Chuyên gia lý giải tàu Nhổn – ga Hà Nội thiết kế 80km/h, chỉ chạy 35km/h
Theo chuyên gia, vận tốc khai thác thương mại của tàu đường sắt đô thị phụ thuộc vào thiết kế tàu và khoảng cách giữa hai ga.
Tàu đường sắt tuyến Nhổn – ga Hà Nội được thiết kế, chế tạo với vận tốc tối đa 80km/h
Trung bình cứ mỗi 1km lại dừng tại một ga
Ngày 12/9, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đoàn tàu đầu tiên của dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội hiện đang được chế tạo, lắp ráp tại Pháp và sẽ về Việt Nam vào tháng 7/2020 để đáp ứng kế hoạch đưa vào vận hành 8,5km đoạn trên cao vào tháng 4/2021 và vận hành toàn tuyến (thêm 4km đi ngầm) vào năm 2022.
Theo đó, có tổng số 10 đoàn tàu được làm bằng hợp kim nhôm, theo tiêu chuẩn châu Âu. Tàu có chiều rộng từ 2,750 – 2,950m. Chiều dài khoảng 80m đối với đoàn tàu 4 toa (trong tương lai có thể kéo dài thêm 1 toa để thành 5 toa). Quy chuẩn các tay cầm trên tàu được thiết kế riêng cho người Việt Nam, dựa theo nghiên cứu về nhân khẩu học, chiều cao, hình dáng.
“Tốc độ thiết kế tối đa của đoàn tàu đạt 80km/h. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, mỗi đoàn tàu có khả năng chuyên chở 850 – 950 hành khách, với mật độ khoảng từ 6 – 8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35km/h”, Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết.
Lý giải việc vì sao đoàn tàu được thiết kế tốc độ 80km/h nhưng khi khai thác thương mại chỉ đạt vận tốc 35km/h, ông Julien Barjou, Giám đốc kỹ thuật của Liên danh nhà thầu ALSTOM- COLAS RAIL-THALES (chế tạo tàu cho dự án) cho biết, tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km, bao gồm 8,5 km đường sắt trên cao và 4 km ngầm từ Kim Mã tới ga Hà Nội, với 12 nhà ga được trải đều trên đường đi (8 ga trên cao và 4 ga ngầm). Như vậy, tàu đón trả khách liên tục trong quãng đường 12,5km, trung bình cứ mỗi 1km lại dừng tại một ga.
Do đó, tốc độ khai thác thương mại của đoàn tàu được tính bằng khoảng cách di chuyển từ ga số 1 đến ga số 12 chia cho thời gian di chuyển. Để đạt được tốc độ thương mại khoảng từ 35km/h đến 38km/h, quy trình vận hành là tàu bắt đầu khởi động từ vận tốc 0km/h từ ga số 1, sau đó tăng tốc để chạy, dừng dọc hành trình với mức vận tốc đạt khoảng 72km/h đến 74 km/h, rồi lại giảm về 0. Chu trình lặp đi lặp lại khi đến ga cuối cùng.
Mô phỏng bên trong đoàn tàu đường sắt tuyến Nhổn – ga Hà Nội
35km/h là tốc độ bình quân
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Ân, chuyên gia kỹ thuật đường sắt, mỗi đầu kéo của đoàn tàu đường sắt đô thị đều được thiết kế và chế tạo ứng với tốc độ kỹ thuật (công suất) tối đa. Khi hoạt động, công suất tối đa có thể xê dịch 5 – 10%. Tại một số đường sắt đô thị đang được triển khai tại Việt Nam, tốc độ thiết kế đoàn tàu ở mức 80km/h (tuyến Nhổn – ga Hà Nội), 110km/h (tuyến Bến Thành – Suối Tiên)…. Tuy vậy, khi đưa vào khai thác thương mại được tính bằng vận tốc chạy tàu bình quân.
“Tốc độ chạy tàu bình quân (hay tốc độ thương mại) là kết quả của viêc chia quãng đường cho tổng thời gian hành trình ( bao gồm cả thời gian chạy, dừng, nghỉ đón khách…). Vì vậy, việc đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội hay Cát Linh – Hà Đông đạt vận tốc khai thác thương mại 35km/h không có nghĩa tàu thực tế chỉ chạy 35km/h, mà đây là vận tốc bình quân. Tốc độ thiết kế cao giúp khả năng tăng tốc nhanh. Vận tốc khai thác bình quân phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai ga, khoảng cách càng lớn thì vận tốc càng cao và ngược lại”, ông Nguyễn Ân phân tích.
Chuyên gia này cũng cho biết, vận tốc thiết kế tối đa và vận tốc khai thác bình quân của mỗi dự án đường sắt đô thị đều được tính toán ngay từ khâu thiết kế dự án. Vì vậy, sau khi dự án đi vào khai thác thương mại, dù muốn tăng tốc độ khai thác thương mại của đoàn tàu cũng không được.
Cùng đó, do liên quan đến đặc tính kỹ thuật và nguyên lý vận hành, vận tốc thiết kể của đoàn tàu tỷ lệ thuận với vận tốc khai thác thương mại bình quân; tốc độ thiết kế càng thấp thì khả năng tăng tốc trong thời gian ngắn bị giảm theo.
Chuyên gia này cũng cho biết, chỉ một số tuyến đường sắt ngoại ô của một số nước khai thác với tốc độ trên dưới 50km/h, còn các tuyến đường số đô thị chỉ đạt vận tốc 30 – 40km/h.
Huy Lộc
Theo Baogiaothong
CSGT lái xe ô tô tông chết người ở Bình Dương : Tình tiết mới không ngờ
Nghi ngờ ông Ân đã sử dụng chất kích thích nhưng vẫn lái xe, cơ quan điều tra, điều tra viên và kỹ thuật hình sự lấy mẫu để giám định nhưng ông Ân không hợp tác.
Không cho lấy mẫu giám định; không hợp tác để điều tra viên ghi lời khai ban đầu nên điều tra viên đã lập biên bản về việc thu mẫu chất kích thích không thành có sự chứng kiến của KSV và đại diện chính quyền địa phương.
Diễn biến mới nhất vụ CSGT lái xe ô tô tông chết người ở Bình Dương, thông tin trên Bảo vệ pháp luật sáng 14/6 cho biết, VKSND tỉnh Bình Dương cho biết, đã có báo cáo ban đầu về việc ông Phạm Hoài Ân (SN 1989, trú phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), công tác tại Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, điều khiển ô tô gây tai nạn chết người.
Hiện trường vụ tai nạn.
Theo đó, khoảng 19h20 ngày 9/6, ông Ân điều khiển xe ô tô tuần tra giao thông của Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương mang BKS 61A-004.22 lưu thông trên đường ĐT749B. Khi đến khu vực trước chợ Minh Hoà thuộc ấp Hoà Cường, Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng, ông Ân điều khiển ô tô trong tình trạng có biểu hiện không tỉnh táo nên không làm chủ tốc độ đã lao từ lòng đường vào sạp bán trái cây, thực phẩm bên lề đường của chị Huỳnh Thị Kim Ngân (SN 1980).
Xe cuốn theo hàng rào lưới B40 rồi tiếp tục đụng vào anh Nguyễn An (SN 1996, quê tỉnh Đồng Nai) đang đứng gần đó. Xe ô tô đẩy theo anh An và tiếp tục lao về phía trước đụng sập vách tường của tiệm vàng Sang Hường làm bể nhiều tủ đựng vàng rồi mới dừng lại và ép anh An vào sát bức tường.
Anh An bị thương rất nặng, ông Ân bị thương nhẹ và kẹt cứng trong cabin. Người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng do thương tích quá nặng anh An đã tử vong tại bệnh viện.
Ngay khi nhận được tin báo, VKSND tỉnh đã cử KSV Nguyễn Thành Nhân và Phạm Văn Xông thực hiện công tác kiểm sát việc Cơ quan CSĐT, Phòng CSGT, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
"Nghi ngờ ông Ân đã sử dụng chất kích thích nhưng vẫn lái xe, cơ quan điều tra, điều tra viên và kỹ thuật hình sự lấy mẫu để giám định nhưng ông Ân không hợp tác, không cho lấy mẫu giám định; không hợp tác để điều tra viên ghi lời khai ban đầu nên điều tra viên đã lập biên bản về việc thu mẫu chất kích thích không thành có sự chứng kiến của KSV và đại diện chính quyền địa phương" báo cáo cho biết.
Kết quả khám nghiệm tử thi xác định nạn nhân bị đa chấn thương dẫn đến tử vong.
Quá trình khám nghiệm hiện trường KSV yêu cầu cơ quan điều tra kiên quyết yêu cầu ông Ân hợp tác để lấy mẫu giám định chất kích thích nhưng ông Ân không hợp tác. Ngoài ra, yêu cầu cơ quan điều tra thận trọng, tỷ mỉ thu giữ, tạm giữ đầy đủ các dấu vết, đồ vật liên quan đến vụ tai nạn.
Yêu cầu xác minh ngay để làm rõ ông Ân điều khiển xe ô tô tuần tra đi đâu, đi với những ai, làm gì, có công lệnh của lãnh đạo đơn vị hay không để phục vụ công tác xác minh, điều tra làm rõ nội dung vụ tai nạn để có căn cứ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Phạm Hoài Ân để tiến hành điều tra, xác minh.
Trước đó, Công an tỉnh Bình Dương đã chính thức công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Bình Dương về việc đình chỉ cán bộ thuộc phòng Cảnh sát giao thông.
Đây là tài xế điều khiển ô tô Cảnh sát tuần tra kiểm soát biển số 61A-004.22 gây tai nạn chết người xảy ra tại xã Minh Hòa (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) vào tối 9/6.
Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Bình Dương đăng tải thông tin chính thức về vụ việc.
Theo đó, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo cho lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông ra Quyết định đình chỉ công tác đối với Thiếu úy Phan Hoài Ân (30 tuổi), là cán bộ thuộc đội Cảnh sát giao thông (phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Dương).
Như tin đã đưa, khoảng 20h ngày 9/6, chiếc xe ô tô biển xanh 61A - 004.22 thuộc quản lý của Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương do một người đàn ông (khoảng trên dưới 30 tuổi) điều khiển lưu thông trên đường ĐT749B.
Khi đến địa bàn xã Minh Hoà, chiếc xe bất ngờ lao vào sạp bán trái cây bên đường, "san phẳng" sạp trái cây rồi lao vào trước một tiệm vàng thì dừng lại.
Sự cố giao thông khiến anh Nguyễn An (người bán trái cây) bị thương nặng, dù được đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Tại hiện trường, tiệm bán trái cây bị san phẳng, chiếc xe CSGT hư hỏng nặng phần đầu.
Thiếu úy Phan Hoài Ân điều khiển xe ô tô gây tai nạn khiến 1 người chết.
Thông tin hết sức bất ngờ là một số nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra vụ tai nạn, CSGT ngồi trên ôtô có dấu hiệu không tỉnh táo. Thậm chí tài xế này còn rút tiền ra đưa về hướng những người dân quay phim (clip) khi bị người dân phản ứng.
Theo Danviet
"Lý do 1%" khiến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông 8 lần lỗi hẹn có thuyết phục? Sau khi đưa ra lý do lỗi hẹn lần thứ 8, đại diện Ban quản lý dự án đường sắt phụ trách tuyến Cát Linh - Hà Đông vẫn xin "nợ" câu trả lời về mốc thời gian vận hành. Tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông chạy thử liên động tháng 9/2018. Ảnh: PV Chuyến tàu lỗi hẹn Tại buổi tiếp...