Chuyên gia luật quốc tế bàn cách giải quyết tranh chấp Biển Đông
Các chuyên gia luật biển nhận định việc áp dụng các cơ chế vào tranh chấp ở Biển Đông đang bế tắc do căng thẳng gia tăng, và khẳng định rằng các đảo nhân tạo không thể được hưởng quy chế như đảo tự nhiên.
Đại sứ Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: eeas.europa.eu.
Hội thảo quốc tế “Các vấn đề biển và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS): Chia sẻ cách tiếp cận của châu Âu và châu Á về tranh chấp lãnh thổ” diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong hai ngày 4 và 5/6. Sự kiện do Học viện Ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam.
Hơn 140 đại biểu tham gia, trong đó có gần 30 chuyên gia luật quốc tế trong và ngoài nước, học giả và chuyên gia phân tích chính sách từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Họ thảo luận nhiều khía cạnh liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982.
Các đại biểu nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp thông qua những biện pháp hoà bình, gồm cả đàm phán trực tiếp và thông qua toà án hoặc trọng tài. Với tranh chấp biển, các bên có thể đàm phán trực tiếp để đạt thoả thuận phù hợp nhất, đưa ra phân xử ở tòa án hay trọng tài là biện pháp cuối cùng.
Tuy nhiên, triển vọng áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp vào tranh chấp Biển Đông hiện nay đang bế tắc do nguy cơ leo thang tranh chấp và xung đột vũ trang từ hàng loạt vụ việc về nghề cá, thăm dò khai thác dầu khí, sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực và xâm phạm đến quyền tự do hàng hải và hàng không.
Video đang HOT
Các bên một mặt cần tích cực áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó có UNCLOS, mặt khác xây dựng những quy tắc để quản lý tranh chấp, kiểm soát xung đột, trong đó có việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hội thảo diễn giải về quy chế pháp lý đối với vùng biển và thực thể trên biển (đảo, đá, bãi cạn, đảo nhân tạo…) từ góc độ luật học và thực tiễn quốc gia. Theo đó, một thực thể chỉ được công nhận là “đảo” và có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi là đảo hình thành tự nhiên, có thể duy trì sự cư trú của con người hoặc có đời sống kinh tế riêng.
Các đại biểu đều nhấn mạnh việc xây dựng, bồi đắp mở rộng các thực thể trên biển thành đảo nhân tạo không thể giúp chúng được hưởng vùng đặc quyền. Một quốc gia chỉ được xây dựng và mở rộng biến bãi ngầm hoặc bãi cạn nửa nổi nửa chìm thành đảo nhân tạo khi nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước đó hoặc nằm ngoài quyền tài phán của tất cả các nước.
Đại sứ Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, khẳng định EU sẵn sàng phối hợp với Việt Nam tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm.
Đại sứ, Tiến sĩ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nhận định đây là hội thảo quốc tế đầu tiên chia sẻ sâu về luật pháp quốc tế, giúp các bên liên quan hiểu hơn về vai trò của luật quốc tế trong quản lý và giải quyết tranh chấp biển. Ông hy vọng EU tiếp tục hỗ trợ để các nước trong khu vực có nhận thức chung trong việc giải thích và vận dụng luật pháp quốc tế nhằm quản lý các xung đột và xây dựng các mô hình hợp tác biển hiệu quả tại Biển Đông.
Như Tâm
Theo VNE
Tạp chí Forbes: Tiếng trống trận đang vang lên trên Biển Đông?
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ở Singapore ngày 30.5 tuyên bố tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục đi trong vùng biển quốc tế, tuần dương hạm mang tên lửa USS Shiloh của hải quân nước này đã có mặt tại cảng Subic, tây bắc Philippines.
Tuần dương hạm mang tên lửa USS Shiloh tiến vào Subic của Philippines - Anh: AFP
Tạp chí Forbes (My) ngày 30.5 bình luận phát biểu cứng rắn của ông Carter tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore và sự hiện diện của tàu chiến Shiloh tại Vịnh Subic, từng là nơi tọa lạc của căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cho thấy khả năng căng thẳng trên Biển Đông sẽ leo thang mạnh.
"Đây là một chuyến cập cảng thông thường", một phát ngôn viên của hải quân Philippines nói với Forbes khi được hỏi về mục đích ghé thăm cảng Subic của tàu Shiloh.
Tạp chí Mỹ nhận xét sự xuất hiện của tàu Shiloh tại Vịnh Subic cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Washington và Manila trong việc phòng thủ tại Biển Đông. Chiếc tàu chiến Mỹ sẽ neo đậu tại Vịnh Subic để tiếp nhiên liệu và lấy thêm đồ tiếp tế trước khi đi tuần tra những vùng biển lân cận.
Theo Forbes, câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu Shiloh, vốn đi cùng các tàu khu trục hạm và có thể có cả tàu ngầm, có áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quôc tại Biển Đông như thông tin mà báo chí Mỹ đã đưa ra trước đây hay không.
Hồi đầu tháng 5, tờ Wall Street Journal (My) dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ chinh phu Mỹ đang cân nhắc cho tàu quân sự và máy bay do thám áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quôc xây phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Đây là quy định về phạm vi lãnh hải áp dụng cho đảo tự nhiên theo luật pháp quốc tế mà Trung Quôc ngang nhiên thiết lập cho các đảo do nước này bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Viêt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 30.5, ông Carter tiếp tục khẳng định tàu thuyền, máy bay Mỹ sẽ "hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Còn tại Bắc Kinh, các quan chức chinh phu cùng báo chí đã đồng loạt lên án Mỹ làm gia tăng căng thẳng. "Mọi người không khỏi tự hỏi có phải Lầu Năm Góc đang ra mặt thách thức Trung Quôc ở Biển Đông hay không", theo một bài xã luận đăng trên tờChina Daily.
Tờ báo này còn chỉ trích Philippines là đã "lôi kéo các nước chẳng có can dự gì vào tranh chấp biển đảo, nhằm tìm cách củng cố cho những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở và che đậy hoạt động gây rối dai dẳng của mình" (?).
Giới chức ngoại giao Trung Quôc cũng đồng loạt lên tiếng chỉ trích Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Đại sứ Trung Quôc tại Washington, Thôi Thiên Khải đã lớn tiếng rằng "chúng tôi phải bảo vệ các cơ sở trên những hòn đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông", đồng thời bao biện rằng các cơ sở này được xây "vì mục đích tự vệ, chứ không phải để tấn công nước khác".
Ông ta còn cảnh báo Mỹ chớ nên "âm mưu tái diễn chiến tranh Lạnh ở châu A".
Forbes nhận định mặc dù hiện tại chỉ mới có những tuyên bố cứng rắn giữa Mỹ và Trung Quôc về các vấn đề Biển Đông, nhưng những diễn biến gần đây cho thấy "tiếng trống trận đang vang lên từ chân trời phía xa trên toàn Đông Nam Á".
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Bọn buôn người lập trại trên biển giam di dân Rohingya Trong khi chính phủ các nước đang cố tìm giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở Đông Nam Á, bọn buôn người lập trại tị nạn trên biển, giam giữ những người di cư và tống tiền gia đình họ. Hàng ngàn người Rohingya vẫn còn bị giam giữ ở ngoài biển - Ảnh: Reuters The Guardian (Anh) hôm nay...