Chuyên gia lo tên lửa Triều Tiên có bước tiến mới, đủ sức đe dọa Mỹ
Các chuyên gia quân sự cho rằng độ phóng của các tên lửa mà Triều Tiên thử gần đây là nhằm vào điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của Mỹ và đồng minh.
Sau khi xem một loạt những bức ảnh về các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên, chuyên gia quân sự Choi Kang, người từng là cựu giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc và hiện đang là phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính sách Asan nhận định rằng ông vừa ấn tượng song cũng vừa lo ngại về các loại vũ khí này.
Triều Tiên thử tên lửa. Ảnh: Reuters
Các nhà quan sát đều khẳng định rằng các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên cho thấy Bình Nhưỡng lần đầu tiên chủ động thử các loại vũ khí nhắm vào các điểm yếu của hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trước khi nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo vào tháng 5/2019, Triều Tiên đã không phóng thử bất kỳ tên lửa nào kể từ tháng 11/2017. Việc dừng thử tên lửa này được đánh giá là nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào tháng 6/2018.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp nhau 2 lần nữa kể từ đó song hai bên hầu như đạt được rất ít tiến triển. Dù vậy, ông Trump đã làm hạ thấp mức độ quan trọng của các vụ tên lửa Triều Tiên gần đây và nhấn mạnh rằng ông Kim chỉ nhất trí với ông dừng thử tên lửa tầm xa và bom hạt nhân.
“Tôi nghĩ rằng ông Kim Jong Un khá thẳng thắn với tôi. Chúng tôi đều chứng kiến những điều đang xảy ra. Ông ấy thích thử tên lửa nhưng chúng tôi chưa bao giờ hạn chế các tên lửa tầm ngắn. Nhiều quốc gia cũng thử loại tên lửa này”, ông Trump nhận định với báo giới hôm 23/8.
Dù vậy. các chuyên gia vẫn lo ngại rằng các vụ thử tên lửa này cho thấy Bình Nhưỡng đang tiến xa hơn nhiều trong việc phát triển các loại vũ khí so với những suy nghĩ trước đó. Các tên lửa này về lý thuyết khi hoạt động sẽ ít gây chú ý và bay nhanh hơn các loại vũ khí “tiền nhiệm”.
Một số nhà phân tích quân sự cảnh báo, những khả năng mới của các tên lửa này có thể được áp dụng với các loại tầm xa đủ sức nhắm tới Mỹ.
Video đang HOT
“Với tôi, Triều Tiên có khả năng phát triển tên lửa nội địa vô cùng mạnh mẽ và có thể triển khai các loại tên lửa này chỉ trong thời gian rất ngắn”, ông Choi nhận định.
Độ phóng của các tên lửa mà Triều Tiên thử thời gian qua khiến chuyên gia Choi và các nhà phân tích khác lo ngại bởi họ cho rằng Bình Nhưỡng dường như đang nhắm tới khoảng cách giữa 2 hệ thống phòng thủ tên lửa là hệ thống Patriot và THAAD.
Hệ thống THAAD nhắm vào các tên lửa ở độ cao từ 50 – 150 km trong khi Patriot phụ trách từ độ cao 30km và phía dưới. Hàn Quốc đang nỗ lực phát triển một hệ thống vũ khí nhằm bao quát khoảng trống giữa 2 hệ thống phòng thủ này.
Nhà phân tích Kim Dong-yub thuộc Viện Nghiên cứu Viễn đông tại Đại học Kyung Nam ở Seoul nhận định các tên lửa cả Triều Tiên có thể “lọt” qua hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc bởi ở độ cao đó, chúng bay quá cao nên không lọt vào tầm bắn của Patriot và bay quá thấp so với THAAD nên hệ thống này không thể đánh chặn.
Tướng Mỹ Vincent Brooks, cựu chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc khẳng định: “Dù có khả năng hạt nhân hay không thì chúng đều là những tên lửa đe dọa đến 2 đồng minh quan trọng nhất của chúng ta ở Đông Bắc Á. Đây chắc chắn là vấn đề mà Mỹ sẽ phải chú ý để đối phó”.
Mặc dù các chuyên gia lo ngại về sự tiến bộ quân sự của Triều Tiên gần đây, song ông Brooks vẫn cho rằng các lực lượng Mỹ-Hàn đủ khả năng để bảo vệ Bán đảo này cũng như khẳng định thêm rằng các vụ thử càng giúp Washington và đồng minh “hiểu hơn về khả năng” của hệ thống vũ khí Bình Nhưỡng./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn
Triều Tiên, Trung hay Nga mới là bên thắng cuộc trong căng thẳng Mỹ-Hàn leo thang?
Những căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng Bắc Á đang đem lại nhiều lợi thế cho các đối thủ truyền thống của Mỹ.
Hôm thứ năm (22/8), Hàn Quốc tuyên bố từ bỏ hiệp định chia sẻ tình báo quân sự với Nhật Bản trong vài tháng tới. Đây là động thái mới nhất trong những căng thẳng đang ngày càng leo thang giữa hai nước láng giềng.
Tuy nhiên, theo CNN, quyết định chấm dứt hiệp định là một cú đánh mạnh tới liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Không chỉ góp phần vào quá trình kiến tạo hòa bình tại Đông Bắc Á trong nhiều thập kỷ qua, liên minh này còn giúp đối phó với ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Giới chuyên gia nhận định, tình huống hiện tại là một ví dụ khác về chứng tỏ, thái độ "thờ ơ" của Tổng thống Donald Trump với các liên minh truyền thống đã mở ra cơ hội cho các đối thủ của Washington làm xói mòn những quan hệ trên. Đầu năm nay, căng thẳng giữa Tokyo và Seoul liên về một loạt các đụng độ quân sự cũng đã làm dấy lên những chỉ trích tương tự.
Mối quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Á là Hàn Quốc Nhật Bản đang rơi vào căng thẳng (ảnh: CNN)
CNN nhận xét, Trung Quốc và Triều Tiên từ lâu đã tìm cách thu hẹp hiện diện quân sự của Mỹ tại Đông Bắc Á thông qua những hành động gây rạn nứt mối quan hệ giữa Washington, Seoul và Tokyo.
Mắt xích yếu nhất trong mối quan hệ tam giác này là giữa Seoul và Tokyo - hai láng giềng từng mất niềm tin nghiêm trọng vào nhau do những tàn dư lịch sử. Giới phê bình chính sách đông bắc Á của chính quyền Trump cáo buộc Tổng thống Mỹ đã cố tình bỏ qua vai trò truyền thống của Washington trong những nỗ lực trung gian giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
"Mỹ là một điểm chung giữa hai liên minh song phương và nó kém hiệu quả hơn nhiều trong việc lưu chuyển thông tin theo cả hai hướng", tướng nghỉ hưu Vincent Brooks, người từng chỉ huy Lực lượng kết hợp Mỹ - Hàn đánh giá.
Ảnh hưởng như thế nào?
Về cơ bản, chấm dứt hiệp định chia sẻ tình báo sẽ khiến mọi thứ chậm lại. Ví dụ như khi Triều Tiên phóng thử một tên lửa tầm ngắn khác - giống như những gì họ đã làm khá thường xuyên trong những tuần gần đây. Dữ liệu tình báo Hàn Quốc có được về vụ thử như tốc độ, quãng đường di chuyển của tên lửa..., có thể hé lộ những chi tiết quan trọng về loại vũ khí. Những kết luận này góp phần giúp Tokyo và Washington chính sửa lại hệ thống phòng thủ để chuẩn bị đối phó với trường hợp xấu nhất.
Ông Abraham Denmark, cựu phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Đông Á cho hay, với tình trạng hiện tại, Mỹ sẽ bị buộc phải đảm nhận vai trò người trung gian.
"Nó sẽ làm chậm quá trình ra quyết định, khiến mọi việc thường ngày khó khăn và sẽ đem tới ảnh hưởng nghiêm trọng trong một cuộc khủng hoảng diễn biến nhanh", ông Denmark cảnh báo.
Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có thể "làm lợi" cho Triều Tiên và Trung Quốc (ảnh: CNN)
Cùng lúc, căng thẳng Nhật - Hàn cũng đem lại lợi thế cho Trung Quốc. Tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo vẫn chưa thể dàn xếp trong khi việc Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD cũng vấp phải phản đối từ quốc gia đông dân nhất thế giới.
Sự tiến bộ trông thấy của quân đội Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho giới chức Mỹ về tham vọng trở thành "một cường quốc ưu việt tại Ấn Độ - Thái Bình Dương" của Trung Quốc.
Để đối phó với tham vọng trên, Mỹ cần gia tăng hợp tác với và giữa các đối tác phòng thủ châu Á. Hôm thứ Sáu (23/8), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Takeshi Iwaya tuyên bố, động thái của Hàn Quốc thể hiện "sự hiểu lầm" đối với tình hình an ninh hiện tại trong khu vực. "Điều đó cực kỳ đáng tiếc và đáng thất vọng", ông Iwaya nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng bày tỏ sự không hài lòng với Seoul, đồng thời hy vọng, Hàn Quốc và Nhật Bản "có thể bắt đầu đưa mối quan hệ quay trở lại vị trí đúng đắn".
Bất chấp những bất đồng liên quan tới lịch sử, mối quan hệ quân sự giữa Tokyo và Seoul hầu như không bị ảnh hưởng. Một trong những nhiệm vụ truyền thống của Washington được coi là đưa hai nước ngồi chung bàn, giải quyết vấn đề và chỉ ra cho họ những lợi thế của việc đoàn kết khi đối mặt với Bắc Kinh hoặc Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump dường như không quá nhiệt tình với vai trò trên. Ông công khai đặt câu hỏi về giá trị Mỹ nhận được khi đầu tư quá nhiều tiền vào mạng lưới đồng minh trong khu vực, đồng thời yêu cầu cả Hàn Quốc và Nhật Bản bỏ thêm tiền của và công sức hơn nữa trong quan hệ đối tác quân sự với Washington.
Một số chuyên gia nhận định, các đối thủ của Mỹ như Triều Tiên, Trung Quốc thậm chí là Nga gần như chắc chắn đã cảm thấy khe hở. "Đây là một lợi ích cho những ai muốn nhìn thấy sức mạnh của Mỹ tại châu Á giảm sút và các liên minh của họ yếu đi - đặc biệt là Trung Quốc và Triều Tiên", ông Denmark cảnh báo. "Cả hai đều coi Mỹ là đối thủ chủ yếu và các liên minh của Mỹ là những chướng ngại vật chính cho các mục tiêu chiến lược của họ. Bất đồng giữa các đồng minh của Mỹ - đặc biệt là những nước quan trọng như Nhật Bản và Hàn Quốc - không chỉ được coi là một thách thức cho chiến lược mà còn là một biểu tượng về sự thu hẹp quyền lực của Mỹ tại châu Á".
Phương Đỗ
Theo toquoc
Xu hướng du lịch dịp 2/9: Chọn tour gần, resort nhỏ Dù không phải cao điểm của mùa du lịch, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành cũng xây dựng nhiều gói sản phẩm phù hợp với một kỳ nghỉ ngắn trước khi "chốt" hè. Những khu du lịch mini được khách hàng lựa chọn để đi nghỉ dịp 2/9 Dịp Quốc Khánh 2/9 năm nay người lao động được nghỉ...