Chuyên gia lật tẩy chiêu bài giám sát Crimea của Mỹ
Chính quyền Mỹ chỉ tỏ ra là đang đối đầu với Nga và họ không thực sự đối đầu. Những chuyến bay thăm dò đều rất an toàn.
Ngày 6/12/2018, không quân Mỹ triển khai máy bay do thám OC-135 tới Ukraine với mục đích bay trinh sát khu vực Crimea và miền Đông nước này, để mang lại thông tin cho Kiev, Washington và cả các đồng minh NATO.
Phía Washington coi đây là một hành động hỗ trợ đồng minh rõ ràng nhất. Lầu Năm Góc từng phát đi thông điệp hôm 8/12/2018: “Họ cần có thông tin, họ cần biết Nga đang làm gì ở những vùng lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi đến đó, thực hiện các chuyến bay, và mang về thông tin quan trọng”
Còn phía NATO phát đi thông điệp kêu gọi các bên căng thẳng kìm chế lại các hoạt động quân sự của mình, tuy nhiên tái khẳng định họ hỗ trợ Ukraine bằng mọi biện pháp cần thiết, và những chuyến bay của OC-135 là một trong nhiều hành động hỗ trợ như vậy.
Tuy nhiên, sau nhiều chuyến bay trinh sát, OC-135 đã thu được gì? Kết quả không được công bố,tuy nhiên nhìn vào lộ trình bay của chiếc máy bay này, người ta sẽ không kỳ vọng vào các kết quả mà nó mang lại.
Chiếc máy bay OC-135 được cho là đã thực hiện các chuyến bay trên bầu trời Ukraine
Steffan Watkins, một chuyên gia an ninh độc lập khẳng định trên trang National Interest “Họ không bay vào vùng tranh chấp nào cả. Tất cả những gì họ làm là bay trong một hành trình bay an toàn trong lãnh thổ Ukraine, họ không bén mảng đến gần khu vực Crimea hay vùng Donbass”.
Minh chứng cho các lập luận của mình, chuyên gia Watkins đã sử dụng phần mềm theo dõi các chuyến bay thương mại để kiểm tra lộ trình bay của chiếc OC-135, bởi vị trí của chiếc máy bay này được xác định khi nó sử dụng tín hiệu thu phát radio.
Video đang HOT
“OC-135 bay theo hình giọt nước từ Kiev tới miền Nam, cách vùng phân chia lãnh thổ Crimea khoảng 20km rồi quay lại. Nó tránh bay sát khu vực Donbass, và cũng không xâm phạm vào bất kỳ không phận nhạy cảm nào” – ông Steffan Watkins cho biết.
Chuyến bay ngắn tháng 12/2018 này được thực hiện theo hiệp ước Bầu trời mở 1992, theo đó 34 quốc gia bao gồm Nga, Mỹ và hầu hết các nước châu Âu thực hiện các chuyến bay không mang theo vũ khí nhưng được trang bị camera và radar, theo các đường bay đã cho trước trong lãnh thổ của nhau, tất cả vì mục đích theo dõi các động thái quân sự và thẩm tra sự tuân thủ hiệp ước.
Trong căng thẳng với Ukraine, nhiều nguồn tin cho rằng Nga đã tăng cường từ 10 đến 14 chiếc Su-30 đến các căn cứ ở Crimea
Hiệp ước này yêu cầu các nước thành viên chỉ sử dụng các cảm biến thương mại trên các chuyến bay. Vì thế trên chuyến bay của chiếc OC-135, các camera chỉ có thể chụp ảnh vật thể ở khoảng cách vài km.
“Ở khoảng cách 20km so với Crimea, chiếc OC-135 trong chuyến bay ngày 6/12/2018 không thể chụp hay quan sát được lực lượng Nga trên bán đảo này. Nó sẽ không mang được thông tin cụ thể nào về cho Ukraine hay đồng minh của Mỹ ngoài những bức ảnh phong cảnh gần Crimea” – chuyên gia Steffan Watkins bóc mẽ.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng cách bay của OC-135 là phù hợp. “Nó không làm trái các quy định trong Hiệp ước Bầu trời mở 1992, nó sẽ không làm các chiến đấu cơ của Nga nổi giận. Có thể người Nga sẽ tránh va chạm với Mỹ một cách trực diện, nhưng có Chúa mới biết những cái đầu nóng ở Donbass và Crimea sẽ làm gì khi họ có chiến đấu cơ trong tay”.
“Cần nhớ rằng những chiếc OC-135 bay tự do và không mang theo vũ khí, nó không được bảo vệ bởi các chiến đấu cơ hiện đại khác, nó hoàn toàn yếu thế nếu có xung đột. Mỹ đang không có căn cứ ở Ukraine, nếu có xung đột, họ sẽ không cứu kịp chiếc OC-135 này” – chuyên gia Watkins đánh giá.
Quân đội Ukraine tập trận chống đổ bộ ở biển Azov trước căng thẳng với Nga
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga ở eo biển Kerch (Biển Azov), Mỹ đã nhiều lần khẳng định họ muốn giúp đỡ chính quyền Kiev. Động thái gần nhất, họ tuyên bố gói viện trợ 250 triệu USD vũ khí sát thương cho Ukraine.
Tuy nhiên, gói viện trợ này sẽ chỉ được xem xét khi chính phủ Mỹ được mở cửa hoạt động trở lại, các cơ quan chức năng sẽ làm kế hoạch và đệ trình lên Quốc hội Mỹ sau đó. Hành động này cho thấy các biện pháp hỗ trợ của Washington vẫn không thực sự hiệu quả.
Nga và Ukraine hiện cũng đã giảm căng thẳng ở eo Kerch khi quân đội Nga tăng cường ở biên giới hai nước đã rút đi. Kiev cũng bãi bỏ lệnh thiết quân luật ở khu vực gần Donbass và Crimea. Tuy nhiên, Moscow vẫn chưa trao trả các tù binh bị bắt giữ sau sự kiện hôm 25/11/2018.
22 thủy thủ và 3 tàu chiến này tiếp tục bị giam ít nhất đến cuối tháng 4/2019 theo một quyết định mới nhất của tòa án Nga để phục vụ điều tra về các cáo buộc xâm phạm lãnh thổ Nga.
Minh Hoàng
Theo Datviet
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara sẽ không để Washington dễ dàng bắt nạt
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vừa đáp trả cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan tới người Kurd tại Syria, nói rằng Ankara sẽ không để đồng minh NATO bắt nạt.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã lên tiếng chỉ trích lời đe dọa của Tổng thống Mỹ liên quan đến vấn đề người Kurd tai Syria.
Phát biểu trực tiếp trên truyền hình tại Ankara hôm 14/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Mỹ vì đã sử dụng kênh Twitter để bình luận về các vấn đề ngoại giao nhạy cảm. "Các đối tác chiến lược và là đồng minh của nhau không nên tổ chức các cuộc thảo luận qua trang Twitter, phương tiện truyền thông xã hội", ông Cavusoglu nói với các phóng viên.
Phản ứng trước lời đe dọa của Tổng thống Trump sẽ "trừng phạt" kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này tấn công lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria, Ngoại trưởng Cavusoglu tuyên bố rằng Ankara sẽ không để Washington dễ dàng bắt nạt.
Trước đó, hôm 13/1, ông Trump cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ nên lường trước hậu quả về kinh tế nếu Ankara dám tấn công đồng minh người Kurd của Washington sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria.
"Bắt đầu rút quân khỏi Syria... Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tàn phá về kinh tế nếu tấn công người Kurd", Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Trump cũng hồi thúc Thổ Nhĩ Kỳ lập vùng an toàn có phạm vi khoảng 32km ở Syria. Tuy nhiên, ông Trump không nêu chi tiết vị trí của vùng đêm này, những bên nào thực thi hoặc chịu chi phí cho khu vực này.
Ngay sau đó, ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đáp trả mạnh mẽ tuyên bố của ông Trump rằng động thái của Mỹ là "sai lầm chết người" và cáo buộc Mỹ ủng hộ tổ chức khủng bố (lực lượng dân quân người Kurd bị Ankara coi là khủng bố).
Trong khi đó, phát biểu tại Riyadh ngày 14/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết cảnh báo mới nhất của ông Trump với Thổ Nhĩ Kỳ không làm thay đổi kế hoạch rút quân hoàn toàn của Mỹ khỏi Syria cũng như việc bàn giao trách nhiệm tiêu diệt nhóm khủng bố thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự hỗ trợ của Mỹ đối với các chiến binh người Kurd, những người đã chiến đấu chống lại nhóm khủng bố IS ở Syria, là vấn đề mâu thuẫn chính trong mối quan hệ giữa hai đồng minh NATO.
Vấn đề mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang kể từ khi ông Trump tuyên bố chiến thắng IS và thông báo việc rút 2.000 lính Mỹ khỏi Syria, đồng thời Washington liên tục cảnh báo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không được phép tàn sát các chiến binh người Kurd.
Theo Kinhtedothi
Máy bay Mỹ thực hiện "chuyến bay đặc biệt" tới Ukraine giữa lúc căng thẳng Một máy bay do thám không vũ trang của Mỹ đã thực hiện một "chuyến bay đặc biệt" tới Ukraine, động thái thể hiện sự ủng hộ của Mỹ sau vụ đụng độ của Kiev và Nga ở eo biển Kerch tháng trước. Máy bay OC-135 của Mỹ (Ảnh: Wikimedia) Hãng tin AP dẫn thông báo của Lầu Năm Góc cho biết Mỹ...