Pa, người dân mổ xẻ thịt vật nuôi bán ven đường khá nhiều. Hiện nay chưa thống kê hết được thiệt hại vật nuôi chết do giá rét bất thường xảy ra trong hai ngày qua.
Theo Khampha
Sa Pa: Lần đầu phá băng thông đèo Ô Quý Hồ Suốt 3 ngày qua, hàng trăm ô tô nối nhau đứng im lìm suốt 5km dưới mưa tuyết, xe máy cũng không thể di chuyển được, băng đã phủ kín mặt đường. Nhiều người phải dừng lại trên đèo Ô Quý Hồ. Lần đầu tiên, gần 100 công nhân của Công ty Cổ phần sửa chữa đường bộ Lào Cai cùng máy móc...