Chuyên gia Luật “mổ xẻ” về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo

Theo dõi VGT trên

Khi Tòa hỏi, bị cáo trình bày không đúng sự thật, có một số trường hợp Thẩm phán đánh giá thái độ đó của bị can, bị cáo là ngoan cố. Như thế là không đúng…

Theo Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành, chưa có quy định nào cho phép người bị tạm giữ, bị can được quyền im lặng để chờ người bào chữa. Trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã bổ sung quy định người bị tạm giữ, bị can có quyền không buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại mình và quyền đọc hồ sơ của bị can, bị cáo. Quy định này đang nhận được sự quan tâm của dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều. Một luồng ý kiến cho rằng, quy định này để để bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình, tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định. Ngược lại, các ý kiến khác lại cho rằng, không nên quy định cho bị can, bị cáo có các quyền này vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bị cáo phải được biết mình có những quyền gì

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp cho rằng, Điều 48, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã có các quy định về quyền của người bị tạm giữ. Khoản 2 Điều này quy định rõ, người bị tạm giữ có quyền: Được biết lý do mình bị tạm giữ; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng….

Chuyên gia Luật mổ xẻ về quyền im lặng của bị can, bị cáo - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc

Điều 49, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định, bị can có quyền: Được biết mình bị khởi tố về tội gì; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã làm rõ hơn về quyền này, đó là người bị bắt, bị can, bị cáo có quyền từ chối không phải trình bày lời khai, có quyền không phải buộc đưa ra chứng cớ chống lại mình. “Tôi cho rằng đó là bước tiến trong Bộ Luật Tố tụng hình sự. Dự thảo đã làm rõ ràng hơn so với Bộ luật hiện hành, tạo điều kiện cho những người thực thi Bộ Luật này. Bản thân bị cáo, nếu họ nghiên cứu họ có thể hiểu rõ được mình có những quyền gì. Tôi cho rằng những bổ sung, sửa đổi đó là bước tiến rất đáng hoan nghênh”.

Phải hiểu đúng nội hàm “quyền im lặng”

Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, để hiểu đúng về “quyền im lặng” trước hết phải hiểu cho đúng thuật ngữ này và đối chiếu với Bộ luật Tố tụng hình sự ở nước ta có các quyền như vậy hay không?. Khi nói đến quyền im lặng, người ta thường nói đến quyền này ở trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Hoa Kỳ. Muốn hiểu đúng quyền im lặng này chúng ta phải hiểu đúng quyền này trong luật pháp của Hoa Kỳ. Nói đến quyền này, nó liên quan đến một án lệ rất nổi tiếng trong lịch sử pháp luật tố tụng của Hoa Kỳ, đó là án lệ Miranda 1974. Trước đó, Hoa Kỳ cũng quy định cho bị can, bị cáo quyền được bào chữa trong đó có quyền có luật sư, quyền được từ chối các câu hỏi của cảnh sát cho đến khi nào có sự hiện diện của luật sư. Luật pháp Hoa Kỳ cũng đã quy định quyền đó, nhưng đến năm 1974, quyền này có thêm một nội hàm mới. Bởi lẽ từ án lệ Miranda, cảnh sát bắt một người tình nghi là Miranda thì họ đã lấy lời khai của người này mà không hề giải thích cho người bị bắt đó theo luật pháp họ có quyền từ chối các câu hỏi của cảnh sát cho đến khi nào họ có sự hiện diện của luật sư. Trong khi luật pháp quy phải cho người bị bắt biết họ có những quyền gì và lời khai của họ có thể sẽ được sử dụng như chứng cứ để chống lại chính họ.

Chính vì thế khi ra tòa, luật sư của Miranda đã yêu cầu Tòa không chấp nhận tất cả lời khai của thân chủ với cảnh sát vì ông ta cho rằng, cảnh sát đã không cung cấp cho ông ta các quyền tố tụng hình sự theo Hiến pháp, nên những lời khai đó không có giá trị. Những lập luật đó của luật sư được Tòa án tối cao của Hoa Kỳ chấp nhận, vì khi bị bắt, bị can không làm chủ được lời khai trong điều kiện họ không nhận thức được đầy đủ quyền hiến định của mình. Cho nên, lời khai đó không được chấp nhận để làm chứng cớ chống lại chính họ. Từ sau khi có án lệ Miranda, quyền bào chữa của bị can, bị cáo có thêm nội hàm nữa là quyền từ chối lời khai cho đến khi nào luật sư của mình xuất hiện. Tương ứng với quyền đó của người bị bắt, nghĩa vụ của cảnh sát là muốn lấy lời khai của người bị bắt, thì phải thông báo cho người bị bắt biết họ có những quyền gì theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền được in lặng không trình bày lời khai cho đến khi có sự hiện diện của luật sư của họ.

“Như vậy, chúng ta hiểu rõ hơn quyền im lặng nó bao gồm 2 nội hàm. Thứ nhất quyền được trình bày lời khai. Người bị bắt, bị can, bị cáo thấy cần thiết trình bày lời khai thì họ trình bày, còn họ thấy không cần thiết trình bày khi chưa có sự hiện diện của luật sư của họ thì họ có thể từ chối cho đến khi có luật sư. Trong khoảng thời gian chưa có luật sư, không thể buộc họ phải trình bày lời khai, việc trình bày hay không là quyền của họ. Nội hàm thứ 2 là nghĩa vụ của cảnh sát khi thực hiện lời khai, phải thông báo đầy đủ cho người bị bắt biết họ các quyền như thế theo quy định của Hiến pháp và Luật Tố tụng hình sự. Chúng ta đi từ nội dung đó của pháp luật Hoa Kỳ đối chiếu với pháp luật Việt Nam, trong Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, Điều 48, 49, 50 trong đó đều đã nói một số nội dung cơ bản giống như trong “quyền im lặng” của pháp luật Hoa Kỳ. Đó là quyền được biết lý do mình bị tạm giữ, quyền được biết mình bị khởi tố vì tội gì và quyền trình bày lời khai. Tôi cho rằng 2 nội hàm về “quyền im lặng” trong pháp luật Hoa Kỳ thực ra mà nói cũng đã đầy đủ trong Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 của Việt Nam. Nhưng tôi hoan nghênh dự thảo lần này làm rõ ràng hơn”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.

Trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị cáo

Video đang HOT

Trước nhiều ý kiến khác lại cho rằng, không nên quy định cho bị can, bị cáo có “quyền im lặng” để chờ người bào chữa vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, những ý kiến đó không thuyết phục cả góc độ lý luận và thực tiễn. Vì Luật pháp và Hiến pháp đã thừa nhận quyền trình bày lời khai, đó là sự chọn của người bị bắt, bị can bị cáo, họ có quyền quyết định theo ý định của họ mà họ cho rằng là tốt nhất đối với họ.

“Quyền trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Quyền và sự lựa chọn thực hiện quyền là lựa chọn của người bị bắt, bị can, bị cáo. Nếu họ thấy điều này có lợi cho họ, họ sẽ hợp tác với cơ quan điều tra để trình bày lời khai. Họ tận dụng quyền này như một khả năng để bào chữa cho mình. Nếu như vì lợi ích nào đó, họ có quyền từ chối hoặc không trình bày lời khai, đó là quyền của họ. Thế nên, về quy định đó là quyền hoàn toàn chính đáng, không có gì vi phạm pháp luật”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cũng cho rằng, nếu nói “quyền im lặng” gây khó khăn cho cơ quan điều tra, cũng hoàn toàn đúng. Bởi trong trường hợp người bị bắt, bị can, bị cáo im lặng, không cung cấp thông tin gì cho cơ quan điều tra, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan điều tra sẽ gây khó khăn hơn cho cơ quan điều tra so với trường hợp người bị bắt, bị can, bị cáo trình bày lời khai. Họ trình bày lời khai cũng xảy ra các tình huống, các thông tin của họ khai sẽ giúp cho các cơ quan điều tra đáng kể để họ kiểm tra lại. Cơ quan điều tra có thêm thông tin vì không ai bằng người trong cuộc. Còn người bị bắt sẽ tận dụng cơ hội đó khai báo để được giảm nhẹ tội. Tình huống thứ hai, khi người bị bắt, bị can, bị cáo trình bày lời khai không đúng sự thật. Luật quy định họ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu lời khai không đúng. Trong trường hợp này, nếu bị cáo trình bày lời khai gian dối cũng là một điều rất tốt cho cơ quan điều tra, bởi vì sẽ thêm được những thông tin để đối chứng. Qua lời khai gian dối đó, cơ quan điều tra cũng có thể hiểu được tâm lý của bị can, bị cáo và sự thật đằng sau những sự gian dối đó.

Có Tòa vẫn coi việc phản cung là tình tiết tăng nặng

Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, có hình thức bị can, bị cáo im lặng, không trình bày lời khai thì rõ ràng là khó khăn, thách thức cho cơ quan điều tra. Tuy nhiên, không phải vì chuyện đó mà lại dùng bạo lực, tra tấn nhục hình, ép cung để bị can, bị cáo phải trình bày lời khai. Nếu làm như thế là vi Hiến. Trong trường hợp này, nếu bị can, bị cáo không phối hợp với cơ quan điều tra, chúng ta phải vượt lên tình huống này bằng chuyên môn nghiệp vụ. Điều tra viên giỏi họ sẽ biết cách tác động hợp pháp chứ không phải bằng cách đe dọa tâm lý. Họ sẽ tác động cho bị can thấy rõ, điều tốt nhất đối với bị can là hợp tác với cơ quan điều tra. Phải có cách tác động để cho bị can, bị cáo hợp tác với mình.

“Luật còn quy định rất nhiều nguồn chứng cứ khác, chứ không riêng lời khai của bị ban, bị cáo. Nên trong trường hợp bị can, bị cáo không khai thì vẫn có nhiều cách để chứng minh. Rất nhiều vụ án mà bị can, bị cáo kêu oan, không trình bày gì nhưng chúng ta vẫn có những chứng cứ để chứng minh”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, trong trường hợp bị can khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án thì được gọi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn nếu họ trình bày không đúng sự thật thì cũng không được coi đó là tình tiết tăng nặng. Tòa không được căn cứ vào đây để tăng nặng hình phạt cho bị can, bị cáo.

“Trong áp dụng pháp luật đã có một số Tòa án địa phương không tuân thủ quy định này của Bộ luật. Khi Tòa hỏi, bị cáo trình bày không đúng sự thật, có một số trường hợp thẩm phán đánh giá thái độ đó của bị can, bị cáo là ngoan cố. Như thế là không đúng, theo quy định của luật không coi việc phản cung là tình tiết tăng nặng. Cho nên không coi đó là tăng nặng, nếu không làm như thế là không đúng tinh thần của Bộ luật Tố tụng Hình sự”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nhấn mạnh./.

Minh Hòa

Theo_VOV

Sẽ có buồng giam riêng cho người chuyển giới

Dự thảo Luật quy định người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.

Sẽ có buồng giam riêng cho người chuyển giới - Hình 1

Cuối tuần qua, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã trình Quốc hội dự án Luật Tạm giữ, tạm giam. Với 11 chương, 87 điều, dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam đã thể chế hóa chủ trương, quan điểm chỉ đạo Đảng, chính sách Nhà nước về thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam.

Luật hóa để bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, khẩn cấp và đối với bị can, bị cáo nhằm cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định. Việc này để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, ngăn chặn hành vi trốn tránh điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để đảm bảo thi hành án. Trong những năm qua, việc thực hiện hiệu quả cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đồng thời, bảo vệ tốt quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Tổng kết thực tiễn 16 năm thực hiện Quy chế về tạm giữ, tạm giam, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, cụ thể là: quy định của pháp luật hiện hành về chế độ quản lý giam giữ đối với người bị tạm gữ, người bị tạm giam chưa cụ thể (đặc biệt là việc thăm thân nhân, người bị tạm giam và việc thực hiện các quyền nhân thân của họ nếu không bị hạn chế bởi biện pháp tạm giữ, tạm giam, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tạm giữ, tạm giam...); chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa có quy định về chế độ đối với người bị tạm giam, người bị tạm giữ là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nôi con dưới 36 tháng, người đồng tính hoặc người có khiếm khuyết về giới tính; chưa có quy định cụ thể về việc cho người bị tạm giam, người bị tạm giữ mang quốc tịch nước ngoài tiếp xúc lãnh sự.

Việc phân loại giam giữ theo quy định của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7.11.1998 rất khó để đảm bảo thực hiện được trong thực tế; việc quản lý người bị kết án tử hình gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế phù hợp; tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ được điều chỉnh bởi nhiều nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, còn chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho công tác quản lý giam giữ; đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật Tạm giữ, tạm giam trong tình hình hiện nay là cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý tạm giữ phục vị có hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tanh giam, phù hợp với quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong tình hình mới.

Trong quá trình xây dựng luật, một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp là quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Dự thảo luật đã xây dựng theo hướng quy định nguyên tắc là người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi luật này và các luật khác có liên quan; khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng tôn giáo; trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự hợp pháp thì phải thông qua luật sự hoặc người đại diện theo pháp luật của mình và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ ắn; đồng thời, quy định một điều về những quyền và nghĩa vụ của người tạm giữ, người bị tạm giam.

Những điểm mới trong dự thảo luật

Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam gồm có 11 chương, 87 điều, quy định cụ thể về: Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chế độ tạm giữ, tam giam; quản lý tạm giữ và chế độ của người bị tạm giữ; Quản lý tạm giam và chế độ của người bị tạm giam; chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người chưa thành niên; chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam; bảo đảm điều kiện cho việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; kiểm sát hoạt động thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; khiếu nại, tốt cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm trong quản lý về thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam...

Luật Tạm giữ, tạm giam được bản hành sẽ góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đông bộ với các đạo luật khác có liên quan như Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Thi hành án hình sự... Những văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với Luật Tạm giữ, tạm giam sẽ được sử đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới.

Dự thảo luật quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, VKSND, TAND, ủy ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam. Các quy định này nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý tạm giữ, tạm giam; nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan từ Trung ương đến địa phương về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là những quy định quan trọng, là cơ sở để Nhà nước đầu tư đúng hướng và hiệu quả về lực lượng cán bộ, cơ sở vật cất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam, đáp ứng kịp thời và có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ được giao phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Theo đánh giá của Chính phủ, Luật Tạm giữ, tạm giam được ban hành sẽ có tác động tích cực và là công cụ đắc lực của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Luật Tạm giữ, tạm giam góp phần kiện toàn, củng cố lực lượng cán bộ, chiến sĩ làm công tác tạm giữ, tạm giam chuyên trách...

Luật Tạm giữ, tạm giam đã khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành, đặc biệt có nhiều điểm mới.

Dự thảo luật quy định người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chưa thành niên được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chưa thành niên được bố trí giam giữ riêng.

Trong trường hợp cần thiết để ngăn ngừa người đó tự sát, tự gây nguy hiểm cho mình hoặc cho người khác thì cơ sở giam giữ phải lựa chọn, bố trí người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc phạm nhân đã thành niên theo dõi, giúp đỡ, ngăn ngừa. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chưa thành niên được gặp thân nhân, người đại diện hợp pháp, người bào chữa, người khác và do cơ quan đang thụ lý án quyết định. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định thời gian gặp, thời gian thăm gặp nhiều gấp đôi thời gian thăm gặp của người bị tạm giữ, tạm giam đã thành niên.

Người bị tạm giam có quyền được gặp thân nhân hoặc người khác một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Trường hợp cơ sở giam giữ không đồng ý cho gặp thì phải nêu rõ lý do.

Luật sư, người bảo chữa khác, người đại diện hợp pháp hoặc trợ giúp viện pháp lý được gặp người bị tạm giam để thực hiện bảo chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ, phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc được bào chữa. Trường hợp cơ sở giam giữ không đồng ý cho gặp thì phải nêu rõ lý do.

Trong dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam có 12/86 điều (chiếm 13,6%) quy định liên quan trực tiếp đến bình đẳng giới. Đặc biệt dự thảo Luật quy định về quản lý người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dới 36 tháng tuổi, đây cũng là điểm mới của dự thảo Luật so với quy định hiện hành. Theo đó, người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai đươc bố trí nơi ở hợp lý, được chăm sóc y tế; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và cơ sở giam giữ có trách nhiệm bảo đảm cho việc thực hiện đăng ký khai sinh. UBND cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng quân có trách nhiệm đăng ký khai sinh.

Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên là con của người bị tạm giữ phải được gửi về cho thân nhân nuôi dưỡng.

Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên là con của người bị tạm giam trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. Trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên là con của người bị tạm giam phải được gửi về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải yêu cầu cơ quan lao động - thương binh và xã hội có thẩm quyền chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lao động - thương binh và xã hội phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận nuôi dưỡng. Người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại của mình đang được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Người bị tạm giữ, tạm giam có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 3 m2.

Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ được cấp xà phòng, kem đánh răng, nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ.

Đối với vấn đề quản lý giam giữ người bị kết án tử hình, theo cơ quản chủ trì soạn thảo, hiện nay có hai trường hợp người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại các trại tạm giam, đó là: Người bị kết án tử hình nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật và người bị kết án tử hình, bản án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án. Đối với người bị kết án tử hình nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì nên tiếp tục tạm giam tại trại tạm giam để phục vụ cho các hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp người bì kết án tử hình có quyết định ân giảm xuống tù chung thân thì thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người đó đến nơi giam giữ người chờ chấp hành án phạt tù; trường hợp hủy án để điều tra lại thì thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người bị kết án tử hình đến buồng tạm giam để điều tra.

Riêng đối với những người bị kết án tử hình, bảo án đã có hiệu lực pháp luật, đang chờ thị hành án thì nên quản lý giam giữ tập trung tại các cơ sở giam giữ riêng và thi hành án đối với họ. Trên cơ sở đó, dự thảo luật đã bổ sung một khpản trong Điều 52 quy định căn cứ quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập cơ sở giam giữ riêng người đang chờ thi hành án tử hình.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá dự án luật đã được Chính phủ chuẩn bị tương đối công phu. Ban soạn thảo đã cố gắng thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các quy định của dự án luật. Hồ sơ dự án luật đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Theo chương trình, tại kỳ họp này , dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chức và tại hội trường.

Theo_Dân việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông hành hung, cầm dao đòi chém nữ shipper
21:09:34 03/11/2024
Vén màn bí ẩn vụ đeo bụng bầu giả che mắt chồng ở Trà Vinh
19:24:46 03/11/2024
Nhắn tin chúc mừng sinh nhật bạn gái, nam sinh lớp 10 bị "địch thủ" đánh hội đồng
20:30:57 03/11/2024
Sự thật clip thanh niên cầm súng gây rối ở bến xe TPHCM
19:21:35 03/11/2024
Bắt giữ nhóm 'quái xế' phóng xe bạt mạng khiến 1 phụ nữ tử vong ở Hà Nội
08:16:41 04/11/2024
Nữ sinh trong nhóm 'quái xế' tông chết 1 người ở Hà Nội nói lời hối hận
14:26:36 04/11/2024
Tòa xét đơn kháng cáo bản án tử hình của bà Trương Mỹ Lan
07:36:27 04/11/2024
Vì sao nhiều người mắc bẫy "cô đồng" Thu Trang, mất tiền tỷ?
06:09:06 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Nghệ sĩ Lê Phương gặp tai nạn trên đường đi hát đám tang, qua đời ở tuổi 36
06:34:29 05/11/2024

Tin mới nhất

Bị cáo Trương Huệ Vân xin tòa trả lại tài sản riêng của chồng

08:18:19 05/11/2024
Cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân xin được nhận lại tài sản đang bị kê biên, trong đó có tài sản riêng của hai vợ chồng, chứ không phải của bị cáo Lan.

Mạo danh phó giám đốc công an tỉnh để lừa dì ruột hơn 4,5 tỷ đồng

07:52:12 05/11/2024
Do cần tiền trả nợ, Thiện mạo danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang và lãnh đạo phòng ma túy để lừa dì ruột đang định cư nước ngoài với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Nam thanh niên mặc quần đùi trộm nhẫn kim cương ở Đà Nẵng

07:47:41 05/11/2024
Nam thanh niên mặc áo khoác jean, quần đùi đến cửa hàng PNJ ở Đà Nẵng vờ hỏi mua nhẫn kim cương rồi trộm luôn chiếc nhẫn trị giá gần 79 triệu đồng mang đi cầm cố.

Nữ cựu giám đốc sở ở Thanh Hóa không nhận tội vẫn nộp 10 tỷ đồng khắc phục

07:44:21 05/11/2024
Trong 11 bị can bị truy tố liên quan đến sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower, duy nhất cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa không nhận tội, nhưng vẫn nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Hiện trạng công trình thủy lợi hơn 5.500 tỷ đồng có 8 người bị bắt

07:36:06 05/11/2024
Sau gần 15 năm khởi công, xây dựng, dự án hồ chứa nước Bản Mồng có tổng mức đầu tư 5.550 tỷ đồng ở Nghệ An vẫn chưa tích nước. Liên quan đến dự án này, Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can.

Tạm giữ tài xế xe ben tông loạt ô tô và xe máy dừng đèn đỏ ở Bình Dương

06:04:51 05/11/2024
Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đang tạm giữ Lê Minh Trung, nam tài xế xe ben tông 3 ô tô và một xe máy dừng đèn đỏ ở Bình Dương khiến một người tử vong.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.

Đem súng pháo đi giải quyết mâu thuẫn, dùng mã tấu chém người

19:37:24 04/11/2024
Nhóm người đem súng pháo đi giải quyết mâu thuẫn và dùng mã tấu chém nhóm đối thủ, bị Cơ quan CSĐT Công an H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) khởi tố, bắt tạm giam.

Tìm chủ của 2 lô hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Hải Phòng

19:17:42 04/11/2024
Hai lô hàng gồm: mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng, điện tử, quần áo đã qua sử dụng và chưa qua sử dụngnhập khẩu từ Hàn Quốc đang bị lực lượng chức năng tạm giữ tại cảng Green, TP Hải Phòng.

Chủ quán karaoke "thu gom" thiếu nữ dưới 16 tuổi

19:02:17 04/11/2024
Để thu lợi nhuận cao trong việc kinh doanh karaoke, Đặng Thị Giang đã câu kết với Nguyễn Trung Đạo, Nguyễn Văn Thái và Trần Văn Nam đi thu gom và mua lại các cô gái trẻ

Giả danh lãnh đạo Công an tỉnh để lừa dì ruột 4,5 tỷ đồng

17:43:29 04/11/2024
Lê Quốc Thiện (SN 2002, ngụ tỉnh Tiền Giang) đưa ra thông tin gian dối rồi mạo danh lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang để lừa gạt, chiếm đoạt của người thân số tiền 4,5 tỷ đồng.

Khởi tố đối tượng livestream phát ngôn sai sự thật

17:40:41 04/11/2024
Căn cứ các hành vi, tính chất, mức độ vi phạm của Bùi Văn Tuấn, Cơ quan CSĐT Công an huyện Như Xuân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Mạnh thì phải đồ sát và những suy nghĩ khác biệt của game thủ Việt với phần còn lại của thế giới

Mọt game

09:33:24 05/11/2024
Thực tế, đã từng có thời điểm, rất nhiều tựa game được đánh giá là siêu phẩm quốc tế lại không thể tới tay game thủ Việt. Hay nói một cách phũ phàng hơn, các tựa game này còn thẳng tay cấm toàn bộ dải IP tới từ Việt Nam

4 năm làm dâu lần đầu tiên gặp bố chồng tôi sốc không thể tả, đầu choáng váng, chân không thể đứng vững vì gương mặt này hằn sâu trong tâm trí

Góc tâm tình

09:31:24 05/11/2024
Nhưng ông ta làm sao nhớ được tôi, có lẽ ông ta đã phá nát rất nhiều gia đình rồi, làm sao có thể nhớ hết. Chồng tôi có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt.

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.

Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông

Tin nổi bật

09:15:02 05/11/2024
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết hiện bão Yinxing đang cách miền Trung nước này khoảng 735km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Yinxing 110km/h (cấp 11), giật 135km/h (cấp 13).

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

Thế giới

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).

Loạt ảnh chưa từng công bố của Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

08:59:36 05/11/2024
Phạm Băng Băng khiến người xem phải đứng hình trước nhan sắc kinh diễm, hoa cười nguyệt thẹn trong tạo hình cổ trang màu hồng cực kỳ nổi bật.

Sao Việt 5/11: Tấn Minh kỷ niệm 20 năm kết hôn, Khánh Vân chụp ảnh cưới gợi cảm

Sao việt

08:55:09 05/11/2024
Vợ chồng NSND Tấn Minh - Thu Huyền kỷ niệm 20 năm kết hôn bên hai con trai, Hoa hậu Khánh Vân phá cách trong bộ ảnh cưới quyến rũ.

Chia sẻ lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu, bạn trẻ khen đây là "điểm đến có vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc của thế giới"

Du lịch

08:20:53 05/11/2024
Lịch trình Mù Cang Chải 3N2Đ dưới 2 triệu của bạn trẻ này vô cùng chi tiết nên thông tin khá nhiều, ai lần đầu đi săn lúa chín nơi đây mà kiên trì đọc hết hẳn sẽ thu nạp được nhiều điều bổ ích.

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Nhạc việt

08:13:42 05/11/2024
Ca sĩ Ý Lan sẽ góp mặt trong đêm nhạc Giai nhân 2 của ca sĩ Ngọc Châm nhằm tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam.

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc

Sức khỏe

08:09:53 05/11/2024
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ cho biết, đây là ca bệnh rất đặc biệt, nên đơn vị sẽ báo cáo để ghi nhận vào y văn thế giới.