Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: “Thị trường chứng khoán như một bình pha lê quý, đánh chuột nhưng không được làm vỡ bình”
“ Thị trường chứng khoán như một bình pha lê quý. Tôi cho rằng là phải bảo vệ niềm tin của người dân và nhà đầu tư, đánh chuột nhưng không được làm vỡ bình”.
Đó chính chia sẻ của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong tại hội thảo “Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam” diễn ra đầu tuần này.
Cụ thể, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, lành mạnh hoá thị trường trái phiếu doanh nghiệp là tốt nhưng cần phải tiến hành đúng cách, tránh tình trạng “bắt chuột làm vỡ bình” ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp.
“Là thể chế bậc cao và nhạy cảm bậc nhất của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán như một bình pha lê quý, đang và sẽ tiếp tục cần được gia cố và bảo vệ tốt”, ông Phong nói việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để làm trong sạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng và phát triển thị trường lành mạnh, an toàn, tích cực. Hai yêu cầu này đều cấp thiết, song song với nhau. Tất cả nhằm bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, các hoạt động phát hành, mua bán, chuyển nhượng các chứng khoán nói chung bám sát và đáp ứng tốt với nhu cầu thị trường, bảo đảm tính minh bạch, ổn định, đúng quy định pháp luật, đúng mục đích, đúng nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường; hướng tới mục tiêu ổn định và tiếp tục phục hồi, phát triển kinh tế cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển thị trường vốn nói chung, thị trường bất động sản nói riêng.
Ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, phải bảo vệ niềm tin của người dân và nhà đầu tư; bổ sung và hoàn thiện về pháp luật và bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư tài chính. Yêu cầu “đánh chuột không được làm vỡ bình”, xử lý hành vi sai phạm mà không làm ngưng đọng hay đổ vỡ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản liên quan càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong thời gian tới, khi mà tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực bất động sản đang bị siết chặt, còn thị trường bất động sản đứng trước nhiều cơ hội bùng nổ, đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần lan tỏa tác động tích cực vào đà phục hồi, tăng sức bật phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô.
Chuyên gia cho rằng thực tế đòi hỏi cần có sự tiếp cận đa chiều và giải pháp đồng bộ để đảm bảo cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng phát triển lành mạnh, minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà phát hành.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng: Cần chủ động rà soát và tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế. Đồng thời, triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất, cũng như tinh thần Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 3/12/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Thứ hai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu.
Thứ ba, xử lý nghiêm khắc các tin đồn thất thiệt, sai lệch và giả mạo trên thị trường chứng khoán.
Video đang HOT
Thứ tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan cần thống nhất các giải pháp giám sát chặt chẽ quá trình phát hành, cũng như giao dịch trên thị trường chứng khoán; tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với những bất cập và rủi ro, phòng ngừa, ngăn chặn các mặt trái của quy luật thị trường, các hành vi đi chệch ra khỏi quy định của luật pháp, các hành động lách luật hoặc lợi dụng thị trường để làm méo mó các quy định pháp luật…
Thứ năm,việc xử lý các vi phạm trên thị trường chứng khoán chỉ là cá biệt và riêng lẻ, đây là hành động cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, ổn định thị trường vốn, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ sáu, các cơ quan chức năng cũng cần quán triệt thấu đáo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không lạm dụng, hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế trên thị trường chứng khoán; kể cả nhà đầu tư hay doanh nghiệp đã có những sai phạm thì cũng được tạo điều kiện để khắc phục và ổn định sản xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp bất động sản phát triển trở lại, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư cổ đông và việc làm cho người lao động, duy trì động lực phục hồi và phát triển kinh tế…
Các bước đi cần thiết để "cải tổ" lại thị trường chứng khoán, trái phiếu DN
Các hoạt động chấn chỉnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian qua là hết sức cần thiết, giúp kênh huy động vốn cho nền kinh tế thị trường lành mạnh hơn.
Thị trường cần tăng trưởng bền vững
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá: Thị trường trái phiếu các DN đã niêm yết có các quy định khá đầy đủ trong khi vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện đối với việc phát hành trái phiếu của DN chưa niêm yết.
Từ năm 2019 đến nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển mạnh mẽ ngoài dự đoán. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI cho biết, tổng giá trị phát hành TPDN năm 2021 đạt 723.000 tỉ đồng. Quy mô thị trường TPDN tăng mạnh từ 4,93% GDP vào năm 2017 lên đến 16,6% GDP năm 2021. SSI đánh giá, dù kênh tín dụng vẫn là kênh huy động vốn chính của các DN nhưng kênh chứng khoán đang tăng tốc mạnh mẽ, quy mô thị trường cổ phiếu và TPDN tăng nhanh từ mức 68% năm 2020 lên mức tương đương 88% (2021) so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Quy định phát hành trái phiếu của các DN chưa niêm yết còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện - Ảnh: VGPP.
Trong tổng lượng TPDN lưu hành tại thời điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021.
Các DN bất động sản là nhóm phát hành nhiều nhất với 318.200 tỷ đồng, tăng 66,3% so với năm 2020 và chiếm 44% tổng lượng phát hành năm 2021, tiếp đến là lĩnh vực ngân hàng, còn các lĩnh vực còn lại rất ít.
Theo ông Đinh Trọng Thịnh, phát triển thị trường TPDN nhằm làm giảm sự phụ thuộc của DN vào tín dụng ngân hàng, tuy nhiên, cần hết sức lưu ý đến tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng của thị trường này. Đáng chú ý, trong số TPDN có lãi suất cao, có một tỷ lệ đáng kể trái phiếu thuộc diện "3 không": Không bảo lãnh, không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản đảm bảo (TSĐB).
"Bên cạnh đó, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, thị trường tăng trưởng quá nhanh, trong khi các chính sách quản lý chưa đủ bao phủ, việc điều chỉnh chỉnh sách chưa theo kịp diễn biến thực tế, do đó, những động thái chấn chỉnh mạnh mẽ vừa qua của Chính phủ cũng là rất cần thiết", chuyên gia Đinh Trọng Thịnh trao đổi.
Giám sát chặt, ngăn chặn từ sớm
Có cùng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các hoạt động mua bán lại TPDN trên thị trường thứ cấp lại chưa có quy định chặt chẽ.
"Việc xử lý các cá nhân vi phạm liên quan đến các vụ việc tại Tập đoàn FLC hay Tân Hoàng Minh là cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu có các cơ chế giám sát đủ chặt, ngăn chặn từ sớm các đối tượng có ý định lũng đoạn thị trường", vị chuyên gia này nhận định.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý cũng đưa nhiều cảnh báo, ban hành một số cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng trục lợi bất chính từ kẽ hở pháp lý, gây rủi ro thị trường.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 16, ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN. Trong đó, có một số quy định chặt chẽ hơn.
Ví dụ như, "tổ chức tín dụng mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán TPDN phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan";
"Tổ chức tín dụng chỉ được mua TPDN khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua TPDN"...
Còn Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Khao khát chung của thị trường là phải minh bạch, việc mạnh tay chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực giám sát thị trường.
Tăng cường hiệu lực kiểm toán
Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những vi phạm về tình hình tài chính của nhiều DN thiếu minh bạch thời gian qua một phần do nhiều báo cáo kiểm toán chưa cảnh báo rủi ro đầy đủ với các nhà đầu tư, kể cả với các DN bị "tuýt còi" vừa qua.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của các công ty xếp hạng tín nhiệm TPDN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây như "lớp phòng thủ" quan trọng trước các rủi ro về thông tin sai lệch mà nhà đầu tư phải đối mặt.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết hiện mới có 2 DN ở Việt Nam đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm là FiinRatings và Công ty CP Xếp hạng Sài Gòn Phát Thịnh. Và sự phát triển của hệ thống đánh giá tín nhiệm sẽ giúp các thành viên thị trường đánh giá rủi ro khi lựa chọn mua các loại TPDN.
Chia sẻ tâm lý lo ngại và cả thiệt hại của nhiều nhà đầu tư khi lãnh đạo một số DN và các đối tượng bị bắt liên quan đến phát hành TPDN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng những động thái chấn chỉnh thị trường của Chính phủ là hết sức cần thiết để lành mạnh hoá thị trường trong dài hạn, hướng tới các thông lệ chung của các nước phát triển.
Vị chuyên gia này nhận định, với các yếu tố nền tảng tốt, về lâu dài thị trường chứng khoán cũng như TPDN vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các DN Việt Nam.
"Khao khát chung của thị trường là phải minh bạch, việc mạnh tay chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực giám sát thị trường, có tác động tâm lý răn đe rất tốt khiến các đối tượng kỳ vọng về hành vi thao túng trong tương lai e ngại hơn.
Nếu nhìn lại các chính sách của Chính phủ: Chính sách hỗ trợ DN, người dân bị thiệt hại do COVID-19, các chính sách về tín dụng (ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh thực), miễn giảm thuế thì chúng ta sẽ thấy các quan điểm có tính hệ thống nhất quán của Chính phủ.
Không làm một cách chung chung mà có chọn lọc, kiến tạo sân chơi bình đẳng, khuyến khích ưu tiên DN, người kinh doanh lành mạnh, hoạt động thực chất, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ.
Ba lớp giám sát trên thị trường chứng khoán Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/4, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, các cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật đang xem xét, xử lý, điều tra để có kết luận cuối...